#

Đọc những bài bình luận trong trang mạng xã hội (fb) của cộng đồng thanh niên sinh viên trí thức Chăm, tôi không hiểu tại sao họ luôn dùng cụm từ "văn hoá lai căng mất gốc" để ám chỉ các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhứt là người Chăm Muslim theo Islam chính thống là nhóm người lai căng mất gốc mà không hiểu gì về sự khác biệt giữa từ ngữ văn hoá tín ngưỡng, và phong tục tập quán. Phải chăng đây là tư duy thiếu suy nghĩ của nhóm người luôn mang thành kiến kỳ thị tôn giáo muốn tiếp tục phá hoại sự đoàn kết cộng đồng? Dưới đây là vài góp ý nhỏ với hy vọng giúp giải toả sự mau thuẩn phức tạp đã và đang dầy xéo cộng đồng Chăm.

#

Thứ Sáu tiếng Ả Rập (Arabic) là جمعة (Jamu’ah), Malaysia phiên âm (Jumaat), tiếng Hindi là (Srukra) mà người Chăm phiên âm thành (Suk). Thứ Sáu người Chăm có hai cách dùng “Jumaat” hoặc “Suk”. Đối với hệ phái Agama Awal (Hồi giáo sơ khai) có thực hiện một số loại Suk như sau: a). Suk Amharam (Muharam): là Suk được tổ chức vào tháng 1 (Hồi lịch) hay còn gọi là Suk đầu năm (Hồi lịch). Đây là Suk dành cho các Sư cả (Gru) của các Haluw ở Bình Thuận gặp nhau để bàn bạc về giáo lý, giáo luật (adat cambat), ngày tháng hay thông tin quan trọng trong năm của hệ phái Awal (Hồi giáo). Suk Amharam thì Imam 40 (Imam cựu) được phép lên thuyết giáo (Khutbah) và đọc Agal: Halkal (Surah: Halkal). Bình Thuận, Haluw nào có Gru Iw (Tổng Sư cả) thì Suk Amharam được tổ chức tại làng đó và các Gru ở các Haluw khác đến tham dự. Ngoài ra còn có Gru Hanuk (Phó tổng Sư cả). Năm 2022, Haluw Aia Mamih (Bình Minh) được tổ chức Suk Amharam vì Sư cả Lư Thanh làm Gru Iw (Tổng Sư cả). Xưa kia, mỗi dịp Suk Amharam, các Haluw Janang bên Ahier đến tham dự để bàn bạc co giãn lịch pháp Sakawi Chăm sao cho phù hợp đôi bên Awal-Ahier. Suk Amharam thời nay không thấy Haluw Janang bên Ahier đến tham dự, mà tổ chức bàn bạc lịch pháp giữa Awal-Ahier vào một ngày tự chọn trong năm.

#

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ tín đồ Bani Awal ở Tuấn Tú cho biết vào chiều ngày 12/01/2023, ông Thành Phần chỉ đạo các tín đồ và chức sắc theo Agama Awal (Hồi giáo) mang tư tưởng dân tộc cực đoan đòi tôn thành lập tôn giáo Bani như: Kiều Trung, Kiều Ngọc Sơn, Báo Văn Hàng (Tuấn Tú), Từ Bát, Kiều Lượng, Từ Công Thánh, Trượng Văn Hải, Châu Thị Thổi, ....(Thành Tín), Thành Kim Cục (Phú Nhuận), Đạo Thanh Chiêu,...(An Nhơn), Trượng Thanh Huấn, Thiên Thị Nín, Thập Liên Trưởng, ...(Văn Lâm), Sư cả Dương Thà (Phước Nhơn).

#

Ngày 04/01/2023 phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ viếng thăm chúc tết Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận nhân dịp xuân Quí Mão 2023. Sau khi Sư cả Châu Minh Hương nhận được giấy mời tham gia phiên họp của Ban Tôn giáo Chính phủ, thì Imam Kiều Ngọc Sơn liền gọi điện khủng bố ngăn cản không cho Cả sư Châu Minh Hương tham gia với lý do "Chính phủ Việt Nam xóa bỏ tôn giáo Bani".

#

Tại Văn Lâm vào ngày 21/12/2022, nhóm dân tộc cực đoan đòi tôn giáo Bani kích động một số tín đồ ở địa phương đập bỏ bảng hiệu cổng Thánh đường Văn Lâm. Cụ thể nhóm cực đoan đã phá chữ Ả Rập: Allah- Muhammad và chữ Thrah Chăm in trên cổng Thánh đường Hồi giáo Bani Văn Lâm. Theo nguồn tin từ tín đồ Bani Awal tại thôn Văn Lâm cho biết: nhóm dân tộc cực đoan đòi tôn giáo Bani dưới sự cầm đầu của Pts.Thành Phần đã dụ dỗ ông Imam Trượng Thanh Huấn và Thiên Thị Nín đã lôi kéo người dân tại địa phương để chống Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và chống Ban Tôn giáo Chính phủ và đã gây xáo trộn nền an ninh trị an hơn 2 năm qua.

#

Năm mới sẽ mang đến nhiều hy vọng mới, Quyết tâm, tinh thần và mong ước mới. Chúc mọi người có một năm mới đầy hứa hẹn và trọn vẹn. Năm mới mong giáo sĩ (Acar) đã hiểu sai hay bị lôi kéo đi lầm đường lạc lối, hãy quay về quy phục và tôn thờ Po Allah, tôn kính và làm theo lời dạy của Nabi như bao mong ước của các vua Hồi giáo như: Chế Mân, Chế Bồng Nga, Po Mah Taha, Po Rome, Po Nraop,...và nhiều vua Champa theo Hồi giáo.

#

Thông tin từ giới thảo tin khắp bản thôn khắp nơi cho biết rằng thôn Thành Tín rất kì thị tôn giáo hồi giáo Islam, thôn Thành Tín có một quy định rất đặt biệt các chức sắc không được tiếp xúc với người theo tôn giáo Hồi giáo (Islam), họ không được ngồi chung và nói chuyện bình đẳng, mặc dù họ cùng tôn thờ chung Thượng đế Allah, cùng đọc Thiên kinh Koran, cùng tôn kính Nabi Muhammad cùng quỳ lạy cầu nguyện đầu hướng phía Makkah (Ả Rập).

#

Theo thông tin đáng tin cậy từ giới thạo tin ở thôn Thành Tín, Imam Kiều Nhợ kết tội Katip Từ Công Tấn trước phiên họp Bn phong tục thôn Thành Tín cho rằng: "Katip Từ Công Tấn chính thức đã gia nhập đạo Islam", từ nguyên nhân đó, Ban Bổn đạo Thánh đường Hồi giáo Bani Thành Tín cấm không cho Katip Từ Công Tấn sinh hoạt tôn giáo tại địa phương. Tuy nhiên, Imam Kiều Nhợ không đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh cho lời kết tội của mình đối với Katip Từ Công Tấn. Lời vu khống của Imam Kiều Nhợ đã ảnh hưởng nghiêm trọng thiệt hại tinh thần đối với Katip Từ Công Tấn.

#

Tài liệu hoàng gia Champa là kho tàng tư liệu lịch sử được tìm thấy tại làng Lavang của dân tộc Kaho thuộc khu vực Ðồng Nai, Lâm Ðồng (miền Trung Việt Nam) bởi ông P. Villaume vào năm 1902 và được giới thiệu sơ khởi trong bài khảo luận của E. M. Durand mang tựa đề: Tài liệu cuối cùng  của vua Chăm “Les archives des derniers rois chams”. Vào năm 1982, Trung Tâm Lịch Sử và Nền Văn Minh Bán Đảo Đông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise) với sự hướng dẫn bởi Giáo sư P-B. Lafont, đã phục hồi nghiên cứu Champa sự tồn tại của nó một phần tài liệu hoàng gia Champa đang lưu trữ trong thư viện Société Asiatique de Paris. Tài liệu này chưa bao giờ được các nhà khoa học quan tâm để nghiên cứu và lập danh mục. Tài liệu này hiện đang lưu trữ trong thư viện Société Asiatique de Paris, tổng cộng 5227 trang, trong đó có 4402 viết bằng tiếng Chăm và 825 trang viết bằng tiếng Hán, từ năm 1702 đến năm 1883, dưới thời Chính Hòa (1680-1705), Bảo Thái (1720-1729), Vĩnh Khánh (1729-1732), Long Ðức (1732-1735), Vĩnh Hựu (1735-1740), Cảnh Hưng (1740-1786), Thái Ðức (1787-1793), Gia Long (1802-1820), Tự Đức (1874-1883), Pháp Thuộc (1885-1891).

#

Thôn Bình Minh là tên gọi từ sau 1975 (Chế độ Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa), mà trước đó tên gọi Ấp Minh Mỵ (trước 1975, thời Việt Nam Cộng Hòa). Tên gọi "Minh Mỵ" phiên âm từ tiếng Chăm "Mamhih". Aia Mamih (tiếng Việt: nước có vị ngọt). Bởi nơi đây là một động cát có mạch nước ngầm (Aia Caol) mà người dân nơi đây khơi tạo thành giếng nước để dùng chung còn gọi Bến nước của dân làng. Người dân "Aia Mamih" không biết cha ông đã tồn tại trên mãnh đất này có từ bao giờ, mà chỉ biết trên mãnh đất này đã từng tồn tại có 3 làng Chăm duy nhất đó là: 1. Palei Gahur Ngaok (Plei Ghur Ngaok - Xóm Động trên): đây là nơi cư ngụ tập trung của người dân, trong đó có dòng họ ông Chủ Minh (chủ làng), ông Ức Chiến Thể, Ức Chiến Thắng, bà Nện, bà Kiên,..., Hiện nay các nền móng nhà của các hộ đã từng sống ở đây vẫn còn lưu lại là chứng cứ rõ ràng khẳng định đây là vùng đất của làng người Chăm xưa, và những dòng họ này hiện nay đang sinh sống ở thôn Bình Minh, xã Phan Hòa. 2. Palei Gahur Yok (Plei Ghur Yok - Xóm Động dưới): đây là làng tập trung dân Chăm trong đó có dòng họ ông Hai, bà Tô, bà Khoy Chek, bà Tòa, bà Tỉnh, bà Thi,..., những dòng họ này hiện đang sinh sống tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa. 3) Palei Tanah Ala (Plei Tanâh Ala - Xóm dưới): làng Tanah Ala thuộc dòng họ ông Imam Sỷ, bà Cò, bà Mái, bà Phụng, bà An, bà Thản, bà Khiểm, bà Khảm, thuộc dòng họ của Ts.Putra Podam,... hiện nay dòng họ này đang sinh sống tại thôn Bình Minh, xã Phan Hòa.