Thực hư thế lực ngầm đang điều khiển Game tôn giáo Chăm?

Written by Ban Biên tập
In category Tin tức
May 6, 2022, 10:21 PM

Thông tin tóm tắt:

- Thế kỷ 2 (192), Champa tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ, trong đó có tôn giáo Balamon(Brahmanism).

- Thế kỷ 9, Champa tiếp nhận thêm một nền văn minh mới, đó là tôn giáo Islam (Ả Rập - Arabic).

- Thế kỷ 15 (1471), Đồ Bàn (Vijaya) sụp đổ, sau đó Balamon tàn lụi ở Champa và cả Đông Nam Á. Từ đó Islam phát triển mạnh ở Champa.

- Thế kỷ 17, Vua Po Rome (1627-1651) vị vua tôn sùng Islam, quan hệ rộng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Malaysia. Từ đó Islam ở Champa phát triển cực thịnh.

Cũng trong thế kỷ 17, triều đại vua Po Rome, do mâu thuẫn gay gắt giữa tín đồ theo Balamon (Ấn Độ) còn xót lại và tín đồ Islam theo Hoàng gia Champa, từ đó có sự hóa giải, hòa giải bằng cách kêu gọi tất cả tín đồ Balamon còn lại phải chuyển sang tôn thờ Po Allah, tôn kính Nabi Muhammad và được gán với thuật ngữ tôn giáo là Ahier (Hồi giáo mới). Nghĩa là Ahier phải thờ phượng Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao, ngoài ra Ahier còn phải đảm trách nhiệm vụ tiếp quản và chăm sóc Tháp Champa để bảo tồn văn hóa Champa như một văn hóa bản địa. Do đó, từ thế kỷ 17 trở đi, Chăm theo hệ phái Ahier không còn thờ các vị thần Balamon của Ấn Giáo nữa như (Brahma, Vishnu, Shiva), và cấm không được lập bàn thờ trong nhà để thờ các vị thần linh.

Hệ phái Islam trước đó nay được gọi là Awal (Hồi giáo cũ, Hồi giáo ban đầu hay Islam Champa). Nghĩa là Awal tôn thờ Thượng đế Allah là Đấng Tối Cao và Duy Nhất.

Vậy, Awal và Ahier có cùng mẫu số chung là phải thờ Thượng đế Allah, nhưng chức sắc Ahier còn nhiệm vụ tiếp quản và Chăm sóc Tháp, còn chức sắc Awal thì không.

​Căn cứ lịch sử tôn giáo Champa, khẳng định:

- Tổ tiên Champa chưa sáng lập ra một tôn giáo nào, mà chỉ tiếp nhận nền văn minh từ hai nước lớn là Ấn Độ và Ả Rập.

- Awal và Ahier được hình thành kế thừa nền văn minh từ hai nước trên.

- Awal và Ahier không phải là tôn giáo do tổ tiên Champa sáng lập, mà triều đại vua Po Rome chỉ đưa tín đồ Balamon còn xót lại phải thờ phượng Thượng đế Allah để thần dân Champa được đoàn kết, trong khi Awal vẫn giữ nguyên.

Từ đó người Chăm thường dùng tôn giáo của mình với thuật ngữ là: Awal và Ahier hay Agama Awal và Agama Ahier.

Trong đó: Agama: (gốc từ Sanskris, nghĩa là đạo). Awal và Ahier: (gốc từ Ả rập). Awal (nghĩa là sớm, ban đầu, đầu tiên) và Ahier (nghĩa là muộn, sau cùng).

Do đó:

Agama Awal (Hồi giáo cũ, Hồi giáo ban đầu, Hồi giáo đầu tiên), vì tín đồ là những người đã theo Islam bắt đầu từ thế kỷ thứ 9.

Agama Ahier (Hồi giáo mới, Hồi giáo sau cùng), vì tín đồ là những người chấp nhận thờ Thượng đế Allah từ thế kỷ 17.

Căn cứ khoa học ở trên, khẳng định: Agama Awal (hay Nì Awal) vẫn là Islam.

Tên gọi qua các thời kỳ của tôn giáo Chăm:

- Agama Awal (hay Nì Awal): là tên gọi của người Chăm,

 - Hồi giáo: là tên gọi dành cho tiếng phổ thông, để cho 54 dân tộc Việt Nam dùng.

- Islam: là tên gọi Quốc tế.

Căn cứ luận chứng ở trên, Ts. Putra Podam khẳng định, tôn giáo mà các giáo sĩ (Acar) đang thực hành là Agama Awal (Nì Awal). Tiếng Việt là Hồi giáo, và tiếng quốc tế là Islam.

Do đó, tôi khẳng định, sẽ không có một tổ chức hay một đảng phái nào có quyền thay đổi tên tôn giáo của dân tộc Chăm.

 

NHƯNG

Gần đây trong cộng đồng Chăm xuất hiện nhiều anh hùng Núp như một thế lực ngầm đang phá hoại tôn giáo Chăm, cụ thể thế lực này đang truyền bá tư tưởng bài trừ Bani Awal (Hồi giáo cũ) và đề nghị thành lập một tôn giáo mới tên: tôn giáo Bani đa thần, đưa Po Kuk tôn làm vị thần, đưa vua Po Rome làm giáo chủ, và kêu gọi cộng đồng Chăm chống đối tổ chức Hội đồng Sư cả và Ban Tôn giáo Chính phủ.

Lỗi thứ nhất: Lỗi đầu tiên là do vài người Chăm là những thành phần thiếu hiểu biết và đặc biệt là do nhân vật cầm đầu: Phó tiến sĩ (tiến sĩ 1 đêm) kích động.

Lỗi thứ nhì: Lỗi do Chính quyền Ninh Thuận – Bình Thuận làm việc không nhất quán, không tuân thủ danh mục tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ ban hành, mà tự ghi tôn giáo Bani trong CMND (Chứng minh nhân dân).

Lỗi thứ ba: Lỗi do “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” tỉnh Ninh Thuận đồng ý ghi trong CMND “Bani” cho đơn giản.

Lỗi thứ tư: Lỗi chính, hiện nay đa số người Chăm không hiểu thẻ CCCD mà nội dung không ghi mục “dân tộc” và “tôn giáo” khác với CMND.

Đây là lý do mà tiến sĩ một đêm khai thác để kiếm phiếu ủng hộ từ cộng đồng Chăm, họ tuyên truyền Chính phủ xóa “tôn giáo” và “dân tộc” Chăm trên CCCD.

Theo khảo sát của tôi, những thành phần chống đối hiện nay đa số là những cá thể ít học, phụ nữ và đặc biệt là người già.

Từ bốn lỗi liệt kê ở trên nó tạo ra một quả bom nổ chậm, và hiện nay đang cháy dần.

MỘT SỐ CÂU HỎI

 1.Tại sao không thấy phía Chính quyền tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận quan tâm cử cán bộ đại diện đến gặp dân để giải thích rõ vấn đề CMND và CCCD.

2. Thực hư Chính phủ Việt Nam đã xóa tôn giáo Chăm, do tiến sĩ một đêm tuyên truyền?

3. Thực hư Bani, Balamon là hai tôn giáo riêng của người Chăm (do tổ tiên Chăm sáng lập)?

4. Thực hư dân tộc Chăm bị xóa mục tôn giáo trong CCCD là do thế lực phản động nước ngoài?

5. Thực hư Chính quyền và Đảng ủy Ninh Thuận không cùng quan điểm về tôn giáo Chăm? Đảng ủy ủng hộ ông tiến sĩ một đêm, còn Chính quyền ủng hộ Ban Tôn giáo Chính phủ?

6. Thực hư công cụ trợ lý về tôn giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận hiện nay là Chăm Bani Ahier (Hồi giáo mới), nên họ không am hiểu gì về Bani Awal (Hồi giáo cũ), họ đứng về phía tiến sĩ một đêm trong giải quyết tôn giáo? trong khi vấn đề chưa giải quyết xong.

7. Đồng bọn đồng chí lên phát biểu ở cuộc họp Hội đồng Sư cả Bình Thuận đề nghị người Chăm nên viết đơn gửi lên Chính phủ kiện đòi công nhận Danh mục tôn giáo Bani đa thần cho người Chăm.

8. Cấp Trung ương: Ông Lưu Văn Đức, Chăm Bani Ahier (Hồi giáo mới).

- Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Khóa XIV, XV
- Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-Argentina
- Đại biểu Quốc hội: Khóa XIV, XV

Ngày 08 tháng 12 năm 2021, ông Lưu Văn Đức sau khi có phiên họp với Ban tôn giáo Chính phủ bàn về hướng giải quyết về Tôn giáo Chăm, ông Đức liền gọi điện trao đổi với Dụng Thị Bích Thùy (Bình Thuận) với nội dung được tóm lượt như sau:

“Lưu Văn Đức và Trần Trung Hiếu là Vụ phó Vụ dân tộc của Văn phòng Quốc hội có phiên họp với Ban tôn giáo Chính phủ dưới sự chủ trì của ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ -Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ. Ông Đức nói rằng, Ban Tôn giáo Chính phủ có hướng giải quyết mới, nghĩa là Hội thảo khoa học về tôn giáo chưa thuyết phục được các tín đồ nên còn kéo dài tình trạng tranh chấp tên gọi, cần phải rà soát lại nhằm trưng cầu dân ý. Ông ta là người có khả năng thuyết phục Ban tôn giáo lấy được tên gọi Bani và đề nghị các tín đồ Bani cần phải đoàn kết vững mạnh đấu tranh, hướng tới Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani ở hai tỉnh Ninh, Bình thuận nhiệm kì 2021-2026, phải có kiến nghị trong Báo cáo phương hướng và Nghị quyết Đại hội về tên gọi tôn giáo Bani, tiến tới thay đổi tên tổ chức Hội đồng chức sắc Bani, loại tên Hồi giáo ra khỏi tên tổ chức" (Xem clip).

Rõ ràng, Lưu Văn Đức làm rò rĩ bí mật quốc gia qua đường ống cho Dụng Thị Bích Thùy, và dặn dò kêu gọi cộng đồng Chăm phải biểu tình đòi tôn giáo Bani, cơ hội yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về tôn giáo Chăm.

Theo tôi, nếu thực vậy, thì ông Lưu Văn Đức (Bani Ahier) nên tuyên bố thêm, sau khi trưng cầu dân ý về tôn giáo Chăm xong, nên tiếp tục tổ chức trưng cầu dân ý về quyền Bản Địa Champa tại Việt Nam (dân tộc Chăm sẽ được quan tâm về Giáo dục và Y tế).

9. Liệu còn ai, cấp cao hơn đang Núp đằng sau ông Lưu Văn Đức để chỉ đạo không?

10. Rất mong ý kiến của ông Mã Điền Cư, Chăm Bani Awal (Hồi giáo cũ), có ý kiến về tôn giáo liên quan đến cộng đồng Chăm.

Cuối cùng mong Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ vào cuộc để làm rõ sự thật, trí thức Chăm xã Phan Hòa sẵn sàng giúp góp công tát cạn đầm lầy để tìm ra chân tướng.

 

LINK LIÊN QUAN

1. Độc giả cùng nghe clip sau:

2. Lưu Văn Đức lộ bí mật Chính phủ cho bà Dụng Thị Bích Thùy (thư ký riêng của ông Thành Phần).

3. Đồng bọn đồng chí phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Sư cả Bình Thuận

4. Tham khảo chứng minh nhân dân tôn giáo: Hồi giáo

Hình 1. Ts. Putra Podam, Chăm Bani Awal, Đại học Tây Nguyên và Đại học UTM- Malaysia.

 

 

Hình 2. Lưu Văn Đức, Chăm Bani Ahier, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

 

Hình 3. Dụng Thị Bích Thùy (Bình Thuận) và  tiến sĩ một đêm (Ninh Thuận).

Hình 4. Tiến sĩ một đêm và nhóm dự án Ấn Độ đang kiểm tra tài liệu (nhiều người Chăm tố cao tiến sĩ một đêm lừa mượn tài liệu không trả).

 

Hình 5. Tiến sĩ một đêm và nhóm dự án từ Ấn Độ.

 

Hình 6. Tiến sĩ một đêm (chủ nhiệm đề tài) và bên Dự án người Ấn Độ.