Kajang mà Acar thực hiện lễ tục cho tín đồ Bani Awal, có ảnh hưởng yếu tố Yang thần bên Ahier ?

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jun 27, 2020, 10:09 PM

Quan điểm cho rằng: Kajang (rạp) mà Acar thực hiện lễ tục cho tín đồ Bani Awal (Hồi giáo Bani), có ảnh hưởng yếu tố Yang thần Chăm Ahier (Chăm Balamon thờ Allah). Điều này đúng không?

 

Theo quan điểm cá nhân tôi, Putra Podam, những phát biểu cho rằng Kajang (rạp) mà Acar thực hiện nghi lễ cho tín đồ Bani Awal (Hồi giáo Bani) ảnh hưởng yếu tố Yang thần bên Chăm Ahier (Chăm Balamon thờ phượng Allah) là hoàn toàn không có cơ sở.

Theo phiên âm Quốc tế, Masjid là phiên âm từ tiếng Arab, là nơi thờ tự, cầu nguyện của tín đồ Islam (Muslim – Hồi giáo), là nơi thờ phượng Allah, Đấng Tối cao và Duy nhất. Tại Việt Nam, chữ Masjid hiện nay thường dịch là Thánh Đường. Còn người Chăm từ Masjid được phiên âm thành Magik (Thánh đường).

Ở Malay, Majid vừa là nơi để hành lễ (solat, salat, salah), thực hiện lễ vòng đời người, vừa là nơi để sinh hoạt cộng đồng. Như lễ cưới (Lakhah) thường có hai phần, phần lễ nghi tôn giáo (Kabul) thường được tổ chức trong Masjid, còn phần tiệc đãi khách thường tổ chức tại nhà. Như lễ Khatan (cắt bao quy đầu), nếu có phái đoàn tổ chức miễn phí thì họ thường tổ chức trong Masjid, nhưng không phải nơi Chánh điện, mà thường tổ chức ở nơi sinh hoạt cộng đồng. Còn nếu người trong làng tổ chức thì làm ở nhà do người đại diện đảm trách. Như thi thể người chết, không nhất thiết phải hành lễ tại thánh đường, mà có thể hành lễ tại nhà. Tại Malay, nghĩa trang thường có thánh đường bên cạnh, do đó họ đưa thi thể vào thánh đường hành lễ, sau đó đưa ra chôn. Trong trường hợp ngôi làng không có thánh đường, thì họ hành lễ tại nhà và sau đó đưa đi chôn.

Hình 1. Masjid Jamiul Azhar, Châu Đốc, xây năm 1959.

Tại Champa, vào năm 1832 sau khi Minh Mệnh xâm chiếm Champa và xóa tên Champa trên bản đồ thế giới, Triều Nguyễn đã thực hiện một chính sách cai trị vô cùng hà khắc và độc ác đối với các thần dân Champa. Minh Mệnh ra lệnh thực hiện đốt phá làng mạc, bắt bớ, đánh đập, giết hại rất nhiều thần dân Champa vô tội và mỗi buổi sáng binh lính Minh Mệnh phải chặt được ba đầu người Chăm mới được nhận tiền lương. Ngoài ra còn bắt lao động khổ sai, áp sưu cao, thuế nặng; đặc biệt là cho thực hiện chính sách đồng hóa bằng cách xóa bỏ những luật tục, lễ tục, hệ thống tín ngưỡng, ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt các vị giáo sĩ Chăm Bani Awal (Hồi Giáo) phải ăn thịt heo, thịt dông, ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh bằng cách buộc người Chăm phải mang đồng phục người Kinh, cấm tuyệt đối người Chăm cúng quẩy hay thực hiện nghi lễ tín ngưỡng,…

Sau khi Minh Mệnh cai trị Champa thì tất cả làng mạc người Chăm ven biển bị đốt phá để ngăn chặn vượt biên sang Malaysia. Người Chăm trong thời kỳ này không có nhà để ở, nên việc xây dựng một thánh đường (Magik) để thực hiện những nghi lễ, tôn giáo là điều không thể xảy ra.

180 nam ja thak wa

 

 

 

 

 

Hình 2. Tháng 7 Chăm lịch (1834), tất cả làng palei Chăm đã bị lửa thiêng (Apuei Kadhir) thiêu rụi, dân chúng Champa khiếp vía trước chính sách diệt chủng Champa của triều đình Huế (Minh Mệnh). Người Chăm có câu: "Asau graoh chait tapa paga, anak thei hia mbeng bruec mada..."

Do vậy, mỗi khi tổ chức các lễ nghi liên quan đến vòng đời người, họ làm Kajang (rạp) là hình thức sang Magik tạm thời để thực hiện một số lễ tục như lễ Ramadan (tháng chay tịnh), lễ Waha (ngày trọng đại), lễ Katan, Kareh (nhập đạo), lễ cưới (Lakhah), lễ tang (matai), và một số lễ khác,...

Hình 3. Lễ tục như Kabul trong Lakhah của Bani Awal (Hồi giáo Bani) tổ chức trong Kajang.

Sau năm 1930, một số làng Chăm cơ duyên được xây lại ngôi nhà Allah (Magik), chẳng hạn, Magik được cho là xây dựng đầu tiên tại Bình Thuận cho ba làng gồm palei Ghul Angaok, plei Ghul Yok, plei Panah Ala,...tại động cát Aia Mamih, gần ngôi đền Po Klaong Kachait. Magik với diện tích rất nhỏ, chỉ vừa đủ khoảng 7 Acar, nên Magik này chỉ sử dụng chính yếu cho lễ Ramadan (Ramawan) và một số nghi thức liên quan đến giáo sĩ Acar, chứ không dùng cho những lễ tục của tín đồ Bani Awal.

Hình 4. Phần bên trong thánh đường (Magik) của Bani Awal (Haluw Kraong).

Như vậy, một thời gian dài cộng đồng Chăm dùng Kajang (thay cho Magik) để thực hiện nhiều lễ tục liên quan đến tín đồ Bani Awal và trở thành yếu tố quen thuộc cho đến ngày nay.

Do đó khẳng định, việc cộng đồng Chăm Bani Awal (Hồi giáo Bani) dùng Kajang chỉ là hình thức thay thể sang Magik để thực hiện những lễ tục liên quan đến tôn giáo Bani Awal, một tôn giáo độc thần thờ phượng Allah, Đấng Tối cao và Duy nhất. Chứ Kajang không liên quan hay ảnh hưởng gì đến yếu tố yang thần bên Chăm Ahier (Chăm Balamon thờ phượng Allah).

Hình 5. Acar haluw Aia Mamih, những giáo sĩ tương lai của Bani Awal (Hồi giáo Bani).