PHÂN TÍCH
HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI STIÊNG QUA CÁC THỜI KỲ VÀ
PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN
PUTRA PODAM
NHÓM NGHIÊN CỨU
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của phần này là khảo sát thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng, khảo sát và lựa chọn bảng chữ cái S’tiêng (mẫu tự chữ cái) thông qua cộng đồng người S’tiêng tại tỉnh Bình Phước. Căn cứ bảng chữ cái này, nhóm nghiên cứu đề xuất bảng chữ cái đã lựa chọn làm cơ sở để xây dựng chương trình dạy học tiếng S’tiêng ở bậc Tiểu học. Các mục tiêu chính được liệt kê như sau:
(i). Khảo sát thực trạng và nhu cầu học tiếng S’tiêng trong cộng đồng.
(ii). Khảo sát sự chọn lựa chữ cái tiếng S’tiêng qua nhóm cộng đồng và chuyên gia.
(iii). Chọn lựa, xây dựng và đề xuất bảng chữ cái tiếng S’tiêng
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Theo mục tiêu chính của đề tài, một số câu hỏi liên quan trong nghiên cứuđược đặt ra là:
(i). Thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng?
(ii). Mức độ cần thiết nhu cầu học tiếng S’tiêng?
(iii). Sự chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong cộng đồng?
(iv). Sự chọn lựa bảng chữ cái tiếng S’tiêng trong chuyên gia?
(v). Hệ thống bảng chữ cái tiếng S’tiêng lựa chọn và đề xuất?
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu có ý nghĩa đến người S’tiêng liên quan đến truyền thông, dạy và học và bảo tồn ngôn ngữ và tiếng nói S’tiêng. Đó là:
LINK Full Text: HỆ THỐNG BẢNG CHỮ CÁI STIÊNG + PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN