Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận hơn thập niên hình thành và phát triển

Written by admin
In category Tin tức
Jan 19, 2021, 4:59 AM

Tác giả : Inra Putra (Độc giả trong nước)

Email: inraputra@gmail.com

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được nhà nước Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bani luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kịp thời phù hợp nguyện vọng của đồng bào.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tác động lên hai mặt của đời sống con người; cộng đồng và cá thể. Tôn giáo xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại cho đến ngày nay. Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của các tín đồ, những người theo tôn giáo, một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời. Nó không chỉ liên quan đến thế giới tưởng tượng mai sau (thiên đường, địa ngục) mà còn ảnh hưởng đến đời sống thực tại của con người. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Trong đó có Hồi giáo Bani của dân tộc Chăm.

Trải qua hơn một thập niên hình thành, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động là tiếp tục phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp giải quyết các hoạt động tin ngưỡng tôn giáo theo pháp luật. Xây dựng qui chế hoạt động theo nghi lễ tôn giáo phù hợp với nhu cầu thực tế của các tin đồ, đúng theo giáo luật và pháp luật. Thực hiện tốt công tác quản lý, giáo luật về các hoạt động tin ngưỡng tôn giáo Hồi giáo Bani. Vận động chắc sắc, tin đồ thực hiện các nghi lễ tiết kiệm và bảo tồn các giá trị văn hóa; củng cố và xây dựng Hội đồng Sư cả vững mạnh. Bộ máy tổ chức của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Tỉnh Ninh thuận bao gồm: Ban thường trực (04 vị: Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, 01 Thư kí); Ban chấp hành (36 vị: chức sắc 07 làng Chăm Bani); 07 Ban giúp việc (Ban giáo lí, Ban Sakawi, Ban kế hoạch, Ban hòa giải, Ban phong tục, Ban phụ nữ, Ban tài chính). Tuy nhiên trong hoạt động nhiệm kì 2016 -2021, một số Ban giúp việc của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani chưa thật sự phát huy hiệu quả vai trò giúp cho Hội đồng, đôi khi còn nhân danh tổ chức định hướng dư luận tín đồ chống đối Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, làm xáo trộn mất đoàn kết nội trong Hội đồng, ảnh hưởng rất lớn đến sự bình yên trong đồng Chăm Bani trong thời gian vừa qua, trái với qui chế hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, một số trí thức Chăm còn nhân danh là nhà khoa học lợi dụng hoạt động tôn giáo tín ngưỡng để tham gia dự án phi chính phủ của Ấn độ nhằm âm mưu xóa bỏ Hồi giáo Bani để trục lợi cá nhân, vi phạm nghiêm trọng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Hình 2. Bà Trần Thị Minh Thu-đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa chúc mừng
tại buổi khai mạc lễ hội Suk-yeng.

Thiết nghĩ, cộng đồng Chăm Hồi giáo Bani chúng tôi kiến nghị đến Ban tôn giáo Chính phủ căn cứ kết quả Hội thảo tại Bình thuận bàn về tôn giáo “Hồi giáo Bani” để ban hành một Nghị quyết thống nhất tên gọi tôn giáo cho người Chăm Hồi giáo Bani một cách nhất quán tránh gây nên xáo trộn trong cộng đồng. Đối với Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Tỉnh Ninh thuận cần phải điều chỉnh qui chế hoạt động, tinh giản các Ban giúp việc của Hội đồng theo đúng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Hình 2. Các vị chức sắc, chức việc và tín đồ Bani Awal tham dự khai mạc lễ hội Suk-yeng.