Thuyết giáo (Khutbah) lấy tín đồ làm trung tâm

Written by admin
In category Nghiên cứu
Jun 11, 2020, 8:36 PM

Muhammad Budi

Tên thường gọi: TS.Putra Podam, tên hồ sơ : TS. Văn Ngọc Sáng Putra Podam

Cơ quan công tác: Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Tây Nguyên, Vietnam

Thuộc giảng viên Cao cấp Đại học Tây Nguyên, Trợ giảng viên Đại học UTM (Univesiti Teknology Malaysia)

Muhammad Budi, thuyết giảng (Khutbah) bài PHÂN TÍCH MỘT SỐ TỪ THUẬT NGỮ - DANH XƯNG

Buổi trao đổi dùng phương pháp lấy: TÍN ĐỒ LÀM TRUNG TÂM.

----------**********------------

 

MUHAMMAD BUDI: Bismillaahir Rahmaanir Raheem Assalamualaikum Warahmatullahi Wabarakatuh: [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung, Allah ban bình an, may mắn và phước lành].

As-salamu alaikum, chào các ngươi, hôm nay ta sẽ hỏi các ngươi, kiến thức về một số thuật ngữ đang Hot. Đây là buổi trao đổi dân chủ, mong các ngươi mở mang đầu óc dân chủ, không cực đoan ở đây. Hơn nữa đây là buổi trao đổi lấy TÍN ĐỒ LÀM TRUNG TÂM.

KARIM: Đồng ý, trao đổi dân chủ, văn minh, lịch sự, nhân văn và tiến bộ…

MUHAMMAD BUDI: Trước tiên ta muốn các ngươi trao đổi về từ ISLAM.

FATIMAH: Từ ISLAM là phiên âm Latin cho tiếng Anh, không phải chữ ARAB. Đúng không?

LỚP HỌC: Đúng rồi Fatimah.

SITI: Hỏi, tại sao Ban Tôn giáo Chính phủ VN không cho phép dùng từ ISLAM mà dùng từ HỒI GIÁO? Tại sao? Tôi có nghe Bộ ngoại giao Arab đã đề nghị sửa đổi thành ISALM nhưng phía VN vẫn không chấp nhận. Hiện nay vẫn đang dùng từ HỒI GIÁO.

EMY: Phản đối, viết đơn gửi phản đối, ta chỉ dùng từ ISLAM, không dùng từ HỒI GIÁO

MUHAMMAD BUDI: Các ngươi nói đúng, có tinh thần, nhưng không phải mọi suy nghĩ của các ngươi đều phải thực hiện, các người sống trong xã hội nào thì tuân thủ phép tắc của xã hội đó.

EPIK: Tôi thấy từ ISLAM, người Chăm dùng là ASULAM, rồi gì gì đó BANI AWAL, có người dùng BANI, có người dùng BANI AWAL mới đúng. Họ đang dùng đâu thấy ai nói gì đâu?

MUHAMMAD BUDI: Đó là họ dùng trên văn bản Chăm, chứ không phải trên văn bản pháp lý.

FATIHAH: Vậy thì chúng ta cứ dùng từ ISLAM, nhưng khi nào viết văn bản Nhà nước thì dùng HỒI GIÁO, theo tôi nghĩ không sao. Vì đó là tiếng Việt, mọi danh từ đều chuyển sang tiếng Việt như: Đài Bắc, Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình, và HỒI GIÁO cũng nằm trong quy định đó.

BILAL ALI: Ồ thành ra là như vậy. Alhamdulillah! Tôi không biết rõ nên nhiều lúc hay chửi người khác ngu, đồ óc heo…đi phá hoại Islam, nhưng từ nay tôi hiểu rồi.

MUHAMMAD BUDI: Ý kiến, mới đây trên Facebook Putra Podam chính là vị Tiến Sĩ Văn Ngọc Sáng, người Chăm Bình Thuận, từng ở 12 bên Malaysia, là một Islam nhưng lại có cách nhìn nhận khác với chúng ta, nên bị NÉM NÉM ĐÁ khi sử dụng từ ALLAH kèm với từ giải thích, sự việc này các ngươi ở đây ai giải thích giùm…

ALI: Cha chả…Cha chả…..Không có gì cả….Tôi hiểu, tôi hiểu… sự việc không đáng có để ném đá cho một đồng đạo cùng chung thờ phượng ALLAH. Đó là một thuật ngữ mà TS.Putra Podam dùng, theo tôi Không sai..không saikhông phải sai mà nó chỉ không quen thuộc với chúng ta, vì chúng ta quen với thuật ngữ khác mà thôi.

Tôi cũng đọc kỹ lắm bài viết đó, và ngẫm sâu thì không sao. Bởi TS. Putra Podam dùng từ ALLAH là từ phiên âm tiếng ANH chứ không phải tiếng ARAB. Mà từ ALLAH còn nhiều phiên âm khác nữa như Ilahi, Ilah hay Allah,…. Nếu TS.Putra Podam viết chữ Arab mới sai, đằng này viết Latin tiếng Anh mà thôi.

OPIK: Theo ý kiến của vài người nên dùng từ ALLAH duy nhất, và không nên viết từ giải nghĩa kèm theo, là thế nào?

ALI: Tôi hiểu, Nếu chúng ta viết toàn chữ ARAB ở đây thì không ai bàn, Nhưng ở đây ta đang dùng tiếng Việt để viết, để GIẢI THÍCH, không dùng tiếng Việt thì ai mà hiểu, hơn nữa ta đang bàn, đang truyền bá ISAM ra thế giới, do đó có nhiều Project đang dịch tiếng ARAB ra trên 100 tiếng trên thế giới để truyền bá là vậy.

Các vị đừng trao đổi thuật ngữ vì tính thắng thua, háo thắng mà lôi kéo đồng môn, bạn bè thân của mình đi chửi người khác…. Thật là không hay…chỉ làm xấu thêm hình ảnh của ta mà thôi.

FATIMAH: ALI, lâu lâu phát biểu nghe được đấy, Từ ALLAH là phiên âm cho tiếng ANH. Ngoài ra còn nhiều nghĩa tương đương với ALLAH như:

- Người Việt: Allah còn có nghĩa là Thánh, Thượng đế, Thiên chúa, Chúa trời, Chúa tể, Đức Chúa trời, Ông trời, Đấng Tạo hóa, Đức vua của Nhân loại,... ví dụ người Việt thường dùng; Thánh Ala.

- Người Chăm: ALLAH thường dùng chỉ định là Po, Po Awlluah, Po Lingik,…

- Người Do Thái: ALLAH thường dùng là Jehova, elohai,…

- Người Malaysia, Indonesia: Allah chỉ định là Tuhan,…

ALI: Đúng rồi, người Malay gọi: Tuhan là Thượng đế, Thiên Chúa,.... Nhưng người Indonesia, tín đồ Công giáo lâu nay thường dùng từ "Tuhan" để chỉ định Thiên chúa. Nhưng ngày nay, họ thay đổi không dùng "Tuhan" nữa mà dùng từ tiếng Anh: "ALLAH" để chỉ định "Thiên chúa." Vậy ngày ngày nay người Indonesia thay Tuhan để chỉ định Thiên Chúa là ALLAH.

Nhưng ngược lại, Tín đồ Công giáo ở Malaysia cũng muốn thay đổi như Malaysia, nhưng Chính phủ Malaysia không cho phép, nghĩa là Indonesia thay từ “TUHAN” thành từ ALLAH chỉ định Thiên Chúa, nhưng Malaysia không cho phép dùng  từ ALLAH để chỉ định từ "Tuhan" là Thiên Chúa.

Vậy ở đây không còn là chuyện đúng hay sai nữa, mà là thói quen cách sử dụng thuật ngữ hay sự quan tâm của tổ chức hay sự chi phối bởi Chính Phủ. Nhưng thói quen có thay đổi được không?

HUSSEN: Xin thưa HOÀN TOÀN thay đổi ĐƯỢC. Nghĩa là mình thích nó đúng thì đúng, cho nó sai thì nó sẽ sai.

Ví dụ: Trong cuốn Thiên kinh Koran đầu tiên do người Ấn Độ xuất bản năm 1945, dịch đoạn này tạm là:

“Bismillaahir Rahmaanir Raheem”.

***[Nhân danh Allah Đấng rất mực TỪ BI, Đấng rất mực HỈ XẢ / THƯƠNG XÓT].

Vậy đoạn dịch trên có sai không? xin thưa là KHÔNG SAI. Và không ai có ý kiến gì cả. Mãi sau này người ta cảm thấy dịch như vậy giống PHẬT GIÁO, nên tìm cách dịch khác như ngày hôm nay là:

*** [Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung].

*** Như vậy là thuật ngữ thay đổi theo thời gian***

SITI: Ồ hóa ra như vậy, tôi biết trước kia, tín đồ Islam đã từng dùng Chuông để để kêu gọi tín đồ để AZAN, nhưng việc sử dụng Chuông thì giống bên Thiên Chúa giáo, nên một số người khuyên nên dùng cái Tù Và, hay cái Sừng giống như người Do Thái, về sau dùng trống, rồi sau một thời gian qua giấc mơ mà một tín đồ thuật lại, thì Thiên sứ của Allah liền cần cách dùng người hô to. Thế là Thiên Sứ của Allah nói: “Này Bilal, anh hãy đứng lên hô gọi mọi người đến Salah đi” (Albukhari: 579, Muslim: 377).

****** Như vậy cách gọi Azan (Bang) thay đổi theo thời gian*****

MUHAMMAD BUDI: Vậy các ngươi đã hiểu, tốt, Ta tóm lại. Việc dùng danh xưng như ALLAH, hay ISLAM thì dĩ nhiên lời khuyên nên viết từ ARAB, nếu không thuận tiện thì viết LATIN tiếng ANH cũng được như: A-L-L-A-H (ALLAH) nhưng viết phải cho đúng. Chuyện các nhà khoa học viết tiếng Việt thì phải dùng tiếng Việt giải thích. KHÔNG CẤM. Viết tiếng Chăm dùng tiếng Chăm giải thích KHÔNG CẤM. Theo ta, TS.Putra Podam dùng không sai về mặt thuật ngữ, nhưng không phù hợp do thói quen cách sử dụng của chúng ta.

Giải lao 15 phút.

Lớp họ ctrao đổi tiếp tục…..

MUHAMMAD BUDI: Assalamualaikum Warahmatullahi Wabarakatuh: Chúc bình an, may mắn và phước lành. [Peace be upon you and God’s mercy and blessings].

Nay ta bàn tiếp từ, MASJID, hiện nay tiếng Việt chính thức dùng MASJID là "Thánh đường", không không phải "Thiên đường", hay không phải "Nhà thờ". Tại sao?

OPIK: Cháu có ý kiến, Đúng ra MASJID nên dịch tiếng Việt là Nhà Thờ, nhưng cháu biết,thứ nhất "Nhà thờ" thì bên Công giáo đã dùng rồi, do đó, bên ISLAM không dùng được nữa. Còn "Thiên đường" tại sao không chọn mà hiện nay lại chọn "Thánh đường", trong khi Allah không phải là Thánh, mà là Thượng đế, Thiên chúa, Chúa trời, Đức Chúa trời, Ông trời, Đấng Tạo hóa, Đức vua của Nhân loại,... đúng là đau đầu…Không khéo thì cứ cải nhau hoài thôi…

 EMY: Cháu cũng thấy vậy, từ MASJID dịch thành THÁNH ĐƯỜNG chả hợp lý chút nào? Lẽ nào ALLAH là Thượng Đế mà đi thờ trong THÁNH ĐƯỜNG nghĩa là Nhà THÁNH (Thánh chỉ dùng cho người PHÀM thôi như Thánh Gióng, Chủ tịch HCM thờ như Thánh trong các chùa Phật,…

OPIK: Nhưng cháu thấy có ai lên tiếng đâu, Vậy la ta đành chấp nhận MASJID dịch thành Thánh Đường, trong văn bản Chính phủ đều dùng cụm từ THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO….

SITI: Mashallah, Chúng ta xem nè, Bên Công giáo dùng từ NHÀ THỜ thì bên ISALM ta dùng THÁNH ĐƯỜNG,…. Khi bên Công Giáo dùng Bible là Thánh Kinh, cũng có lúc Thiên Kinh….Thì chúng ta cứ cho rằng Công giáo dùng Thánh Kinh, nên bên ta ISLAM phải dùng từ cho khác là: THIÊN KINH…. Nhưng thực tế nhiều người ISLAM dùng Thiên Kinh, vẫn còn nhiều người còn dùng Thánh Kinh, vì chưa được sự thống nhất… Làm sao cho chuẩn… Theo tôi rất khó, không phải thích là được, muốn là được, không phải thấy người khác dùng khác mình là lên án. Dụ vừa rồi tôi thấy Ts. Putra Podam bị chửi oan…. Do người nặc danh phá hoại cộng đồng chúng ta. Chúng ta là Agama là người hiểu biết, đừng để một vài phần tử xấu lôi kéo vào việc riêng của họ.

OPIK: Chúng ta nên dùng từ MASJID, mặc cho họ dùng gì, nhưng làm sao…. Vì HĐTG ở TP.HCM vẫn đang dùng từ HỒI GIÁO…

Còn từ này nữa, SURAO, theo tiếng Việt chính thức dùng " Tiểu Thánh đường", Cái gì là Tiểu chứ, tại sao không dịch thành “Thánh Đường Nhỏ” đi,…

JAKA: Insha Allah, tôi xin trình bày câu chuyện tương tự xảy ra cách đây 2 năm, từ MASJID thì người Chăm phiên âm thành MAGIK, được BTG dịch là “Nhà Chùa”…. Nhưng TS.Putra Podam phản đối nên dịch thành “Thánh đường”, cho thống nhất như người Nam Bộ, thì bị TS. T Phần phản đổi và bảo nên dùng từ “Nhà Chùa” mới đúng. Rồi xảy ra dụ cải vã giữa phê nhóm Ts. T Phần chửi bới Ts.Putra Podam.

JA KATHAOT: Cái này tôi cũng phản đối lâu nè, tất cả tên làng người Chăm, dù đã có tiếng Chăm từ xưa, nhưng người Việt vẫn đặt tên theo tiếng Việt như: Cuah Patih (Thành Tín), Katuh (Tuấn Tú), Canat (Bình Thắng), Dik (Bình Hòa),... tại sao xã hội Chăm không thấy ai lên tiếng?

MUHAMMAD BUDI: Các ngươi đều có ý kiến hay…rất hay…thời sự… Nhưng tôi xin nhắc lại… không phải cái gì chúng ta muốn là được, chúng ta thích là làm….vì chúng ta đang sống trong chế độ độc đảng, hơn nữa mọi danh xưng của chúng ta đều có một từ tương đương trong tiếng Việt, để họ dễ ghi hồ sơ, dễ quản lý….Chúng ta có quyền ý kiến… nhưng không nên cục bộ và không nên dùng nặc danh để nói, để phê phán người khác… mà phải thẳng thắng trực tiếp để nói chuyện, mắc lòng trước …được lòng sau.

LỚP HỌC: Đồng ý …. Quan điểm Muhammad Budi đã khutbah

JAKA: Còn một ý kiến nữa, Cái này tôi rất đau lòng, tại sao tất cả người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận, không đặt tên con cái của mình là tên Chăm….mà đặt theo tiếng Việt,....tại sao???

JA KATHAOT: Chuyện này có thể là Chín Chị…khó lắm….Nhưng tôi thấy hiện nay Chăm đã nhận thức được nên ngoài tên trên hồ sơ còn đặt tên riêng như: SAKAYA (Ts. Trương Văn Món), Ts. Basiron, Ts. Văn Ngọc Sáng Putra Podam (Muhammad Budi),…Abdul Karim (Lộ Trung Cân), Fatimah Amin (Báo Thị Hoa)….và nhiều người khác có xu hướng lấy tên Chăm.

MUHAMMAD BUDI: Alhamdulillah: Xin tạ ơn Allah. [Praise be to Allah]. Lớp trao đổi đã hết giờ.

Insha Allah: Nếu Allah sẳn lòng / Nếu Allah muốn. [“If Allah wills, it will happen” or "Allah willing”].

Lớp sẽ gặp lại vào harei SUK (Jummat) tuần sau.

Jumpa lagi

Ts.Putra Podam và Ts. Po Dharma

Ts.Putra Podam

Ts.Putra Podam

Ts.Putra Podam

https://www.facebook.com/100010182609692/videos/524318737917542