Mâu thuẫn Bani trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
Jun 2, 2020, 5:18 AM

Hiện nay, theo tiếng Việt, Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận Hồi giáo (Islam) là một tôn giáo tại Việt Nam. Trong đó Hồi giáo Islam (chính thống giáo) và Hồi giáo Bani (hệ phái Acar).

Mặc dù danh xưng "Hồi giáo", không được các tín đồ Islam đồng thuận, cũng như phía Bộ Ngoại giao Arab đề nghị Việt Nam phải thay đổi Hồi Giáo thành tên Islam, nhưng phía Việt Nam không chấp thuận.

Tên: Hội Đồng Sư Cả Hồi Giáo Bani Tỉnh Ninh Thuận, là tên của một tổ chức, được Hội đồng Chức sắc, Bô lão, trí thức và các nhà Khoa học đồng ý qua các cuộc họp. Một tổ chức có giấy phép và con dấu hoạt động riêng. Được Sở Nội vụ và UBND tỉnh thông qua.

Theo chúng tôi được biết quan điểm của TS. Văn Ngọc Sáng, "Hồi giáo Bani" trong tên tổ chức chỉ là tiếng Việt và được các nhà Khoa học đã sử dụng từ hàng trăm năm.

Nhưng theo TS. Văn Ngọc Sáng, để phân biệt cụ thể trong tiếng Chăm nên ghi: Islam (Asulam chính thống giáo trên thế giới), Islam hay Bani Islam (Chăm Islam chính thống giáo) và Bani Awal (Chăm Bani Awal hệ phái Acar). [Sẽ có bài viết giải thích].

 

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA KARIM ABDUL RAHMAN

Karim Abdul Rahman

 

SỰ KIỆN

Năm 2019, tôi còn nhớ

trên một trang fb, (không nhớ rõ tên) có đăng tải: ‘Sao gọi là “Hồi giáo Bani”. Hồi giáo chỉ dùng cho Islam thôi’.

Dẫu biết đây là một khích bác nguy hiểm và sai lầm, là ngòi nổ cho một cuộc tranh cãi vô bổ, gây ra sự khủng hoảng cho xã hội, nhưng vì không muốn tham gia các cuộc tranh cãi vô bổ (nhất là đề tài liên quan đến vấn đề tôn giáo) nên tôi cho qua đi, với ý nghĩ là để cho nó tự chìm khi không có người quan tâm và bàn đến.

Thời gian sau, có thư Ts. Thành Phần yêu cầu chính phủ cho thay đổi tên gọi “Hồi giáo Bani”.

Một phiên họp liên quan đến “Hồi giáo Bani” có sự tham gia của Hội Đồng Sư Cả Bani, bô lão và thân hào nhân sĩ Chăm được tổ chức để giải quyết vấn đề đã nêu.

YÊU CẦU BẤT THÀNH

Ở phiên họp, sau khi nghiên cứu vụ việc Hội Đồng Sư Cả ở cả hai khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận đi đến quyết định là, ‘không đồng tình’.

Đồng thời, nêu lí giải :

Tên gọi “Hồi giáo Bani” là hợp lí, nó đã có từ xa xưa, đã ổn định, không cần thiết phải thay đổi.

LỜI BÌNH

•Mâu thuẫn “Bani” trong cộng đồng Chăm là có kẻ châm ngòi (dù vô tình hay hữu ý). Bà con nên tìm biết về người này để đề phòng sự kiện tương tự lại xảy ra.

•Ts. Thành Phần trước kia thừa nhận tên gọi “Hồi giáo Bani” là đúng. Nhưng sau khi có đăng tải quan điểm : ‘Hồi giáo chỉ sử dụng cho Islam’ thì thay đổi quan điểm và làm đơn kiến nghị lên chính quyền xin thay đổi tên gọi “Hồi giáo Bani”.

Vậy, sự thay đổi quan điểm này bất nguồn từ chủ ý hay bởi các tác động nào? Có chăng từ nỗi lo âu là sợ một ai đó quy cho cái tội là đang đưa người Bani vào Islam?

Điều này, chỉ có Ts. Thành Phần mới hiểu rõ, và có thể giải thích với mọi người.

•Sự quyết định Hội Đồng Sư Cả là đúng. Bởi, khi xét về mặt lịch sử, nguồn gốc “Hồi giáo Bani” dùng làm tên gọi cho Bani là chuẩn và hợp lí. Tên gọi này đã được xác lập từ khi mọi người nhận biết có sự hiện diện của nhóm Bani trong cộng đồng người Chăm ở VN, nghĩa là, nó có mặt và trường tồn bằng tất cả chiều dài của các thế hệ Chăm từ khi có Bani cộng lại. Và chưa từng có một sự than phiền nào về tên gọi này. Vậy, không có lí do gì để phải bị thay thế hay loại bỏ. Thêm nữa, người ngoài và người dân Chăm ít nhiều đã quen với tên gọi này. Nhiều “Sang Magik” Thánh đường cũng đã được xây dựng và được mang tên : “Thánh đường Hồi giáo Bani”. Nếu bỏ tên gọi này và thay vào một tên gọi khác sẽ gây ra hệ lụy gì? Sẽ gây ra bao nhiêu tổn thất? Ai là người đứng ra đền bù cho các tổn thất này? Cần thời gian bao lâu mới có lại được sự ổn định và sự nhận biết của mọi người đối với cái tên gọi mới như đã có với cái tên gọi cũ? v.v..và v.v.. Có ai tính toán được?

Kết luận:

Việc đề nghị thay đổi tên gọi “Hồi giáo Bani” là một việc làm nhầm lẫn, phát xuất từ nhận định hẹp, không mang lại sự tiến bộ nào cho cộng đồng xã hội người Chăm.

VNS - ‘CON DÊ TẾ THẦN’

Đúng vào dịp này, Putra Podam - Văn Ngọc Sáng

(VNS) xuất hiện (như một sự đồng tình với kết quả phiên họp) khi tuyên bố: ‘ai dám...’ (ai dám xoá bỏ tên “Hồi giáo Bani”).

Thế là, một cuộc tranh cãi nổ ra. Phe đối lập quay mũi dùi tấn công VNS khi thấy trong bài viết của VNS liên quan đến Bani thường xuất hiện hình ảnh Thánh đường Islam, hay dùng từ Ramawan chua thêm Ramadan, như một cách giữ thể diện hay trút cơn giận...(!?)

Căn cứ vào sự kiện vừa nêu, phe đối lập lập luận rằng, VNS đang có ý đồ truyền bá Islam và đưa Bani của người Chăm vào Islam.

Lời tuyên truyền sai lầm này đã dấy lên làn sóng chống VNS. Biến VNS thành ‘con dê tế thần’.

LỜI BÌNH

Sự thật, có đúng với những gì mà phe đối lập đang truyền tải không?

Câu trả lời:

Tất nhiên là không.

Bởi, những hình ảnh ‘sang Magik’ hay từ Ramawan (Ramadan) không phải là bằng chứng để có thể buộc tội VNS.

Ngược lại, những hình ảnh ‘sang Magik’ Thánh đường Islam, từ Ramawan (Ramadan) chỉ là minh chứng cho tính cách đồng dạng giữa cấu trúc Bani và Islam, còn chua từ chỉ nhằm làm rõ thêm nghĩa từ trong nghiên cứu Bani và Islam. Việc làm này là phong cách khoa học trong nghiên cứu.

Thêm nữa, trên thực tế chưa ai tìm thấy hiện tượng tiêu cực nào phát sinh từ hình ảnh ‘sang Magik’, từ Ramawan (Ramadan) đã được đưa lên, ngược lại, việc làm trên có thể tăng thêm hiểu biết cho mọi người.

Sự kiện người Bani vào Islam không bất nguồn từ một vài từ ngữ hay một vài hình ảnh được phổ biến trên fb, mà phần nhiều là từ các mối liên hệ cưới xin hay sống cận cư với cộng đồng lớn hơn Islam khi định cư ở nước ngoài. Sự kiện này đã xảy ra từ lâu, có thể nói là từ khi chưa có Putra Podam.

Xét về nguồn gốc lịch sử Bani là một nhánh của Islam. Điều thú vị và hấp dẫn chính là sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Các học giả các nước vì điều khác lạ này mà kéo nhau đến. Chăm được thơm lây bởi sự quan tâm này.

Việc VNS đang làm mà mọi người quy chụp cho cái tội truyền bá Islam hay đưa cộng đồng Bani vào Islam chính là việc giới thiệu Bani ra thế giới bên ngoài, nghĩa là, đang giúp Bani.

Như vậy, VNS đáng được khen thưởng, chứ không phải bị buộc tội.

Việc thiếu suy nghĩ đã làm hỏng đi tính nhân văn của người Chăm, khi nó đẩy tầng lớp thanh niên Chăm tham gia vào sự nhầm lẫn mà cứ tưởng mình đang bảo vệ chân lý. Kết tội oan cho người nhưng lại tưởng mình đang chống kẻ tồi tệ.

Kết luận:

Những người chống VNS vì không suy nghĩ cho thấu đáo trước khi hành sự nên vấp phải nhầm lẫn, tạo nên sự tiêu cực trong xã hội, dẫn đến việc kết tội oan cho một người, là vô tình đã phạm phải một tội ác.