#

Kinh sách Bani của người Chăm Bani (Chăm có đạo) là bản trích có chọn lọc trong Thiên kinh Quran (Koran), là Kinh sách viết bằng chữ Ả Rập (Arabic) và đọc theo tiếng Ả Rập (Arabic). Do đó, giáo sĩ (Acar) đọc Kinh sách Bani hay Thiên kinh Koran thường không hiểu nghĩa. Thậm chí một số Acar mới nhập đạo thường đọc Kinh sách Bani (Thiên kinh Koran) bằng bằng chữ Latin phiên âm tiếng Việt, do đó, Kinh sách Bani (Thiên kinh Koran) dù cùng một Surak hay cùng một chương nhưng các giáo sĩ (Acar) đọc khác nhau, thường dư hay thiếu chữ.

#

Thành Phần, trước khi thành lập Hội đồng Sư cả, chính ông ta đề nghị tên tôn giáo của người Chăm là "Hồi giáo", và ông ta yêu cầu Hội đồng Sư cả lấy tên tổ chức là:"Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani". Đúng ra ông Thành Phần nên lấy tên: "Hội đồng Sư cả Hồi giáo Awal" thì đúng hơn, tôn giáo Chăm hiện nay gồm hai phái là: Agama Awal và Agama Ahier. Tôn giáo Chăm gây bất ổn trong cộng đồng Chăm hôm nay là do ông Thành Phần vì đồng tiền Ấn Độ mà bán cả tôn giáo Chăm cho Ấn Độ.

#

Qur’an (القرآن) là “Lời mặc khải của Allah bằng tiếng Ả Rập, được truyền xuống cho Muhammad qua trung gian của Jibrail, khi xướng đọc được ban phước”. Qur’an được mặc khải cho Nabi Muhammad trong thời gian 23 năm tùy thuộc vào điều kiện và sự kiện đang diễn ra. Nó được chia thành hai giai đoạn chính; thời kỳ Makkah và thời kỳ Madinah và bao gồm 114 surah (chương) và 6236 ayat (đoạn câu), bắt đầu bằng surah alham/al-Hamd hay được gọi là al-Fatihah và kết thúc bằng surah Kul Ak-O Praong hay được gọi là surah al-Nas. (Xin tham khảo thêm bài viết: Vai trò của Qur'an /Koran/ Kuru-ân trong Bani chữ Bani có phải tiếng Ả Rập không?)

#

Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người.

#

Patao Campa meng abat 15 marai tel Campa lahik aia bhian tuei Islam, oh hu patao Campa tuei agama Balamon (Hindu) tra. Tel di abad 17 (thế kỷ 17), raja patao Po Rome hu ba Cam Balamon marai tuei bhuk tik Po Allah, di meng nan nao, Cam Balamon jieng Cam Ahier, Cam lac Agama Ahier. Cam Awal nan, ew, Cam tuei Agama Awal. Yau urang Imam, Katip, Acar hu bhuk tik Po Allah saong tuei jalan nabi Muhammad, bac tapuk koran tuei panuec ndom sap puec urang Arap tuei Islam. Patao bia Campa, muk-kei Campa meng di kal tuei Islam (Asulam) min, marai tel harei ini.

#

Theo nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được, Thành Kim Cục là một nhân vật đã từng gây sóng gió tham gia phong trào dân tộc cực đoan dưới sự cầm đầu của ông Thành Phần đã gởi đơn đến các cơ quan chức năng đòi tôn giáo Bani và vu cáo nhà nước Việt Nam xóa bỏ tôn giáo Bani trong danh mục tôn giáo Việt Nam. Ông Cục cũng là nhân vật nằm trong bộ tam Cục-Chiêu- Thánh nhận chỉ thị của Châu Thị Cành (cựu thành viên Fulro) nhận 15.000.000 USD kích động các chức sắc và tín đồ Bani chống chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách tôn giáo.

#

Ngày 05/5/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo về Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Tại buổi họp báo, chính quyền tỉnh Ninh Thuận cung cấp thông tin về Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” lễ hội được diễn ra từ ngày 13/6 đến ngày 18/6/2023 tại Ninh Thuận với nhiều hoạt động tham quan trải nghiệm ở làng gốm Bàu Trúc và dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Theo chương trình buổi họp báo thông tin, trong thời gian này sẽ diễn ra Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” với sự tham gia các nhà khoa học và nghệ nhân Chăm.

#

Ông Thông Văn Dũng và Lâm Thị Thanh Linh có tranh chấp quyền sử dụng đất vào 2015. Hai bên chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất trên diện tích khu vực đang tranh chấp. UBND xã có mời hai đương sự là ông Thông Văn Dũng và bà Lâm Thị Thanh Linh lên hòa giải nhưng không thành. Trong biên bản hòa giải có yêu cầu 2 đương sự Thông Văn Dũng và Lâm Thị Thanh Linh phải giữ nguyên hiện trạng của mảnh đất, không được trồng trọt hoặc thay đổi trạng thái của mảnh đất. Sau khi hòa giải, Lâm Thị Thanh Linh có dựng một hàng rào bao quanh miếng đất để bảo vệ tài sản. Vì cho rằng Lâm Thị Thanh Linh đang vi phạm biên bản thỏa thuận nên ông Thông Văn Dũng đã phá hàng rào trên mảnh đất đang tranh chấp.

#

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Phước Nhơn cho biết, ông Thành Kim Cục và ông Kiều Trung nhận chỉ thị của ông Thành Phần, cầm tờ trình dài 3 trang nhân danh chức sắc và tín đồ Bani chống tinh thần Đại hội Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 4, với nội dung bịa đặt vu khống Ban thường trực Hội đồng Sư cả và đề nghị giải thể tổ chức này theo Luật tôn giáo và tín ngưỡng. Đây là lối suy nghĩ trẻ con, ấu trĩ, ngu xuẩn nhất đối với bộ tam Thành Kim Cục - Kiều Trung - Thành phần.

#

Trong cộng đồng Chăm hiện nay có nhiều dư luận đặt ra xung quanh vấn đề tôn giáo, nào là Chính phủ Việt Nam xóa tôn giáo “Bani” của dân tộc Chăm (lý do CCCD không còn tôn giáo Bani), nào là phản đối Chính phủ Việt Nam ép đồng bào Chăm phải mang tôn giáo “Hồi giáo”, nào là phải xóa tô giáo “Hồi giáo” trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ, nào là phải cấp một tôn giáo mới tên “Bani”, … Nguồn cội của vấn đề trên là do ông PTS. Thành Phần thực hiện dự án Ấn Độ với cam kết sẽ xóa mục “Hồi giáo” trong Danh mục của Ban Tôn giáo Chính phủ, đồng thời thay tôn giáo mới với cái tên được gọi là “Bani” và kích động nhóm phụ nữ, những người không hiểu biết đi đầu đòi tôn giáo “Bani” do ông Thành Phần bịa đặt. Trong lịch sử tôn giáo Champa xưa và người Chăm hiện nay không có tôn giáo tên “Bani”, mà chỉ có tôn giáo “AWAL” là một nhánh của Islam xưa tại Champa.