Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 19. Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung nhiều cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng,… |
Po Dharma, ông tên thật trong khai sinh là Quảng Văn Đủ, sinh năm 1945 tại Palei Baoh Dana (thôn Chất Thường, Ninh Thuận). Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo gồm 7 anh chị em, ông là người duy nhất bước chân vào đại học. Năm 1960-1964, ông học ở trường tư thục Bồ Đề và năm 1964 ông sang trường trung học Duy Tân (Phan Rang) cho đến đổ tú tài vào năm 1968. |
Pgs. Ts. Po Dharma, một học giả, nhà nghiên cứu lịch sử và nền văn minh Champa có tên tuổi đã đột ngột ra đi ngày 21-2-2019 giờ Paris do một căn bệnh nặng. Sự ra đi đột ngột của Po Dharma là một mất mát lớn đối với gia đình, bè bạn và cộng đồng Champa trong và ngoài nước. Cộng đồng Chăm mất đi một vị Giáo sư đầu tiên đã dành trọn cuộc đời mình vì lý tưởng bảo vệ dân tộc và văn hóa Champa. |
Islam (tiếng Ả Rập là: الإسلام al-'islām) mà ở Việt Nam quen gọi là Hồi giáo, là một tôn giáo Độc Thần. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo. Islam ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đạo Ả Rập, một số người cho rằng Islam do Muhammad sáng lập, nhưng theo tôi điều này không chính xác, vì trong đức tin của tín đồ Islam thì Islam bắt nguồn từ trước khi Thượng Đế (Allah) tạo ra Adam. Tất cả tôn giáo đều khởi nguồn từ tôn giáo thờ Thượng Đế mà người Việt Nam dù theo tôn giáo nào thì cũng từng nhắc đến “Ông Trời”. Trong thuyết Độc Thần, Thượng Đế không có danh xưng, người Do Thái gọi là Giê -Hô- Va, người Arab gọi là Allah, người Malay gọi là Tuhan, người Việt gọi là Chúa Trời, Thượng Đế, người Chăm gọi là Po |
Đại hội nhiệm kỳ I (2007 - 2010) theo Quyết định số 4106/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Ninh Thuận. Hội đồng Sư cả 9HĐSC) đã họp lấy ý kiến đặt tên cho tổ chức. Ban đầu HĐSC đề nghị tên tổ chức là: “Hội đồng Sư cả Bani tỉnh Ninh Thuận” sau khi bàn bạc và trao đổi thì TS.Thành Phần liền cho ý kiến và đề nghị nên lấy tên “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận”, với 2 lý do: |
Sau khi đơn kiến nghị của Ts. Thành Phần gửi Ban Tôn giáo Chính phủ bị Hội đồng Sư cả (HĐSC) tẩy chay, TS. Thành Phần liền kêu gọi lập nhóm với tên GROUP HĐSC gồm 14 thành viên do ông Kiều Trung (Palei Katuh) làm Admin. Đây là nhóm gồm những người thân cận của TS. Thành Phần để bày chuyện vô bổ không thuộc trách nhiệm của mình nhằm gây chia rẽ sự đoàn kết trong nội bộ của HĐSC. |
Theo thông lệ, định kỳ 03 năm một lần, người Chăm theo Hồi giáo Bani ở tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức lễ hội Suk-yeng. Lịch trình lễ hội Suk-yeng theo truyền thống tổ chức vào các ngày thứ Sáu tuần tự qua 07 Sang Magik (Majid) trong toàn tỉnh, năm nay khai mạc vào thứ sáu ngày 03/01/2020 tại Thash đường Bani Thành Tín, kết thúc tổng kết lễ hội vào thứ sáu ngày 14/02/2020 tại Thánh đường Bani Tuấn Tú. |
Theo Putra Podam, phát biểu trên của Inra Sara chỉ là lối suy diễn suông như bao người khác ở trong làng Chăm mà thôi, chỉ thấy tên Po Ina Nagar thì Inra Sara liền cho rằng đó là Po khai quốc Champa, là thần mẹ khai sáng giang sơn gấm vóc, khi các tôn giáo chưa vào Champa, những gì mà Inra Sara nêu ra chỉ là phỏng đoán và không liên quan gì đến nguồn gốc lịch sử của Po Ina Nagar. |
Sau khi đọc bài viết của tôi, Inra Sara liền viết bài phản biện, nhưng những bài phản biện của Inra Sara không nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo mà Inra Sara đã đưa ra, mà ngược lại viết bài nhằm chê bai, hạ bệ đối thủ và tự sướng ca tụng mình. |
Người Chăm ai cũng biết Po ALLAH là Đấng tối cao và duy nhất đối với người Chăm Bani, nay đã bị các nhóm muốn hạ bệ và tìm cách thay thế bởi Po KUK, một tên Po có trong huyền thoại Sấm thế ký của Chăm Balamon ra dời khoảng thế kỷ 17. Việc nhóm Thành Phần và InraSaranhằm lôi kéo Bani về ảnh hưởng Balamon hay Phật giáo, là mục tiêu để xóa bỏ Po ALLAH khỏi tâm thức của người Chăm Bani. Đây là việc làm sai trái, xáo trộn trong cộng đồng Chăm Bani hiện nay. Rất mong những người Chăm Bani cần bình tỉnh, thông minh để nhận biết việc làm sai trái của nhóm trên hầu đưa ra nhận định đúng đắn hơn. |