#

Thế kỷ 15, tại Panduranga, giai đoạn Champa và Malaysia có mối quan hệ thân thiết, cuộc viếng thăm của vua Po Kabrah (1460 -1494), vua ảnh hưởng Hồi Giáo (Islam) đã đến Malaysia ngoại giao lân bang với quốc gia cùng tộc người, và ngài đã hứa gả em gái là công chúa Po Sah Ina kết hôn cùng Po Haniim Per, người Malay theo Islam (Po Dharma, 1999, p.5). Năm 1905, E. Durand, linh mục người Pháp đã từng sinh sống lâu năm tại Bình Thuận có viết một bài khảo luận về Po Sah Ina, mang mã số CAM13 (Notes sur les Champa, BEFEO, 1905, trang 373-377), cho biết Po Sah Ina là chị của vua Po Kathit hay Po Kasit (1421-1448 hoặc 1433-1460 tùy theo dị bản). Trong khi đó mã số: CM33 thì cho rằng Po Sah Ina là con của vua Po Kathit hay Po Kasit (1421-1448 hoặc 1433-1460 tùy theo dị bản).

#

- Theo Po Dharma, Chế Bồng Nga là người gốc Vijaya, cụm từ phiên âm từ Phạn ngữ = Sri + varman, danh xưng này thiếu một tiền tố, do đó người ta không đoán được ngài tên là Sri Inravarman? Hay Sri Jayavarman? lên ngôi vua từ năm 1360 đến1390. Sau ngay từ trần của Chế Bồng Nga vào năm 1390, thì tướng La Ngai là người nối ngôi vua Champa đóng đô ở Vijaya. - Ngược lại, Po Binnasuer (Po Binthuar) là người gốc làng Aia Radak, Panduranga có bà hoàng hậu tên là Bia Soy. Ðền của Po Binnasuar và Bia Soy vẫn còn ở làng Bal Riya (Bính Nghĩa)-Ninh Thuận. Po Binnasuar lên ngôi từ năm 1316 đến 1361 hay 1328-1373 tùy theo dị bản. Sau ngày từ trần của Po Binnsuer, thì Po Parican là người nối ngôi ở Panduranga năm 1361 hay 1373.

#

Năm 2024 Tây lịch, tức là năm 1445 Hồi lịch, các Giáo sĩ (Acar) và các tín đồ Bani (tức tín đồ theo đạo Islam trên thế giới nói chung) và 173 nhánh Hồi giáo trên toàn thế giới nói riêng đã bước vào tháng Ramadan (Ramawan) vĩ đại. Đối với dân tộc Chăm dù là Bani Awal, hay Bani Ahier; Agama Awal hay Agama Ahier,... tất cả đều phụng sự Po Allah, do đó, đây là tháng người Chăm không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, mà hãy sẵn lòng đến với Thánh đường (Magik), đến với Po Allah để cầu nguyện (Du-a, Da-a). Đây là tháng Linh Thiêng, tháng mà Po Allah đã ban Thiên kinh Quran - Koran vĩ đại đến với chúng ta.

#

Sau khi Champa bị ti*êu diệt, ngày 25/8/1883, một hiệp ước mang tên Harmand do người Pháp ký với triều đình Huế, cho rằng các dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Đồng Nai, Đà Lạt, Darlac, Pleiku, Kontum không còn là công dân Việt Nam mà trực thuộc vào chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, theo đó mọi văn bản về thuế, luật lệ và hành chánh đều được viết bằng tiếng Chăm và tiếng Pháp thay vì chữ Hán.

#

FULRO: Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Các Sắc Tộc Bị Áp Bức (tiếng Pháp: Front Unifié de Lutte des Races Opprimées) là liên minh chính trị, quân sự của các sắc tộc Cao Nguyên Trung phần, Chăm, Khmer, tồn tại từ năm 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, thực hiện chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam.

#

Po Sah Ina (Công chúa Bàn Tranh), có ngôi đền thờ cổ tại xã Long Hải, đảo Phú Quý, mà người dân địa phương gọi là Đền miếu Bà Chúa. Ngôi miếu được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 28-1-2015. Hàng năm vào ngày Mùng 3 tháng Giêng (âm lịch), người dân địa phương tổ chức lễ rước sắc Bà Chúa rất trang nghiêm.

#

Cei Brei hay còn gọi Po Cei Brei, là một vị vua Hồi giáo (Islam). Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Cei Brei là con của vua Po Tisuntiraydapaghoh. Cei Brei nhận tấn phong của Nguyễn Nhạc (Tây Sơn) vào năm Thỏ với chức tấn phong là Ceng (Chưởng Cơ), trị vì 4 năm và thoái vị năm Ngọ. Theo Hán Việt thì Po Cei Brei có tên là Nguyễn Văn Chiêu (1783 - 1786).

#

Tuan Phaow (1796-1797), là một đề tài nghiên cứu dựa trên tác phẩm Ariya Tuan Phaow, nhằm ghi lại giai đoạn đấu tranh của nhân dân Champa. Tuan Phaow, một vị công hầu đến từ Malaysia mang dòng máu Champa, mà biên niên sử Việt Nam gọi là Tuần Phủ (Po Dharma, 1987, II:74).

#

Từ các tài liệu trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ Chăm cũng như các bài nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng tại khu vực Đông Nam Á, vương quốc Champa đã được thành lập và tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 19.Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma,… trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng.Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Đồ Bàn), Kauthara (Nha Trang), và Panduranga (Ninh Bình Thuận).

#

Người Chăm ở Kampuchia theo thống kê chưa chính thức có dân số gấp khoảng 6 lần Chăm tại Việt Nam. Chăm tại Kampuchia tồn tại nhiều hệ phái Islam khác nhau. Trong bài viết này tôi đề cập đến hai nhánh Bani chính là: Bani Islam và Bani Awal. 1. Bani ISLAM (tức đạo Islam chính thống, ở đây chỉ đề cập đến Islam dòng Sunni. Vì thực tế ở Kampuchia tồn tại nhiều trường phái Bani Islam). 2. Bani AWAL (Tức Islam dòng Awal, hay Hồi giáo dòng Awal giống như dòng chức sắc Acar ở Việt Nam). Nhưng thực tế người Chăm Kampuchia không dùng từ Awal mà chỉ dùng từ Bani (với Bani mang nghĩa Islam cũ, Bani là trường phái Islam tại Champa thời vương quốc).