#

Giáo sĩ (Acar) của Hồi giáo (Awal) là những người có nhiệm vụ thực hiện một số lễ tín ngưỡng Chăm liên quan đến tập tục của Chăm Awal như lễ tảo mộ, lễ tưởng nhớ tổ tiên, lễ báo phước tổ tiên vào cuối tháng 8 Hồi lịch (Shaban), cũng như lễ lớn của tôn giáo như: lễ chay tịnh vào tháng 9 Hồi lịch Ramadan (Ramawan), lễ kết thúc tháng Ramadan gọi là Tabiak aek (Eid al-Fitr), hay đại lễ Eid al-Adha (Waha) vào tháng Dhu al-Hijja cuối tháng 12 Hồi lịch.

#

Thứ kỷ 17, Hồi giáo (Islam) phát triển cực mạnh và hưng thịnh ở Panduranga Champa. Qua nhiều biến cố của lịch sử cũng như tình hình xung đột tôn giáo ngày càng trầm trọng trong cộng đồng người Chăm, theo các nghiên cứu Tây Phương vào thế kỷ 17, triều đình thời vua Po Rome (1627-1651) đã giải quyết, hóa giải vấn đề dân tộc, tôn giáo bằng cách đưa người Chăm theo Balamon (Hindu) trước đó cải đạo thành Ahier (Chăm Ahier: Hồi giáo mới). Nghĩa là Chăm Ahier phải thờ phượng Allah như một Đấng Tối Cao, sau đó có nhiệm vụ tiếp quản và chăm sóc tháp và một số tín ngưỡng Champa. Còn tín đồ Islam lúc đó cũng có một tên gọi mới theo thuật ngữ là Awal (Hồi giáo cũ hay Hồi giáo dòng Awal).

#

​Kính thưa toàn thể con dân Champa, độc giả, và các bạn trẻ yêu quý Báo Điện Tử Kauthara. Nhân dịp năm mới Tây lịch 2024, để đón chào một năm mới đầy ý nghĩa, thay mặt Tổng Biên tập Kauthara và Champa Bani Quốc Tế, tôi xin gửi đến toàn thể tộc người Champa, độc giả và các bạn trẻ, … lời chúc mừng năm mới hạnh phúc, sức khỏe và công việc luôn được thuận lợi.

#

​Công văn mang ký Số: 520 của Bộ nội vụ - Tôn giáo chính phủ ký ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc trả lời kiến nghị cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận theo Công văn số: 2018/BDN ngày 30/12/2022 của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển kiến nghị tới Quốc hội sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15. Nội dung kiến nghị: “Hiện nay, cử tri theo tôn giáo Bàni không có thông tin chính xác cụ thể, trên hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia chỉ ghi chung chung là Hồi giáo thì chưa chính xác. Cử tri kiến nghị xem xét, bổ sung nội dung các tôn giáo cụ thể vào cơ sở dữ liệu quốc gia”.

#

Năm 1832 đánh dấu năm từ trần của Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định Thành. Lợi dụng cơ hội này, vua Minh Mệnh xua quân chinh phạt và thống trị toàn bộ lãnh thổ Champa sau đó xóa bỏ danh xưng của vương quốc này ra khỏi bản đồ thế giới, tiếp tục thực hiện chính sách hà khắc như lao động khổ sai, thuế nặng, chính sách đồng hóa xóa bỏ nhiều luật tục, chà đạp tôn giáo, tín ngưỡng của thần dân Champa, … Do đó, nhân dân Champa đã vùng dậy chống lại kẻ xâm lược nhằm giải phóng vương quốc champa khỏi ách thống trị của Minh Mệnh. Khởi đầu cho phong trào này là cuộc khởi nghĩa của Katip Sumat (1833-1834)

#

Thiên kinh Koran của Islam (Hồi giáo) toàn bộ có 30 chương (Juz) bao gồm 114 surah Surah (chương) và 6236 ayat (đoạn câu). Các tín đồ Islam tin rằng Thiên kinh này được mặc khải thông qua thiên thần Jibril (gabriel) đến cho Thiên sứ Muhammad. Do Thiên sứ Muhammad là người không biết chữ, nên mỗi câu Thiên kinh được mặc khải cho 5 người khác phải học thuộc lòng cả 30 chương, những vị này được gọi là Hafis và rất được tôn trọng. Ngoài ra Thiên kinh Koran còn ghi chép lại trên vỏ cây, tấm gỗ, da lạc đà, vải, … Quyển Thiên kinh trọn vẹn đầu tiên ra đời được sắp xếp lại với phần mở đầu là surah alham /al-Hamd hay được gọi là al-Fatihah (khai đề) và kết thúc bằng surah Kul Ak-O Praong hay được gọi là surah al-Nas (nhân loại).

#

Cái chết của vua Po Rome, nhiều tài liệu đã ghi chép không hợp lý. Theo truyền miệng, vua Po Rome bị bắt trong trận chiến, ngài bị nhốt vào rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế và ngài đã tự tử. Theo Dohamide-Dorohiem, E. Aymonier, Quyến, … vua Po Rome thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được đưa vào thánh đường làm thủ tục Hồi giáo (Chăm Awal) trước, và sau đó Chăm Ahier đưa đi hỏa táng theo tập tục. Theo G. Moussay và Po Dharma, khẳng định tờ báo viết bằng chữ Bồ Đào Nha của nhà truyền giáo gốc người Bồ Đào Nha đến Việt Nam viết, thì vua Po Rome bị bắt đưa ra Phú Xuân. Điều đặt ra, chắc chắn triều đình Huế sẽ tử hình thì còn đâu thi hài Po Rome để đưa vào Thánh đường (Magik) hay hỏa táng theo tục Hindu. Có chăng thần dân Champa chỉ thực hiện các thủ tục theo tôn giáo cho ngài mà không có thi hài. Theo G. Moussay và Po Dharma, sau khi vua Po Rome từ trần thì Hoàng gia Champa đã tổ chức lễ trong Thánh đường (Masjid / Magik) hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Hồi giáo). Sau đó, Po Rome cũng được hoàn thành một nghi thức khác là hỏa táng dành cho vị vua mà tín đồ Ahier (Balamon thờ Allah) sùng bái và thờ phượng. Đồng thời tín đồ Ahier cũng đưa tượng vua Po Rome dưới hình thể Mukha Linga (thần Shiva) vào thờ bên trong tháp, thay vì tháp này trước đó xây để thờ thần Shiva (Balamon) của Ấn giáo.

#

Lý do: ông Thà nói: vì Sang Mưgik (Thánh đường) Phước Nhơn, Xuân Hải xuống cấp nhờ bản thân tôi hảo tâm, hỗ trợ bằng tấm lòng từ thiện giúp đỡ. Ông ta mở lời xin 300.000.000 triệu (ba trăm triệu đồng). Bản thân tôi đồng ý giúp đỡ, để cầu phúc cho gia đình và bản thân nơi Pô Allah. Số tiền 300 triệu tôi đã gửi đủ không thiếu 1 đồng cho ông Dương Thà.

#

Po Cei Khar Mâh Bingu là biệt danh (tên tục) của Po Cei Sah Bin Bingu, vì ông hay mặc chiếc chăn quấn màu/bằng vàng. Ngoài ra ông còn có các tên gọi khác như Po Cei, Ngài là vị tướng tài trong triều đại vua Po Ramé (1627-1651), ông thường cầm roi và một tấm khăn ngao du khắp xứ sở. Liên quan đến Khu Thánh tích của Ngài nằm trong thung lũng Kapet, mà có thể sau này, toàn bộ khu Thánh tích sẽ bị nhấn chìm dưới lòng hồ Kapet, khi mà dự án hồ thuỷ lợi này được thực hiện. Nay, xin viết thêm về công trạng của Po Cei Khar Mâh Bingu đắp đập dẫn thuỷ nhập điền mang nước về cho dân chúng. Đó chính là con đập ĐaMi (banâk Dami), đập này có nguồn từ núi Madrén (Di Linh) dẫn nước về cho cánh đồng Radak (La Dạ). Công trạng của Ngài luôn được hát kể mỗi dịp làm lễ cúng Ngài ở Palei Craoh Tang (Làng Lâm Thuận, huyện Hàm Thuận Bắc).

#

Sự biến thái của tín đồ Awal (Agama Awal hay Hồi giáo Awal) Ngày nay theo trào lưu của xã hội 5G, sự xuống cấp đạo đức cũng nằm trong một bối cảnh chung. Xét theo chiều lịch đại, xã hội Chăm nói chung và giới chức sắc Chăm Bani (Chăm theo đạo) nói riêng, cụ thể là giáo sĩ (Acar) đạo đức xuống cấp trầm trọng… trong đó có rượu, bia, gái gú, mại dâm, bè bọn, mê tín dị đoan như chữa bệnh bằng bùa phép, bùa yêu, ma thuật, thuốc kích dục, thậm chí còn dùng thuốc độc để hại nhau trong xã hội Chăm.