Chữ Chăm Phiên Tự và Phiên Âm

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Jul 13, 2017, 11:11 AM

CHỮ CHĂM PHIÊN TỰ VÀ PHIÊN ÂM

 

Akhar Thrah hay chữ viết Chăm truyền thống hình thành từ thế kỷ 16. Chữ viết này đã được khắc trên bia ký Po Rome (1627-1651) thế kỷ 17 (Dharma, 2006; Lafont, 2011). Trong thời kỳ phát triển, akhar Thah có một qui luật rất ổn định về ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn. Akhar Thrah được sử dụng chính thức từ năm 1702 trong các văn bản hành chánh quốc gia Champa, trong các tác phẩm văn học, lịch sử, ngôn ngữ, các kinh sách tôn giáo Chăm Ahiér, Chăm Awal, và các tài liệu được lưu hành trong cộng đồng Chăm cho đến ngày nay. 

Hệ thống chữ viết akhar Thrah Chăm gồm có 82 ký tự (EFEO, 1997). Trong đó gồm 6 nguyên âm, 35 phụ âm, 14 phụ âm cuối, 12 bán nguyên, 5 nhị trùng âm, và 10 ký số.

Để nghiên cứu chữ Chăm cổ (akhar Hayap) hay chữ Chăm truyền thống (akhar Thrah), vì lúc bấy giờ chưa có  FONT CHỮ CHĂM nên người phương Tây thường dùng cách PHIÊN TỰ để ghi chép một cách chính xác như: a (a), /\ ( ā ),  i (i),  /{( ī),  u (u),  /U ( ū ),...,... (EFEO, 1977). []. Đến năm 1997, trong tác phẩm Akayet Inra Patra, (EFEO, 1997) thì EFEO lại tiếp tục đưa ra một phiên bản Rumi mới dùng cách (PHIÊN ÂM) nhằm hỗ trợ viết chữ Chăm thuận tiện hơn. Rõ ràng trong phiên bản Rumi Cham EFEO là sự kết hợp giữa PHIÊN TỰ 1977  và PHIÊN ÂM 1997.

Hình 1. So sánh bảng Phiên tự 1977 (1) và Phiên âm 1997 (2)

Đặc biệt trong hệ thống chữ viết Chăm cổ thiếu ký tự phụ âm “pha”, vì các bia đá ở champa bị hư hại nhiều nên các nhà nghiên cứu chưa tìm ra ký tự này. Nhưng một điều chắc chắn rằng người Chăm có dùng ký tự phụ âm “pha”, vì đây là từ thường dùng phổ biến ở người Chăm và cũng là từ xuất hiện nhiều trong chữ viết Sanskrit. Vì lý do này nên akhar Thrah đã bổ sung ký tự phụ âm “pha” vào danh sách bảng chữ cái.