#

Ngày Quốc Khánh (Chamic: “Harei Bangsa”; Malaymic: “Hari Kebangsaan” atau “Hari Merdeka”) là ngày đánh dấu một sự kiện lịch sử, chính trị của Mặt trận Giải phóng Champa-Fulro đánh chiếm và làm chủ thành phố Ban Mê Thuột-Daklak. Ngày Quốc Khánh Champa, tiếng Chamic: “Harei Bangsa Champa”, nhằm ngày 20/9/1964. Bản “Tuyên ngôn” chính thức được ba vị lãnh đạo FULRO ký tên: - Thiếu tướng Châu Dara, nhân danh dân tộc Khmer Krom (Khmer Hạ), - Chủ tịch Y Bham Enoul, nhân danh dân tộc Tây Nguyên (Degar-Vijaya), - Thiếu tướng Lès Kosem, nhân danh dân tộc Chăm (Panduranga và Kampong Cham). Chủ tịch Y Dhon Adrong (Chủ tịch chủ trương độc lập Champa) đọc bản “Tuyên ngôn” giải phóng Champa và  Kampuchea Krom ra khỏi ách thống trị của Việt Nam tại Đài Phát Thanh thành phố Ban Mê Thuột-Daklak vào ngày 20/9/1964. Bản tuyên ngôn đề cặp đến danh xưng Cộng hòa Champa” và “Cộng hòa Khmer Krom” được trịnh trọng tuyên bố tại Đài Phát Thanh Ban Mê Thuột trước toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.

#

Đúng một giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1964, Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro bắn tia đạn đầu tiên nhằm báo hiệu sự vùng dậy của tổ chức trên toàn khu vực cao nguyên miền trung Việt Nam. Vài giờ sau, lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Champa-Fulro đã làm chủ tình hình trại lính Buôn Sarpa, bắt tất cả binh lính Sài Gòn có mặt ở trại và bắt thêm sáu người Mỹ làm tù binh. Y Dhơn Adrơng đứng dậy phất cờ Fulro và đọc bản tuyên cáo trước tù binh Việt Nam và Mỹ với nội dung như sau: Mặt trận Fulro cương quyết giải phóng Kapuchea Krom và Champa ra khỏi ách thống trị của Việt Nam. Bản tuyên bố chính thức đã được ba vị lãnh đạo Fulro ký tên, là Châu Dara nhân danh dân tộc Khmer, Y Bham Enoul nhân danh dân tộc Tây Nguyên và Po Nagar (biệt hiệu của Lès Kosem) nhân danh dân tộc Chăm.

#

Kỷ niệm 66 năm (8/9/1958 - 8/9/2024), ngày Ngô Đình Diệm (Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 sau khi thành công trong việc phế truất vua Bảo Đại, cho đến khi bị lật đổ vào năm 1963) đàn áp mặt trận BAJARAKA sau khi dùng chính sách Tây tiến lên khu tự trị của sắc tộc bản địa Tây Nguyên (nối tiếp chính sách Nam tiến của Đại Việt). “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng” cũng như tổ chức “BAJARAKA” nhắc cho thần dân Champa (Rhade, Jarai, Cham, Churu, Raglai, Kaho, Bahnar, Stieng, …) nhớ đến tinh thần bất khuất, kiên cường của bậc trí thức và các dân tộc bản địa sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc khởi nghĩa trên một lần nữa đã khẳng định về lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, quyết tranh đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc và mong muốn khôi phục lại quyền bản địa, tái lập trên lãnh thổ Cao Nguyên một quy chế đặt biệt tương tự như quy chế Hoàng Triều Cương Thổ đã được hoàng đế Bảo Đại ban hành vào năm 1951. Thành viên “Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Thượng” cũng như thành viên của tổ chức “BAJARAKA” sẽ luôn được thần dân Champa tôn vinh và nhớ ơn như những vị anh hùng dân tộc.

#

Lượng Hữu Phú, sinh năm 1997, dân tộc Chăm (Chàm) tại làng Phước Nhơn-Ninh Thuận-Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài nguyên và Môi trường, Lượng Hữu Phú xin công tác tại Viện Kỹ thuật Biển Tp.HCM và được kết nạp Đảng Cộng Sản vào năm 2023 tại đơn vị này. Năm 2023, Lượng Hữu Phú được nhận học bổng Thạc sỹ du học Đại học Úc. Tại đây Lượng Hữu Phú có cơ hội tiếp xúc với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức nhân quyền tại Úc. Từ cơ hội này, Lượng Hữu Phú tìm cách trao đổi với Thành Thanh Dải (người cùng làng Phước Nhơn) đang điều hành Chính phủ Champa lưu vong với vai trò là Thủ tướng Chính phủ (tự xưng). Qua cuộc trao đổi, Thành Thanh Dải hứa sẽ tìm giải pháp giúp Lượng Hữu Phú hưởng qui chế tỵ nạn chính trị và định cư lâu dài tại Úc. Cũng tại cuộc trao đổi này, Thành Thanh Dải đã đề cử Lượng Hữu Phú làm phát ngôn viên của Chính phủ Champa và kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Champa lưu vong của Thành Thanh Dải.

#

Theo các nhà nghiên cứu, nhóm ngôn ngữ Cham, còn gọi nhóm ngôn ngữ Aceh-Cham, là một nhóm gồm mười ngôn ngữ nói ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số quốc gia khác như Kampuchea, Champa (miền trung Việt Nam), Thailand, Malaysia, Laos, America và Hainan (Trung Quốc),... Nhóm ngôn ngữ Cham thuộc ngữ hệ Nam Đảo, tiền thân là nhóm ngôn ngữ Cham nguyên thủy (proto-Chamic), được xem là chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh. Nhóm ngôn ngữ Cham lên đất tiền Champa (Việt Nam) từ các đảo Sumatra, Borneo, bán đảo Mã Lai,... Tiếng Aceh-Cham (4,2 triệu người nói), tiếng Cham Campuchia (700.600 người nói), tiếng Cham Jarai (513.930 người nói), tiếng Cham Rhade (398.671 người nói), tiếng Cham-Panduranga (195.000 người nói), tiếng Cham Raglai (146.715 người nói), tiếng Cham Malaysia (85.915 người nói), tiếng Cham Churu (23.875 người nói),  tiếng Cham Tsat (10.800 người nói), tiếng Cham Thailand (6.260 người nói), tiếng Cham America (3.600 người nói), tiếng Cham France (1.200 người nói), tiếng Cham Laos (875 người nói),...

#

Champa (Campa: ꨌꩌꨛꨩ ) là một vương quốc độc lập từ năm 192 (thế kỷ 2) sau Công Nguyên, ở miền Trung Việt Nam. Biên giới từ phía bắc tỉnh Quảng Bình kéo dài đến phía Nam của tỉnh Đồng Nai (Biên Hòa). Champa trong thời kỳ hưng thịnh từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10, nhưng sau đó suy tàn dần, cụ thể là đối mặt với các mối đe dọa cuộc Nam Tiến của Việt Nam. Cuối cùng Champa bị xóa tên trên bản đồ thế giới vào năm 1832 (thế kỷ 19).

#

Đây cũng là thời kỳ đầu mà Islam (Hồi giáo) du nhập vào Champa. Theo Ed Huber, Islam du nhập Champa vào khoảng đầu thế kỷ 10, người ta đã tìm thấy trong Tống sử một đoạn ghi “Cũng có (ở xứ Chàm) nhiều trâu sống trên núi. Nhưng người ta không dùng trâu để cày bừa mà chỉ để tế thần”. Lúc giết trâu để cúng, họ đọc lời cầu nguyện “Allahu Akbar”, đây chính là câu thiên kinh để tôn vinh Allah là đấng tối cao duy nhất. Theo sử liệu Trung Hoa. Trong Tống sử có thuật lại, khi tế trâu ở Champa họ có đọc câu thiên kinh “Allah Akbar”, nghĩa Allah là đấng tối cao và duy nhất. Dựa vào tư liệu trên có thể nhận định Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ thế kỷ 10 (Maspero, 1928, p.13-14). Điều trên trùng hợp, vua Po Allah cai trị ở Vijaya vào thế kỷ thứ 10, đó chính là vua Yang Puku Vijaya Sri tại Vijaya. Hơn nữa thời kỳ đầu Hoàn Vương (757-854) ở Virapura quá ngắn, rồi chuyển đến Indrapura, sau này Yang Puku Vijaya Sri (Po Allah) chuyển trung tâm quyền lực đặt tại Vijaya. Do đó, người Cham (Chăm) tại Panduranga tưởng rằng Po Allah chỉ là danh xưng Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa (ông trời) nên cho rằng đây chỉ là vua huyền sử Patao jiéng éng hay Patao éngkat (vua tự sinh).

#

Theo Ts. Putra Podam, nếu Hoàn Vương (Huánwáng) tồn tại ở phía nam Champa bao gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga từ năm (757-859), thì có nghĩa rằng Hoàn Vương cũng được xem là tiền thân của Panduranga (mặc dù Panduranga chưa độc lập). Do vậy, Panduranga phải được được biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh dấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832). Điều trên sẽ mâu thuẫn với lý thuyết của Ts. Po Dharma, vì ông cho rằng thời kỳ lịch sử của Panduranga chỉ bắt đầu từ triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247).

#

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Linyi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Lâm Ấp là vương quốc khởi đầu cho lịch sử Champa độc lập đã nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Người Melayu Champa có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ 2 (Filliozat, 1969). Tiếng Chăm hay tiếng Melayu Champa là hệ ngôn ngữ thuộc gia đình Đa Đảo “Autronesian”. Tiếng Chăm có mối quan hệ khăng khít với tiếng Mã Lai. So với tiếng Mã Lai người ta đã tìm thấy dấu tích vào thế kỷ thứ 7, còn tiếng Melayu Champa đã xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1998; Coedes, 1939). Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756.

#

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Linyi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Lâm Ấp là vương quốc khởi đầu cho lịch sử Champa độc lập đã nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Người Melayu Champa có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ 2 (Filliozat, 1969).