Bình yên - Tiếng Chăm Thuk hay Thug ?

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Nov 5, 2017, 2:13 AM

Người Chăm là một tộc người thuộc vương quốc Champa cổ, nay thuộc một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với một số tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ như: Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê.

Theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, người Chăm đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá. Chữ viết này có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ), qua nhiều thời kỳ và Akhar Thrah trở thành chữ viết phổ biến nhất và trở thành chữ viết chính thức của vương quốc Champa từ thế kỷ 17, ngoài được khắc trên bia đá, trên tháp, chữ viết này còn được viết tay và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ ban giao quốc tế, hành chánh, tôn giáo, lịch sử, văn học Chăm.

Trong hệ thống bảng chữ cái Chăm có hệ thống chữ cái dùng để kết từ (akhar matai). Trong hệ thống akhar matai có 14 ký tự kết từ bao gồm: ka, nga, ca, ta, na, pa, ya, ra, la, wa, sa, paoh ngâk, tuk takai mâk, paoh danih. (Trong hệ thống này không có Gak matai).

Liên quan đến hệ thống kết từ (akhar matai), BBSSCC sáng tạo thêm một ký tự akhar matai nữa đó là GAK MATAI. Từ đây phát sinh ra nhiều từ mới có kết từ là GAK MATAI, và cũng từ đây phát sinh ra nhiều mâu thuẫn trong cộng đồng Chăm giữa hai khái niệm BẢO TỒN và SÁNG TẠO.

Để làm rõ từ BÌNH YÊN trong tiếng Chăm dùng THUK hay THUG, chúng ta hãy tìm xem nguồn gốc từ.

1). NGUỒN GỐC TỪ: "THUK"

+ Tự điển Aymonier: THUK (có nghĩa là: Hạnh phúc), Thuk Siam (hạnh phúc, bình yên).

+ Tự điển Moussay: THUK (có nghĩa là: yên), Thuk siam (tốt lành)

+ Lưu ý: cả hai tự điển này không có từ "THUG"

 

+ Trong tác phẩm “Akayet Inra Patra”, câu thứ 5, 240, 573 có thừ THUK:

5. Ka po ita ni o hu anâk likei,

Pakreng nager saong palei, buol su bhap Thuk hatai,,

+ Trong tác phẩm “Nai mai mang Makah”, câu thứ 78 có thừ THUK:

78. Sa-ai dom Thuk dalam tian,

Po craok suan, buol paran rak rok,,

+ Trong tác phẩm “Ariya Po Phaok”, câu thứ 165 có thừ THUK:

165. Thuk di kal mang ni Cru sa tel Cam,

Janâk mang pasang gam, duh ni dak jang o hu,,

2) NGUỒN GỐC TỪ: "THUG"

Như đã trình bày ở trên, trong hệ thống ký tự kết từ của chữ cái Chăm (Akhar matai) không có GAK MATAI. Lý do biện minh để dễ học, BBSSCC sáng tạo thêm ký tự GAK MATAI này.

Từ sản phẩm ký tự GAK MATAI của BBSSCC, đã làm xáo trộn hệ thống chữ viết Chăm, gây chia rẽ đoàn kết trong cộng đồng Chăm, là nguyên căn, là nguồn gốc xâu xa gây ra mâu thuẫn đến ngày hôm nay.

 

ĐỂ BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM ĐÚNG NGHĨA HÃY

LOẠI BỎ “PAOH GAK” KHỎI HỆ THỐNG CHỮ VIẾT CHĂM

Đây cũng là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc chọn chữ Chăm truyền thống Akhar Thrah đưa vào dạy và học ở trong nhà trường, nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm.

 

HÃY VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ - THUK - chứ không phải THUG

Thuk hatai: Sự thỏa mãn

Thuk siam: an bình, bình yên, hạnh phúc, tốt đẹp.

Thuk dalam tian: sự an lòng

Thuk di kal: Sự bình yên từ xa xưa