#

Được hướng dẫn bởi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và lòng tin cao độ vào việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hiến chương của các quốc gia, Khẳng định rằng các dân tộc bản địa được bình đẳng với tất cả những dân tộc khác, đồng thời ghi nhận quyền của các dân tộc được khác nhau, được tự coi mình khác và được tôn trọng như vậy, Cũng khẳng định rằng tất cả các dân tộc đều góp phần làm đa dạng làm giàu có những nền văn minh và văn hóa tạo nên những di sản chung cho loài người, Khẳng định thêm rằng tất cả các học thuyết, chính sách và thực tiễn dựa vào hoặc biện hộ cho tính ưu việt của những dân tộc hoặc các cá nhân trên cơ sở nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay những khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, hay văn hóa đều là sự phân biệt chủng tộc, giả dối về mặt khoa học, không có giá trị pháp lý, đáng bị lên án về mặt đạo đức và bất công về mặt xã hội,

#

Trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Malaysia, tôi và Pgs.Ts. Po Dharma thường xuyên gặp gỡ vào cuối tuần. Thầy là người hướng dẫn thứ hai luận án tiến sĩ của tôi tại Malaysia, chịu trách nhiệm nội dung về lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ chữ viết Chăm. Trong những dịp trò chuyện, tôi được nghe chính Thầy chia sẻ những mẩu chuyện rất hay, những thông tin rất quý báu mà ít có tài liệu tiếng Việt đề cập. Nay nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Thầy, tôi kể lại những mẩu chuyện ngắn được nghe từ Thầy để tỏ lòng thành kính, biết ơn Thầy cũng như bổ sung những cống hiến và đóng góp của Thầy cho sự bảo tồn lịch sử văn hóa và phát triển của cộng đồng Chăm.

#

Trong cộng đồng Chăm chúng ta, ai cũng biết rằng Po Dharma là một nhà khoa học lịch sử, có kiến thức uyên thâm về chuyên ngành và số lượng công trình xuất bản rất đồ sộ về văn hóa và lịch sử Champa. Những năm tháng trước khi sang Pháp du học và định cư, ông còn là một Thiếu tá trong quân đội Fulro cầm súng để bảo vệ các dân tộc thiểu số miền trung và Tây Nguyên trước làn sóng cộng sản tràn vào đánh chiếm miền nam Việt Nam.

#

Những gương mặt quen thuộc tại Hải Ngoại, được in trong sách Cuộc đời và sự nghiệp Po Dharma

#

Pgs.Ts. Po Dharma (Gru Po) đã qua đời nay được một năm. Tin buồn Gru Po mất nhanh chóng truyền khắp trong cộng đồng Chăm với những tiếc nuối, đau buồn và thương tiếc không nguôi! Cộng đồng Chăm mất đi một vị Giáo sư đã dành hết phần đời tuổi trẻ cho nghiệp binh trường vì lý tưởng bảo vệ dân tộc; khi được học tập và định cư ở nước ngoài thì dành trọn phần đời còn lại cho công cuộc nghiên cứu lịch sử và bảo tồn những giá trị văn hóa Champa, một dân tộc đã có một thời hưng thịnh trong quá khứ ở Việt Nam.

#

Theo nguồn tin của Ban Tổ Chức, trong dịp Lễ Tưởng Niệm Một Năm Mất Po Dharma sẽ có sự hiện diện của Ông Thạch Tân Dara, một Nhà Đấu Tranh cho Quyền Các Dân Tộc Bản Địa Việt Nam ngày nay. Ông cũng là Chủ Tịch Mặt Trận Khmer Krom Thống Nhất đòi quyền Bản Địa cho đồng bào Khmer Krom ở vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam. Đặc biệt trong buổi Lễ Tưởng Niệm Một Năm Mất Po Dharma có sự góp mặt của Hội Đồng Hương Palei Baoh Dana, do Po Dharma là người sáng lập và bảo trợ. Nhân buổi lễ này, Hội Đồng Hương Palei Baoh Dana sẽ đóng góp một màng Múa Truyền Thống Chăm để tỏ lòng biết ơn Po Dharma, là người đã có công gầy dựng và hướng dẫn Palei Baoh Dana cho đến ngày Ông ra đi vĩnh viễn.

#

Từ khi Champa bị xóa khỏi bản đồ vào năm 1832, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra, với những nhân vật anh hùng của thời cuộc xuất hiện như Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Les Kosem, Y Bham Enuol, và Po Dharma. Đây là những 5 nhân vật đã đi vào lịch sử Champa từ thế kỷ 19 đến hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Họ được vinh danh về lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, quyết tranh đấu và sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc và mong muốn khôi phục lại vương triều Champa nhằm mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho các thần dân Champa. Chính vì thế thần dân Champa luôn luôn tôn vinh và nhớ ơn vị anh hùng dân tộc. Người sẽ sống mãi trong lòng cộng đồng Champa và là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Chăm và cộng đồng Champa noi theo.

#

Y Bham Enuol sinh năm 1923 là sáng lập viên của phong trào Bajaraka (1958-1964), sau đó Chủ Tịch Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa (1964-1975) tức là một thành viên nằm trong tổ chức đấu tranh liên hiệp mang tên là Fulro (Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Các Sắc Tộc Bị Áp Bức) có trụ sở tại Campuchia. Ngày 17-4-1975, Khơ Mer Đỏ chiếm thủ đô Phnom-Penh.

#

Pgs.Ts. Po Dharma, một sử gia Chăm, một chiến sĩ FULRO, một nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc Chăm đã vĩnh viễn từ giả cõi trần tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp vào ngày 21 tháng 2 năm 2019 do bệnh ung thư cuốn họng. Sự ra đi của Ông đã để lại cho gia đình, bạn bè, thân hữu, và toàn thể cộng đồng Champa vô cùng đau buồn và thương tiếc.

#

Thiếu Tướng Les Kosem – Haji Les Kosem (bí danh Po Nagar) sinh ngày 27-3-1927 tại Kompong Cham, người Campuchia gốc Chăm. Ông là sĩ quan quân đội Campuchia có vai trò quan trọng trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai và những cuộc nội chiến ở Campuchia. là lãnh tụ phong trào Fulro, một nhân vật đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc Champa bị áp bức, đã từng đóng vai trò quan trọng trên bàn cờ chính trị Đông Dương vào những năm 1964-1975.