Từ "Yuen" có mang tính miệt thị không?

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Mar 25, 2018, 4:06 AM

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thường có một tên gọi chính thức và một tên gọi do một nước hay dân tộc láng giềng gọi. Cụ thể, Việt Nam thường gọi Hoa Kỳ, hay Mỹ để ám chỉ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), Nam Vang là quốc gia Campuchia, Nam Dương là Indonesia, Gia Nã Đại là Canada,…

Tương tự, để gọi người Việt, một số quốc gia hay dân tộc khác cũng có tên gọi riêng như sau:

+ Theo Mandarin (tiếng Hoa phổ thông) thường gọi Việt Nam là Yuènán (Yuenan) và gọi người người Việt Nam là “Yuènán rén (Yuenan ren).

+ Theo tiếng Phạn, danh xưng để chỉ người Việt là “Yavana”, đó là nguồn gốc của từ “Yuen”.

Do đó, tại bán đảo Đông dương một số quốc gia ảnh hưởng Ấn Độ giáo như người Thai, Lao, Khmer, Cham,…thường dùng từ Yuen (Yavana) để gọi ám chỉ cho người Việt. Cụm từ "Yuen", hay “Khaol Yuen” thường sử dụng để chỉ người Việt, cụm từ này trở thành phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

+ Đối với người Cham, từ Yuen xuất hiện trên bia đá của vương quốc Champa vào thời cổ đại để gọi người Việt (tức là thần dân của quốc gia Đại Việt). Và thuật ngữ "Yuen", “Khaol Yuen” hay “Urang Yuen” thường sử dụng trong tài liệu hoàng gia Champa từ năm 1702 đến năm 1810.

+ Đối với một số dân tộc thiểu số tại miền Trung Việt Nam như người Ede, Jarai, Curu, Raglai, Stieng, Khmer,…họ thường gọi người Việt với từ "Yuen".

+ Đối với người Việt, vì chưa hiểu nguồn gốc từ “Yuen”, nên một số người cũng như một số quan chức thường không ưa thích từ này và cho rằng đây là từ miệt thị.

Cụ thể, tại Campuchia lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy thường dùng từ “Yuen” trong các diễn văn trước công chúng.

Đáp lại: ông Nguyễn Chí Dũng, Tham Tán của sứ quán Việt Nam tại Campuchia lên tiếng với nhật báo Cambodia Daily mà đài BBC loan tin lại vào ngày 27-7-2013 cho rằng Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu Quốc Champuchia (CNRP) cố tình dùng cụm từ “Yuen” trong các bài phát biểu là khinh miệt và chê bai dân tộc Việt. Theo ông Dũng ngôn từ “Yuen” để ám chỉ cho người Việt tại Campuchia là lợi dụng vấn đề sắc tộc cho lợi ích chính trị, làm cho người Việt tại vương quốc này lo ngại bị phân biệt và đe dọa.

Phản ứng lại tuyên bố của ông Nguyễn Chí Dũng, các trí thức Khmer trong và ngoài nước lên tiếng chỉ trích ông Nguyễn Chí Dũng và cho rằng cụm từ “Yuen”, “Khaol Yuen” trong tiếng nói của người Khmer đã xuất hiện từ thời cổ đại, chứ không phải từ vay mượn trong thế kỷ thứ 21.

Vậy từ “Yuen” có phải là từ miệt thị dân tộc không?

Câu trả lời của cá nhân tôi gọi từ “Yuen” không phải là miệt thị.

Ngược lại, từ “Jek” mà người Cham hay gọi người Việt, từ này mang tính cách “chê bai và khinh miệt”.

TÊN GỌI ANNAM

Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp hay dùng từ Annam để ám chỉ người Việt Nam, nhưng ngược lại người dân Việt Nam thường hiểu từ Annam theo một nghĩa tiêu cực, mang hàm ý miệt thị dân tộc và vì vậy không thích sử dụng nó và thậm chí khinh ghét người Pháp. Người Việt có thể không thích người Pháp trong giai đoạn này, nhưng không thể nói ghét từ Annam mà người Pháp gọi.

Lý do:
Bản thân chữ An Nam đứng một mình thì nghĩa tốt. Nhưng, người Việt không bao giờ dùng chữ An Nam vì nó là một nỗi nhục của Tổ Quốc. Nỗi nhục này không chỉ là của thời thuộc Pháp, mà là của thời Bắc thuộc.

An Nam là tên do nhà Đường tạo ra và gán cho Việt Nam là một quận chứ không phải một nước. Các thời kì sau đó, phong kiến Trung Quốc cũng gọi An Nam, là quận Giao Chỉ vì họ chỉ coi Annam là một quận, một thuộc địa.

KẾT LUẬN

+Từ “Yuen” không phải là từ miệt thị như đã trình bày ở trên, nhưng đại đa số người Việt không thích danh xưng này, và không muốn biết từ này.

Là người Cham, hãy sử dụng đúng danh xưng của dân tộc mình là "Cham", viết theo Rumi Cam EFEO là "Cam"

Tên gọi người Cham, Theo Akhar Thrah, phiên âm theo Rumi Cam EFEO thì danh xưng này được viết đúng là : “CAM”, và viết đúng theo phiên âm Việt là: CHAM

Vậy:

- NÓI và VIẾT đúng danh xưng dân tộc Cham theo phiên âm Rumi Cam EFEO là: CAM

- NÓI và VIẾT đúng danh xưng dân tộc Cham theo phiên âm Việt là: CHAM

Còn người khác có thể gọi người Cham với nhiều danh xưng khác như Chăm, Chàm, Chiêm, Thổ, Mọi, hay Hời là do người Việt phiên âm để gọi người Cham qua các thời kỳ,…