“Đặc Điểm Văn Tự Của Người Chăm” là bài viết của TS. Thành Phần đăng trong công trình mang tựa đề “Bốn mươi năm nghiên cứu văn hóa Chăm” do Nhà xuất bản Văn hóa Dân Tộc ấn hành năm 2015, trang 278-288. Đây là một bài viết giới thiệu đặc điểm tiếng nói và đặc điểm văn tự của người Chăm qua các thời kỳ cũng như sự ảnh hưởng của văn tự Sanskrit đối với văn tự của người Chăm. Trên cơ sở đó tác giả đã đề cập đến thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị các tư liệu văn tự Chăm trong các gia đình, trong các bảo tàng, thư viện, trung tâm nghiên cứu và trường học.Tác giả mạnh dạn so sánh việc truyền dạy chữ Chăm trước và sau năm 1975, từ cơ sở đó, tác giả kết luận thực trạng dạy chữ Chăm hiện nay ở bậc Tiểu học. |
Tài liệu tự học chữ Arab (Arabic), bài học được thiết kế đơn giản gồm 52 chủ đề và luyện tập, chữ to và rõ ràng. Phần tiếp theo là 19 bài Kinh thánh, mở đầu là Al Fatihah và kết thúc là An Naas. |
Theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, người Chăm đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá. Chữ viết này có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ). Trong thời kỳ đầu, người Chăm chủ yếu dùng chữ Chăm cổ để khắc tiếng Phạn, dần dần người Chăm hoàn thiện chữ viết này sử dụng để khắc tiếng Chăm. Akhar Thrah là chữ viết phổ biến nhất và trở thành chữ viết chính thức của vương quốc Champa từ thế kỷ 17, ngoài được khắc trên Tháp Po Rome, chữ viết này còn được viết tay và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ ban giao quốc tế, hành chánh, tôn giáo, lịch sử, văn học Chăm,…Ngoài ra, người Chăm còn dùng chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn. Song song thời kỳ này, người Chăm còn dùng chữ viết Ả Rập hay chữ Jawi Chăm để ghi kinh thánh của các bậc Chăm Awal như Po Acar, Katip, Imam,…Để bảo tồn, phổ biến cũng như hỗ trợ dạy và học chữ viết Chăm Thrah được thuận lợi, hiện nay cộng đồng Chăm, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Chăm đã sử dụng chữ viết Rumi Chăm EFEO để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu “một số kiểu viết sử dụng akhar Hayap hay akhar Thrah” |
a) Vì "nd" và "d" đọc na ná nhau, thế làm sao phân biệt được là "nd" hay "d" khi nghe một từ vựng Chăm? b) Tương tự, làm sao phân biệt giữa "mb" và "b"? c) Cũng như "nj" và "y"? d) Khi đặt (chế tạo) một từ vựng mới chưa hề có trong tự điển hay trong VBHG Panduranga, thì khi nào viết "nd" khi nào "d" cho các từ có âm /đa/? Tương tự cho 2 phụ âm "mb" và "nj" kia? |
Sự ra đời của ba phụ âm nja, nda, mba từ thế kỷ thứ 4 và sự hình thành chữ akhar Thrah từ thế kỷ 16 đã tạo cho hệ thống chữ viết Chăm rất ổn định về mọi mặt từ ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn. |
Akhar Thrah hay chữ viết Chăm truyền thống hình thành từ thế kỷ 16. Chữ viết này đã được khắc trên bia ký Po Rome (1627-1651) thế kỷ 17 (Dharma, 2006; Lafont, 2011). Trong thời kỳ phát triển, akhar Thrah có một qui luật rất ổn định về ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn. Akhar Thrah được sử dụng chính thức từ năm 1702 trong các văn bản hành chánh quốc gia Champa, trong các tác phẩm văn học, lịch sử, ngôn ngữ, các kinh sách tôn giáo Chăm Ahiér, Chăm Awal, và các tài liệu được lưu hành trong cộng đồng Chăm cho đến ngày nay. |
Panuec Langkar - Daa Po là phiên bản Surat E101A |
Chamkey là bộ gõ tiếng Cham, dung lượng gọn nhẹ, đơn giản đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng trong việc soạn thảo văn bản gồm: Cham Thrah, Cham Latin, English, Vietnamese. |
Chamkey là bộ gõ tiếng Cham, dung lượng gọn nhẹ, đơn giản đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng trong việc soạn thảo văn bản gồm: Cham Thrah, Cham Latin, English, Vietnamese |
The main purpose of this research is to explore the preferable Cham script and Cham Latin; to develop application and evaluate the application products. Research sample is divided into two groups and the research instrument distributed into two forms of survey. The application was developed using ADDIE model. This survey, the acceptance of Cham script by religious group is 100%, Cham script online voting by student is 90.09%, Cham script by online questionnaire is 98.3%. EFEO Cham Latin by religious group is 100%, EFEO Cham Latin by online questionnaire is 95.4%. Viewed by sixteen experts using Fuzzy Delphi the results show that percentage of all items are 100%, more than what required (75%), the value of d for total construct is 0.02 (required ≤ 0.2). For conversion application, we have checked the accuracy percentage of four Cham poems and results Ariya Gleng Anak 99.88% (n=2459); Nai Mai Mang Makah 100% (n=2523); Ariya Cam Bini 100% (n=1823); Ariya Po Ceng 99.91% (n=2202). Using technologies to preserve the Cham language heritage is not only theoretically significant but also practically significant. |