#

Damnay Cei Dalim là truyền thuyết viết theo thể loại Airya mà Ong Maduen thường hát trong lễ tục Rija Nagar, Rija Harei và Manak Bingu Hala Marang trước cổng vào của khuôn viên gia đình người Chăm. Tác phẩm này do Heng Đai (Chất Thường, Ninh Thuận) sưu tầm, hiện lưu trử trong thư viện của Viện Viễn Đông Pháp, mang ký hiệu CAM 246a.

#

Ariya Sep Sah Sakei (trường ca Sep Sah Sakei) là tác phẩm văn học viết bằng Akhar Thrah rất phổ biến ở vùng Cham Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay), do Linh Mục G. Moussay (Trung Tâm Văn Hóa Chăm) chụp ảnh mang ký hiệu số : CCC. C6. kauthara.org giới thiệu lại tác phẩm Ariya Sep Sah Sakei với nội dung như sau [...]

#

Ariya Glang Anak, một tuyệt tác văn học vừa là một văn kiện lịch sử quan trọng của dân tộc Chăm. Tác phẩm này đã sao chép, lưu truyền trong làng người Chăm và cả Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO). kauthara.org giới thiệu lại tác phẩm này hiện đang đăng tải trên trang Champaka.info với nội dung như sau [...]

#

Ariya Cam-Bani là tác phẩm văn vần viết bằng Akhar Thrah gồm 13 trang tổng cộng 126 câu thơ phát xuất từ thôn Văn Lâm, Ninh Thuận, do Ts. Thành Phần sưu tầm mang ký hiệu số TP 41. Lần đầu tiên, tác phẩm này được giới thiệu trong Truyện Cổ Dân Tộc Chăm (1982, trang 134-138), trong Truyện Thơ Chăm (Hà Nội, 1983, trang 99-123) và trong Văn Học Chăm của Inrasara (1994, trang 175-182 và 322-338).

#

Akayat Inra Patra (sử thi Inra Patra) là tác phẩm văn học viết bằng Akhar Thrah Thrah mang ký hiệu số CHCPI 5. Tác phẩm này do Linh Mục G. Moussay (Trung Tâm Văn Hóa Chăm) sao lại vào năm 1970 dựa vào bản gốc của một cuốn sách được lưu tại Palei Tanran (Hữu Đức, Ninh Thuận). Kauthara.org giới thiệu lại tác phẩm Akayat Inra Patra với nội dung như sau [...]

#

Akayat Dewa Mano (sử thi Dewa Mano) là tác phẩm văn học viết bằng Akhar Thrah rất phổ biến ở vùng Cham Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay). kauthara.org giới thiệu lại tác phẩm này hiện đang đăng tải  trên trang Champaka.info với nội dung như sau [...]

#

Ja Kadek saong Ja Kadaop là chuyện cổ tích của dân tộc Chăm viết bằng Akhar Thrah do ông A. Landes sưu tầm, hiện còn lưu trử trong thư viện EFEO (Viện Viễn Đông Pháp), mang ký hiệu CAMPA 22, khổ 210 x 320 cm, dày 256 trang. Theo ông A. Landes, chuyện cổ tích này viết vào năm 1885 tại Sài Gòn bởi cộng tác viên của ông E. Aymonier (tức là thân phụ của ông Bố Thuận). Ja Kadek saong Ja Kadaop dài 7 trang, chiếm từ trang 78 đến trang 85 của chuyện cổ tích này.

#

Cei Balaok La-u (Hoàng tử sọ dừa) là chuyện cổ tích của dân tộc Chăm viết bằng Akhar Thrah do ông A. Landes sưu tầm, hiện còn lưu trử trong thư viện EFEO (Viện Viễn Đông Pháp), mang ký hiệu CAMPA 22, khổ 210 x 320 cm, dày 256 trang. Theo ông A. Landes, chuyện cổ tích này viết vào năm 1885 tại Sài Gòn bởi cộng tác viên của ông E. Aymonier (tức là thân phụ của ông Bố Thuận). Cei Balaok La-u (Hoàng tử sọ dừa) dài 77 trang, chiếm từ trang 1 đến trang 77 của chuyện cổ tích.

#

Trong kho tàng văn học dân gian Chăm, Cei Balaok La-u (Hoàng Tử Sọ Dừa) là truyện cổ mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội Champa. Nhìn dưới gốc độ của văn chương lịch sử, truyện Cei Balaok La-u có nội dung liên quan đến hai dòng tộc lớn của vương quốc Champa dưới thời cổ đại, đó là thị tộc Cau (Kramuka) và thị tộc Dừa (Narikela).