Chăm đang theo Tin Lành - Nhu cầu và tự do Tôn giáo

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Apr 28, 2020, 2:25 PM

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm ý thức về tầm quan trọng của vấn đề này trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung là phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người, Nhà nước Việt Nam ta đã không ngừng hoàn thiện chủ chương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Theo dòng chảy của lịch sử, thế giới ngày nay có rất nhiều tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo lớn nhất thế giới, và kế tiếp là Hồi giáo,…Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, kể cả tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Theo công bố của Ban Tôn giáo Chính Phủ Việt Nam có 14 tôn giáo, trong đó dân tộc Chăm có hai tôn giáo được ghi rõ: Hồi giáo và Đạo Bà-La-Môn. Riêng Hồi giáo có hai nhánh riêng là: “Hồi giáo Islam” và “Hồi giáo Bani”.

Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội, đặc biệt là xã hội Chăm. Tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của người dân, có lợi ích tích cực giúp con người hướng thiện.

Theo Nghị quyết số 25-NQ/TW: luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo…

Do vậy mỗi người dân đều có quyền chọn cho mình một tôn giáo hay nhiều tôn giáo và không chọn tôn giáo nào…

Thử tìm hiểu xã hội Chăm trước năm 1975, khi ấy Cha Cố Moussay đã xây dựng “Trung tâm Văn hóa Chăm” cho người Chăm và chỉ người Chăm được nghiên cứu ở đây. Cha Moussay là người có công không chỉ riêng dân tộc Chăm mà còn cả người Việt ở Việt Nam. Trong 18 năm ở Việt Nam, Cha giúp cộng đồng Chăm rất nhiều, nhưng đặc biệt Cha không thể tìm được một người Chăm nào để truyền đạo, cũng như không có một người Chăm nào cải đạo để theo Cha. Lý do tại sao khi ấy không ai muốn cải đạo mình sang đạo khác, nhưng thời bình hiện nay lại có nhiều người muốn cải đạo?

Tôi có gặp hai vợ chồng Cô Toan (Người Balamon) và Chú Trao (Người Bani)[tên xin bỏ dấu] hiện nay đang ở Phan Rang, họ đều cải đạo sang Tin lành. Theo cô Toan trình bày, “khi người ta hỏi tôi Po của chị là ai, lúc đó tôi không biết Po của tôi là ai, nhiều Po quá, không biết Po nào? Từ đó tôi cải đạo sang Tin Lành và hiện nay tôi chỉ thờ một Po duy nhất là Chúa Jesus.

Tôi gặp một cô M... ở Phan Rang (hiện nay ở Mỹ) theo Tin Lành, cô cho biết, tôi là gốc Balamon, nhưng vì Balamon sinh hoạt về tôn giáo quá tốn kém nên tôi tính cải đạo sang Hồi giáo (Islam), nhưng vì Islam bị nhiều người ở đây phản đối, từ đó tôi theo Tin Lành.

Chị nói tiếp, dù tôi theo Tin Lành, nhưng tôi không chê bai đạo khác, tôn giáo nào cũng tốt cũng hay. Thiết nghĩ nếu tôn giáo anh hay, tốt thì không sợ tôn giáo khác dụ dỗ nếu anh có đức tin ở tôn giáo anh đang tôn thờ,… Nếu anh có Đức tin thì dù ma quỷ cũng không làm lung lay tín ngưỡng mà anh đã chọn,... nói chi họ cũng là con người bằng da bằng thịt sao ta lại sợ và dị ứng khi người khác theo Hồi giáo, Tin Lành hay Công giáo? Có phải chăng ta không có Đức tin như họ,... họ sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng vì Allah hay vì chúa Jessus sao ta không làm được nhưng miệng thì luôn tụng xưng danh hiệu của Ngài...

Chị nói tiếp, nếu các bạn có Đức tin với chính mình,... có Đức tin với tôn giáo mình đã chọn thì đừng sợ ai dụ dỗ,... hãy làm điều cần thiết của một tín đồ chân chính vì tôn giáo, ...đưa tôn giáo mình lớn mạnh các bạn sẽ được vinh danh,... đạo và đời cũng như nhau nên biết học hỏi lẫn nhau lấy cái hay của người để trau dồi khuyết điểm của bản thân mình,... lấy cái dở của người rút làm kinh nghiệm có như thế mới hy vọng lớn mạnh.

Qua hai câu chuyện trên, tôi vẫn còn băn khoăn thử đặt câu hỏi: “Tại sao trước 1975 người Chăm không ai cải đạo, nhưng bây giờ nhiều người lại có xu hướng cải đạo mình sang đạo khác? Có phải chăng đạo ta Balamon, Bani tốn kém và chi phí quá nhiều cho những việc liên quan đến tôn giáo?

Hiện nay có rất nhiều người Balamon đang cải đạo sang Tin lành như những người trong hình sau:

Hình 1. Chăm theo Tin Lành đang thực hiện nghi lễ

 

Hình 2. Chăm, Êđê theo Tin Lành đang thực hiện nghi lễ

Nhu cầu tôn giáo đối với con người quan trọng hơn cả những nhu cầu khác của cuộc sống, bởi nhờ vào tôn giáo con người mới biết được điều nào làm cho Đấng Chúa của mình – Đấng Vinh Quang – hài lòng, điều nào gây nên phẩn nộ của Ngài, nhờ tôn giáo con người mới biết điều nào có lợi mà cố gắng tích lũy nhiều hơn và biết được điều hại mà tránh xa không đến gần, biết được đâu là đúng đắn và đâu mới là sai quấy. Đức Chúa Trời là Đấng Công Lý, Ngài đã dùng tôn giáo để ban ánh sáng hướng dẫn bầy tôi của Ngài. Thế nên, con người không thể sống mà không có tôn giáo để giáo dục y điều nên làm và điều phải từ bỏ.

Con người ai cũng có ước mơ và hoài bảo, nhưng trước tiên y cần phải biết nguyện vọng đó có lợi hay có hại, nó sẽ giúp ích gì được cho y hay sẽ làm cho y trở nên xấu xa hơn?

Hình 3. Acar Bani Solat

 

Hình 4. Islam Solat

 

-----------------------------------------

Putra Podam

putrapodam@yahoo.com