Chữ viết Champa và Rumi Champa 2000

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Feb 19, 2018, 5:34 AM
Tác giả:
Putra Podam, Wiya Podam
putrapodam@yahoo.com, wiyapodam@yahoo.com
Bài nghiên cứu đã báo cáo hội thảo “International Graduate Conference on Engineering, Science and Humanities 2016”. Universiti Teknologi Malaysia 15-17, August 2016.
----------***----------
 

Người Cham là một trong 54 dân tộc thuộc thành phần dân tộc bản địa cư trú lâu đời ở miền Trung Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số của Nhà nước Việt Nam vào năm 2009, tổng số người Cham tại Việt Nam là 161.729 được phân bố ở nhiều tỉnh khác nhau như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long Khánh, Bình Phước, Tây Ninh, Châu Đốc và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở nước ngoài, tổng dân số Cham tại Kampuchea khoảng 800 ngàn người, Malaysia khoảng 400 ngàn người, Thái Lan 30 ngàn người, và một số ít sống tại Pháp, Hoa Kỳ, Hainan (Trung Quốc).

Tiếng Cham là ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Cham rất gần gủi với nhóm ngôn ngữ như: Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Hroi, Aceh, Hainan,...được gọi chung là Chamic.

Người Cham (thuộc Champa) có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ (akhar Hayap) được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV và chữ viết akhar Thrah sử dụng từ thế kỷ XVI đến nay. Ngoài ra chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn; chữ viết Ả Rập (Arabic) hay chữ Jawi được người Champa vùng Nam Bộ thường dùng để ghi giáo luật Islam giáo và văn hóa Islam giáo; ngày nay cộng đồng Cham, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Cham còn sử dụng chữ viết Rumi Champa 2000 (Putra Podam) để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

Bài viết này nhằm giới thiệu và phân loại chữ viết Cham, các kiểu chữ viết Cham, phân tích sự hình thành và phát triển Rumi Cham và hệ thống Rumi Champa 2000, đồng thời nhằm góp phần bảo tồn và phát huy chữ viết Cham, chữ viết của nền văn minh dân tộc ở Đông Nam Á.

 

1. Đặc điểm tiếng nói

Người Cham là một tộc người thuộc vương quốc Champa, ngày nay thuộc một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếng Cham là ngôn ngữ của người Cham ở Đông Nam Á thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Cham rất gần gủi với một số tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ như: Jarai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi.

Ở Việt Nam, cộng đồng người Cham định cư chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, ... Ở nước ngoài, cộng đồng người Cham định cư chủ yếu ở Kampuchea, Malaysia, ThaiLand, Hoa Kỳ, Pháp, Hainan (Trung Quốc) và Aceh.

Từ đặc điểm trên và địa bàn cư trú không đồng đều, cách biệt về mặt địa lý nên đã ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm lịch sử, văn hóa, tiếng nói của cộng đồng này. Nhìn chung tiếng nói của người Cham có sự khác biệt tùy theo khu vực và vùng miền. Mỗi vùng miền có sử dụng một số đặc điểm và phương ngữ riêng do quá trình lịch sử và quá trình tiếp xúc các tộc người xung quanh. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người, để truyền bá và trao đổi thông tin, người Cham đã sáng tạo và sử dụng thêm một số ngôn ngữ khác như tiếng Phạn, Malay, Ả Rập (Arabic) và Việt ngữ,…đã trở thành di sản tiếng nói của người Cham.

 

2. Đặc điểm chữ viết

Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc, Champa độc lập từ năm 192 sau công nguyên, cuối thế kỷ thứ 2 (R. Stein, 1947). Cũng theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, thần dân Champa đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá. Chữ viết này có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ). Trong thời kỳ đầu, người Champa chủ yếu dùng chữ Champa cổ để khắc tiếng Phạn, dần dần người Champa hoàn thiện chữ viết này sử dụng để khắc tiếng Chamic. Akhar Thrah là chữ viết phổ biến nhất và trở thành chữ viết chính thức của vương quốc Champa từ thế kỷ 17, ngoài được khắc trên Tháp Po Rome, chữ viết này còn được viết tay và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ ban giao quốc tế, hành chánh, tôn giáo, lịch sử, văn học Cham,…

Ngoài ra, người Cham còn dùng chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn. Song song thời kỳ này, người Cham còn dùng chữ viết Ả Rập hay chữ Jawi Cham để ghi kinh thánh của các bậc Cham Awal (akhar Bani) như giới giáo sĩ Acar, Katip, Imam,…

Để bảo tồn, phổ biến cũng như hỗ trợ dạy và học chữ viết Thrah được thuận lợi, hiện nay cộng đồng Cham, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Cham đã sử dụng chữ viết Rumi Champa 2002 (Putra Podam) để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

 

2.1. Giai đoạn phát triển chữ viết Champa (quen gọi chữ Cham)

Căn cứ vào nhiều tư liệu về nguồn gốc lịch sử phát triển chữ viết, chữ viết Champa có thể được chia thành ba giai đoạn chính như sau:

2.1.1. Thời kỳ chữ Champa cổ đại (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV): Giai đoạn này người Cham sử dụng chữ Champa cổ để tạc khắc chữ trên bia đá nên thường gọi là akhar Hayap. Akhar Hayap ở thời kỳ này có nguồn gốc từ chữ viết Devanagari (Ấn Độ). Chữ Champa cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Champa cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. So với Mã Lai, các nhà khoa học đã tìm thấy tiếng Malay được khắc trên trên bia đá ở đảo Java vào thế kỷ thứ 7 (Casparis, 1956), Kampuchea dùng chữ cổ để khắc tiếng Khmer vào thế kỷ thứ 9 (Ian Nathaniel Lowman, 2011). Trong khi tiếng Cham đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4(Al-Ahmadi,1988; Coedes, 1939; Lafont, 2011).

Nội dung trên một số bia ký ở Champa cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và lễ nghi. Nội dung trên bia Võ Cạnh chủ yếu ghi bằng tiếng Phạn, trong khi nội dung trên bia Đồng Yên Châu ghi song ngữ cả tiếng Phạn lẫn tiếng Cham.

2.1.2. Thời kỳ chữ Champa trung đại (sau thế kỷ thứ XV): Đây là giai đoạn đánh dấu sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo ở Champa, cũng là giai đoạn mà tiếng Phạn không còn phát triển, mà thay vào đó các bậc tu sĩ Cham Ahiér như Po Adhia, Basaih,…bắt đầu sử dụng akhar Thrah để ghi chép kinh kệ bằng tiếng Phạn hay tiếng Cham (tiếng mẹ đẻ). Đây cũng là thời kỳ chữ viết akhar Thrah đang hình thành, là giai đoạn chuyển biến từ chữ Champa cổ (akhar Hayap) sang chữ Champa truyền thống (akhar Thrah).

2.1.3. Thời kỳ chữ Champa cận đại (từ thế kỷ XVII đến nay): Giai đoạn này người Cham sử dụng chữ viết Akhar Thrah (tức là chữ Champa truyền thống hay chữ Champa phổ thông). Chữ viết akhar Thrah xuất hiện trên bia ký Po Rome (1627-1651) vào thế kỷ thứ XVII (Lafont, 2011). Đây là loại chữ viết được kế thừa từ chữ viết Champa Cổ đại và chuyển biến trong giai đoạn thời kỳ Trung đại.

Akhar Thrah là chữ viết Champa được sử dụng chính thức trên các văn bản hành chính quốc gia Champa từ năm 1702, trong các tác phẩm văn chương như: Akayet Inra Patra, Akayet Um Marup,… và chữ viết này được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

 

2.2. Một số chữ viết Champa

2.2.1. Akhar Hayap (chữ viết Champa trên bia đá)

Theo các nhà nghiên cứu Tây Phương chuyên về văn bản Champa cổ, chữ viết Champa cổ là loại chữ viết xuất hiện trên các bia đá Champa kể từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV. Chữ viết này được dùng để khắc trên các bia đá, tảng đá, trên các vách núi, .. nên người Cham thường gọi là akhar Hayap (akhar Tapaoh).

Định nghĩa

• Hayap trong tiếng Chăm có nhiều nghĩa: a). mặt bằng phẳng – batuw hayap “tảng đá bằng phẳn; b). tượng, bia đá – Hayap Bia Ut “tượng Bia Ut”; Hayap Po Kaong Garai “bia Po Klaong Garai”; c). tạc, đục, khắc –  hayap di ngaok batuw “khắc trên mặt đá”.

• Tapaoh (< paoh):  tạc, đục, đẻo.

Từ định nghĩa trên, akhar Hayap có nghĩa là chữ viết được khắc trên đá, bia đá, tảng đá, vách núi,…còn Tapaoh chỉ là kỷ thuật mang tính chất tạc, khắc, đục đẻo,…

Do đó, khi đề cập đến chữ Champa cổ, thì người Cham ám chỉ đến chữ viết Champa xuất hiện trên các bia đá ở Champa kể từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969) chữ viết này thường gọi là akhar Hayap.

Akhar Hayap (Chữ Champa cổ) là một loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ), chữ viết này xuất hiện khá sớm trên bia đá Võ Cạnh ở Champa vào thế kỷ thứ 2 (Coedes, 1940; Filliozat, 1969). Trong thời kỳ đầu Chữ Champa cổ chủ yếu dùng để tạc, khắc kinh kệ Phạn ngữ (tiếng Phạn), do đó số lượng ký tự chữ Champa cổ hoàn toàn phụ hợp để khắc Phạn ngữ, xem akhar Hayap trên bia Võ Cạnh  ở Hình 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Chữ Champa cổ (Akhar Hayap) được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Dùng ghi hoàn toàn tiếng Sanskrit (tiếng Phạn).

Nội dung trên bia Võ Cạnh (Filliozat, 1969)

6. - - - - - - - - - -/ - - - prajāṇn̄ṅ karuṇ   xxx

7. - - - - - - - - - - / xx  sth(i)to x prathama vijayāya  (vādau cai) - -

8. - - - ve śukladivasa (sya)  /  x  (pau)rṇṇam(ā)syām  ajñāpitaṃ sadasi

                                                                                      [rāja(va)re(ṇa)

9. - - - ta(ddh)ottrair nnu  rājaśatav [ā] / gamṛtam pibantu  śrīmārarãja-

                                                                                      [kulava(ṅśa)  x

10. - - [bhū]ṣaṇena  śrīmāra (pautra)  /  (ta)nayākulanandanena  ajñā -

                                                                          [ pitaṃ svajanasaṃ(ja)

11. - - x maddhye vākyaṃ prajāhi  / takaraṃ kariṇor vvareṇa  lokasyāsya

                                                                                           [ gatāgatiṃ vi

12. -  tā  siṅhāsanāddhyāsinā / ḥ  putre bhrātari  tantuk [e] svasamīkara-

                                                                                          [ṇachandenāṃ

13. - x ptṛṣu  yat  kiñc[i]d  rajataṃ  su/varṇṇam  ap(i) vā sasthāvarañ

                                                                        [jangamam  koṣṭhāgārakax

14. - taṃ  priyahite  sarvvaṃ  visṛ/ṣ[ṭa]ṃ  mayā  tad  etam mayānujñātaṃ

                                                                                 [ bhaviṣyair  api  rā(ja)

15. - x r  anumantavyaṃ  xxx  / x  viditam  astu  ca  me bhṛttyasya  vīrasya

 

Đến thế kỷ thứ 4, Champa bắt đầu sử dụng chữ Champa cổ để ghi tiếng Cham cổ (tiếng mẹ đẻ). Tiếng Cham cổ xuất hiện trên bia ký Đông Yên Châu vào thế kỷ thứ 4 (Coedes, 1939; Al-Ahmadi, 1988). Từ giai đoạn này trở đi trên bia ký Champa thường khắc song ngữ phần đầu là tiếng Phạn và phần cuối là tiếng Cham.  Xem nội dung bia đá Đồng Yên Châu ở Hình 2.

 

 

 

 

 

Hình 2. Chữ Champa cổ (Akhar Hayap ), ghi tiếng Chamic(tiếng mẹ đẻ)/ Malayic và tiếng Sanskrit (tiếng Phạn) trên bia ký Đông Yên Châu năm c.350 A.D (thế kỷ 4).

Nội dung trên bia Đồng Yên Châu, dịch bởi Thurgood 1999, p. 3

Siddham! Ni yang nāga punya putauv.

Ya urāng sepuy di ko, kurun ko jemā labuh nari svarggah.

Ya urāng paribhū di ko, kurun saribu thun davam di naraka, dengan tijuh kulo ko.

 

Putra Podam (2015)

Siddham! Ni yang nagar hu patao.

Hec thei urang pok noja kau, kurun kau kaya banrik mang suraga

Hec urang yang paribai di kau, kurun saribu thun dalam di naraka, saong tijuh tal tanah raya.

 

Giai đoạn từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 9 là thời kỳ vàng son của Champa, do đó, nội dung trên bia đá gồm tiếng Phạn và tiếng Cham cổ có quy luật chính tả, cấu trúc hành văn luôn luôn chính xác. Xem nét dạng của khar Hayap viết vào thế kỷ thứ IX.


Hình 3. Nét akhar Hayap viết vào thế kỷ thứ IX.

Nội dung akhar Hayap trên Hình 3. (Dharma, 2006)

“Om namas sivâya” Sakarâja 788 kâla yâng Po Ku Srî Paramesvaravarmmadeva punah guhâ nay.

“Nhân danh Đấng Siva” vào năm saka 788 (= 866 dương lịch), dưới triều đại Po Ku Sri Paramesvaravarmmadeva, xây dựng cung điện này.

Để thuận lợi vừa viết được tiếng Phạn vừa viết tiếng Cham, chữ Champa cổ cần bổ sung thêm ba ký tự mới đó làNja, Nda Mba.

Trong bảng chữ cái Champa cổ có hai hệ thống phụ âm: ṭa, ṭha, ḍa, ḍha, ṇa và ta, tha, da, dha, na;  ba phụ âm “sa”: śa, ṣa, sa; nhưng chỉ có một phụ âm “pa”. (EFEO,1977). Xem bảng chữ Champa cổ và cách phiên tự và phiên âm của EFEO ở Hình 4.

Hình 4. Chữ Champa cổ và cách phiên tự và phiên âm Rumi Champa 2002 (Putra Podam).

Đặc biệt trong hệ thống chữ viết Champa cổ thiếu ký tự phụ âm “pha”, vì các bia đá ở Champa bị hư hại nhiều nên các nhà nghiên cứu chưa tìm ra ký tự này. Nhưng một điều chắc chắn rằng người Cham có ký tự phụ âm “pha”, vì đây là từ thường dùng phổ biến ở người Cham và cũng là từ xuất hiện nhiều trong chữ viết Sanskrit. Vì lý do này nên akhar Thrah đã bổ sung ký tự phụ âm “pha” vào danh sách bảng chữ cái.

 

Hình 5. Chữ Champa cổ (Akhar Hayap ), ghi tiếng Cham (tiếng mẹ đẻ) trên bia ký Đông Yên Châu năm c.350 A.D (thế kỷ 4) và chữ viết Malay năm May 1, 683 (thế kỷ 7).

 

Hình 6. Chữ Champa cổ (Akhar Hayap ), được tìm thấy trên Bia đá Po Ina Nagar (Aia Trang-Champa) vào thế kỷ 8.

 

2.2.2. Akhar Thrah (Srah, Sarah)

Akhar Thrah hay chữ viết Champa truyền thống hình thành từ thế kỷ 16. Chữ viết này đã được khắc trên bia ký Po Rome (1627-1651) thế kỷ 17 (Dharma, 2006; Lafont, 2011). Trong thời kỳ phát triển, akhar Thrah có một qui luật rất ổn định về ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn.

Akhar Thrah được sử dụng chính thức từ năm 1702 trong các văn bản hành chánh quốc gia Champa, trong các tác phẩm văn học, lịch sử, ngôn ngữ, các kinh sách tôn giáo Cham Ahiér, Cham Awal, và các tài liệu được lưu hành trong cộng đồng Cham cho đến ngày nay. 

Hệ thống chữ viết akhar Thrah Champa gồm có 82 ký tự (Rumi Champa 2000, Putra Podam). Trong đó gồm 6 nguyên âm, 35 phụ âm, 14 phụ âm cuối, 12 bán nguyên, 5 nhị trùng âm, và 10 ký số.

Trong hệ thống này có hai phụ âm “sa” là sa praong (s) và sa asit (s). Hai phụ âm “pa” gồm pa praong (p) và pa asit (p). Bốn phụ âm có takai ndak là: nga + takai ndak ( ), nya + takai ndak ( ), na + takai ndak ( ), và ma + takai ndak.

Đặc biệt có ký tự takai kâk. Trong tài liệu hoàng gia Champa, takai kâk chỉ áp dụng giới hạn cho một số từ như jiâ (jYI ) thuế, drâng ( Rd)I) “trở thành, lên ngôi”. Takai kâk không dùng cho một số từ thông thường như anak (con), ama (cha), ina (mẹ),… (Dharma, 2011).

Theo hệ thống Phạn ngữ, akhar Thrah Champa được chia thành sáu (6) nhóm chính như sau:

1). Nguyên âm (Vowels)

Nhóm nguyên âm trong chữ viết akhar Thrah gồm 6 ký tự như Bảng 1dưới đây.

Bảng 1. Nguyên âm akhar Thrah Cham

2. Phụ âm (Consonants)

Nhóm phụ âm akhar Thrah Champa gồm 35 ký tự, mỗi phụ âm đều mang âm /a/ và được liệt kê theo trình tự như Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Phụ âm akhar Thrah Champa

3). Phụ âm cuối (Final Consonants)

Phụ âm cuối (akhar matai), là phụ âm ở vị trí cuối cùng của một từ. Phụ âm cuối trong akhar Thrah gồm 14 ký tự đều không mang âm /a/ và có nét cuối kéo dài thêm.

Bảng 3. Phụ âm cuối (akhar matai)

4). Bán nguyên âm (Semi-vowels)

Bán nguyên âm (Semi-vowels) là ký tự bán độc lập, thường kết hợp với phụ âm để tạo thành một từ. Akhar Thrah Champa có 12 bán nguyên âm như trình bày trong Bảng 4.

Bảng 4. Nhóm bán nguyên âm

5. Nhị trùng âm (Diphthongs)

Nhị trùng âm là sự kết hợp giữa hai ký tự hay ba ký tự tạo thành một âm vị. Trong hệ thống chữ viết Champa gồm 5 nhị trùng âm được trình bày như Bảng 5 dưới đây.

Bảng 5. Nhóm nhị trùng âm

6. Số (Numeral)

Akhar Thrah Champa có 10 ký tự đơn vị số được trình bày như Bảng 6.

Bảng 6. Nhóm ký tự số

 

Hình 7. Nik Mustafa (Po Rome): 1627-1651

 

Theo Durand (1903), akhar Thrah trên cửa chính ở trụ cột A và trụ cột B có nội dung như sau:

A -Cột bên trái

(1) svasti si (2) [ddhi] kariyā (3) mada drap dī …. (4) … pok …. bal (5) …. bian …. bī möṅ (6) …. bar lei doṃ (7) …. dī kal a (8) …. k nan asa (9) …. uraṅ nī mök … (10)…. jei …. tak (11) …. tanöḥ riyā (12) …. ā kan po (13) …. nan liöṅ …. (14) …. t abiḥ s …. (15) …. anit ka po (16) … Par Rāme rai (17) …. day lak sa || (18) arak nī tăl (19) … harei sudei an(20) …. bhā uraṅ ya tuy (21) …. ar dha ya tu (22) …. k drei saliḥ(23) … doṃ nan bik (24) …. k bik ta … (25) …. k jvai cak (26) … jöṅ tu paṅ … (27) … pagā saṅ jöṅ … (28) … dok …p….(29) t glaṅ po jöṅ … (30) …. nök tañī …. (31) …. mov kuya ….(32) … k buk ra kroṅ (33) … ra … taḥ pak (34) …. k rāt (35) …. rabōk ramök (36)…. drei bā soṅ… (37) … phov ra …. (38) …. tapaḥ soṅ ak (39) …. k bal …. (40) …. dī …. abih …. (41) lei …. c… soṅ …. ||

 

B- Cột bên phải

(1) svasti (2) siddhi …. (3) …. drap dī a (4) …. ka ju ta nā … (5) möḥ limö su …. (6) tajai drap …. (7) laa … puk …. (8) abiḥ dī nöbī …. (9) k || panvöc til …. (10) soṅ uraṅ …. (11) kapat …. k …. (12) pok …. pan …. (13) pok ak …. (14) kā nan bhar …. (15) …. || o ||

Hình 8. Akhar Thrah Champa trên bia tháp Po Rome.

 

2.3. Một số kiểu viết 

Trong giai đoạn phát triển chữ viết Champa (bàn về chữ viết Sanskrit), ngoài hai chữ viết chính thức là akhar Hayapakhar Thrah, Champa không còn chữ viết nào khác, ngoài sử dụng một số phông chữ, phong cách viết hay kiểu viết khác nhau dựa vào hai chữ viết trên. Đó là akhar Atuel, akhar Rik, akhar Yok. (akhar Atuel, akhar Rik, akhar Yok không phải là chữ viết Champa, mà là cách viết hay kiểu viết xuất hiện trong akhar Hayap hay akhar Thrah Champa).

2.3.1 Akhar Atuel (chữ viết treo)

Theo tự điển A.Aymonier, Atuel được định nghĩa là:

  1. Suspender, accrocher. – atuel bruei tangi: accrocher un anneau à l’oreille
  2. Ve. Contracte’. – akhar atuel: écriture contractée

Theo tự điển Moussay: “akhar atuel” có nghĩa là chữ viết tắt.

Theo tôi, “akhar Atuel” là một kiểu viết thường thấy trên akhar Hayap (chữ viết Champa cổ) hay trên akhar Thrah (chữ viết truyền thống hay phổ thông). Quan sát akhar Atuel ta thấy, phụ âm sau viết tiếp nét cuối của phụ âm đầu hoặc phụ âm sau viết tách rời và đặt bên dưới phụ âm đầu. Ở một số từ nhiều âm có thể thấy treo (atuel) hai hay ba tầng.

Do đó, akhar Atuel không phải chữ viết mà là khái niệm chỉ phong cách viết hay kiểu viết. Trong một văn bản akhar Atuel không phải viết từ đầu đến cuối mà chỉ sử dụng ở một vài phụ âm cần thiết. Xem phong cách viết akhar Atuel trong tự điển E. Aymonier  & A. Cabaton trang 12 ở Hình 8.

Hình 9. Akhar Atuel. (E. Aymonier  & A. Cabaton, Dictionnaire cam – franҫais)

Quan sát akhar Hayap trên bia đá Biên Hòa ở Hình 10, trong cổ tự này có sử dụng phong cách viết akhar Atuel ở một vài ký tự.

Hình 10. Akhar Hayap (Antoine Cabaton, L'inscription Champa tại Bien-Hoa)

 

Nội dung bia đá (Antoine Cabaton)

  1. | svasti | pu pō ku nan sūnnu
  2. yāṅ pō ku çrī Jaya Siṅhavarmmadeva
  3. uraṅ Ṅauk glauṅ vijaya paripāla rāṣṭra sei tmū
  4. jaya di nagara Yvan maudyāṇna gulāc tok nagara
  5. Braḥ Kāda nī yuddha aneka sei tmū gulāc jē nagara Ca
  6. mpa di çaka loka saṣṭārthānalaḥṇdapaḥ pakrattha (?) Tri
  7. Bhavanākrānta nī ṅan vijitta sa trā si sei tmū jaya di Kvīr
  8. Tmū vuḥ bhogo-pabhoga yathā deva liṅga vukān rei sei jmai tmū
  9. Jē nagara Kvīr jē nagara Campa sadākāla.

  Quan sát hai dòng trên cùng ở bia đá Biên Hòa, Hình 9, trong cổ tự này có sử dụng phong cách viết akhar Atuel ở một vài ký tự như liệt kê ở Hình 10.

Hình 11. Akhar Atuel: suasti và siṅhavarmma.

Quan sát chữ “suasti” ở Hình 10 bên trái, phụ âm sa thứ hai bên phải là akhar matai vì phụ âm này là akhar Atuel của phụ âm ta.

Tương tự chữ “siṅhavarmma” ở Hình 10 bên phải, ta thấy phụ âm “ra” trên cùng Atuel phụ âm “ma” ở tầng 2, phụ âm “ma” này lại Atuel phụ âm “ma” ở tầng dưới cùng. Như vậy ở đây có ba tầng phụ âm và hai lần Atuel. Trong hệ thống Sanskrit phụ âm Atuel là phụ âm matai.

 

2.3.2 Akhar Yok

Theo tự điển A. Aymonier, akhar Yok:  écriture dépourvue de voyelles inhérente (Viết không có nguyên âm). Trong khi tự điển Moussay “akhar Yok”: Chữ không có dấu.

Theo tôi, “akhar Yok” không phải chữ viết, mà là phong cách viết không sử dụng takai akhar (dấu âm), mà chỉ sử dụng ina khar (nguyên âm, phụ âm), các ký tự phụ âm và nguyên âm này được viết liền nhau tạo thành baoh akhar (con chữ).

Akhar Yok thường viết trên lá buông hay trên giấy. Xem Hình 11. Akhar Yok được trình bày trong tự điển E. Aymonier  & A. Cabaton trang 12.

Hình 12. Akhar Yok (E. Aymonier  & A. Cabaton, Dictionnaire cam – franҫais, p. XII.)

Từ nội dung trên Hình 12, phân tích một số từ như: ni, tikuh, kubaw, rimaong, tipay được trình bày trong Bảng 7 dưới đây.

Bảng 7. Phân tích akhar Yok theo chữ viết akhar Thrah truyền thống

 

2.3.3 Akhar Rik

Trong tự điển A.Aymonier: “Rik” nghĩa là cổ, xưa. Akhar rik: chữ viết cổ xưa ( chữ viết thiêng liêng).

Theo chức sắc tôn giáo ở Champa, akhar Rik là loại kiểu viết cổ xưa sử dụng trong nghi thức tôn giáo hay dùng để viết bùa chú. Xem Hình 12 dưới đây.

Hình 13. Akhar Rik (tự điển cam – franҫais,  E. Aymonier  và A. Cabaton)

Hình 14. Akhar Rik trong văn bản Chăm

 

 

CHỮ JAWI CHAM

 

Jawi Cham có nguồn gốc từ Jawi Malay đây là một loại chữ viết được kế thừa từ bảng chữ cái Ả Rập (Arabic).  Chữ viết này được sử dụng cho chữ viết nhiều ngôn ngữ khác nhau ở Châu Á và Châu Phi như Kurdish, Persian, Ottman Turkish, Sindhi, Urdu, Malay, Pashto, và Arabi Malayalam. Sau bảng chữ cái Latin thì bảng chữ cái Ả Rập được sử dụng tương đối rộng rãi trên toàn thế giới.

Bảng chữ cái tiếng Ả Rập cơ bản chứa 28 ký tự, tùy theo các ngôn ngữ khác nhau, bảng chữ cái này được thêm vào hay loại bỏ một số ký tự sao cho phù hợp.

Hiện nay chữ Jawi Cham được sử dụng rất thông dụng cho người Cham ở miền Trung và Nam Bộ. Đặc biệt người Cham ở Kampuchea, Thailand, Malaysia,… đều sử dụng loại chữ viết này. Chữ Jawi Cham nói riêng và chữ Jawi nói chung (Malaysia, Indonesia, Brunei,…) được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người nói ngôn ngữ Nam Đảo ở khu vực Đông Nam Á.

Trật tự bảng chữ cái Ả Rập (Arabic) gồm 28 ký tự

Hình 15. Bảng chữ cái Ả Rập (Arabic).

Bảng Jawi Malay kế thừa chữ Ả Rập (Arabic) nhưng có bổ sung một số phụ âm như: Cha, pa, nga, ga, va, nya như bảng hình 16 dưới đây:

Hình 16. Bảng chữ cái Jawi Malay.

 

Từ chữ cái Jawi Malay, người Cham bổ sung thêm một số chữ cái thuộc akhar Thrah mà Jawi không có.

 

3. Sự Hình Thành và Phát Triển Rumi Champa 2000

Sự hình thành và phát triển hệ thống ký tự Rumi trong tiếng Cham là một quá trình lâu dài với sự tham gia tích cực của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước. Quá trình này có thể chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cuối thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của những nhà khoa học Pháp nghiên cứu văn hóa Cham ở Việt Nam, một số tự điển Cham - Pháp, Cham - Việt - Pháp ra đời, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và phát triển việc sử dụng chữ Rumi trong tiếng Cham ở Việt Nam.

Sau năm 1975, một số tự điển Cham - Việt, Việt - Cham trong nước ra đời đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu theo chương trình dạy học tiếng Cham cải biên của BBSSCC (Ban Biên Soạn Soạn Chữ Cham). Tuy nhiên do chưa thống nhất về việc sử dụng akhar Thrah Champa trong dạy học, nên có nhiều sản phẩm Rumi để phiên chữ hay phiên âm cho chữ viết Champa trong giai đoạn này. Các tự điển Cham trong giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế trong việc phiên âm, phiên chữ bằng ký tự Rumi cũng như về từ vựng, ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Giai đoạn 2: Cuối thế kỷ XX đến nay, với mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá lại văn hóa Champa, những nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở trong và ngoài nước, và đặc biệt là Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) đã tiếp tục tìm hiểu về mối quan hệ nguồn gốc chữ Champa và hệ thống ngôn ngữ Malay đa đảo. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục phát triển một hệ thống ký hiệu Rumi Cham để phiên âm và phiên chữ cho chữ viết Champa phục vụ nghiên cứu, học tập và giao tiếp dựa trên cách phiên âm Rumi của Malay, tức là gia đình ngôn ngữ rất gần gũi với tiếng Cham.

Với ưu điểm thuận lợi cho việc chuyển ngữ một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng từ ngôn ngữ Akhar Thrah Champa truyền thống và hệ ngữ Rumi Cham, đến thời điểm hiện nay, hệ thống ký tự Rumi Champa 2000 (Putra Podam) được sử dụng rộng rãi trong các chương trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, Malaysia, Indonesia, Cambodia, Singapore, Nhật bản, Trung Quốc, ... Tại Việt Nam hầu hết trí thức và sinh viên Cham đang sử dụng hệ thống ký tự Rumi Champa 2000 (Putra Podam) trong học tập và nghiên cứu.

 

3.2. Một số hệ thống Rumi dùng trong các tự điển Cham

3.2.1. Sự xuất hiện ký tự Rumi trong chữ viết Champa

Chữ viết Latin (Rumi) xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 khi các người Âu Châu đặc biệt là các nhà truyền đạo, các giáo sĩ dòng Tên đã đến Việt Nam. Họ đã tìm cách đưa chữ viết Latin vào Việt Nam với mục đích truyền giáo. Alexandro de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên đã có mặt ở Việt Nam từ 1624 là tác giả của cuốn tự điển “Dictionarium annamiticum lusitanum et latinum” được xuất bản tại Roma vào năm 1651. Với cuốn tự điển này, có thể nói đây là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự Latin ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng mãi đến khi Pháp đặt bộ máy cai trị ở Việt Nam vào năm 1858, thì chữ viết quốc ngữ mới thực sự bắt đầu được người Việt sử dụng rộng rãi. Qua nhiều lần chỉnh sửa, chữ viết Latin hiện nay đã trở thành chữ Quốc ngữ tại Việt Nam (Phong, 2001). Mẫu tự Latin với ưu thế dễ học, dễ viết và thông dụng ở Việt Nam và nhiều nước, đã ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và xây dựng mẫu tự Latin trong phiên âm và phiên chữ đối với các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Đối với ngôn ngữ Cham, đến đầu thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu văn hóa Cham và tìm hiểu về chữ viết Champa. Để thuận lợi trong công tác dịch thuật và nghiên cứu, tự điển Cham - Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton đã ra đời vào năm 1906. Trong tự điển này, chữ viết akhar Thrah Champa truyền thống được phiên chữ sang mẫu tự Rumi. Đây được xem là tài liệu đầu tiên ghi lại việc sử dụng mẫu tự Rumi trong chữ viết Champa. Từ đó, nhiều tự điển tiếng Cham tiếp theo ra đời, có sử dụng mẫu tự Rumi trong cả phiên chữ và phiên âm.

 

3.2.2 Tự điển Cham - Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton

Tự điển E. Aymonier và A. Cabaton xuất bản tại Paris năm 1906 là một trong những tự điển được đánh giá cao về mặt khoa học. Trong tự điển này, các mục từ được phiên chữ sang Rumi và cho biết nguồn gốc của mỗi mục từ như Sanskrit, Arap, Malay, Cham Campuchia, hay Cham Việt Nam.

Đây là tự điển khoa học, số lượng mục từ trong tự điển này chủ yếu là dựa vào các tác phẩm văn học viết bằng akhar Thrah Champa được đưa về Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19. Do đó, trong tự điển của E. Aymonier và A. Cabaton còn thiếu nhiều từ vựng, nhất là từ vựng nằm trong một số tác phẩm văn học Cham không đưa về Pháp vào cuối thế kỷ thứ 19 như Akayet Dewa Mano, Akayet Inra Patra, Akayet Um Marup, ...

Về chính tả của từ vựng, hai tác giả chọn giải pháp bằng cách dựa vào qui luật của chữ viết chứ không phải dựa vào cách phát âm của tiếng nói để áp dụng cho tự điển. Chính vậy, hệ thống từ vựng trong tự điển của E. Aymonier và A. Cabaton có giá trị cao về mặt khoa học.  

 Tuy nhiên, hai vấn đề lớn mà một số nhà khoa học không tán thành với E. Aymonier và A. Cabaton, đó là trong tự điển có nhiều tự vựng không kèm theo thí dụ để đánh giá ý nghĩa của cụm từ. Ví dụ: Bhar = “kết quả, giải thưởng”; Bhup = “người phục vụ”. Bên cạnh đó, tác giả đưa vào tự điển quá nhiều từ vựng của ngôn ngữ Khmer mà chỉ có người Cham Kampuchea sử dụng, ví dụ như: Ba-ek “phiền lụy”, Baok “ngã xuống”.

Ngoài ra trong tự điển này vẫn còn một vài từ sai sót nhưng không đáng kể. Ví dụ: (Trang 2) mục từ akas viết nhầm thành akasa (aks - sa praong matai) trong khi đó hệ thống chữ viết Cham từ sa praong không có matai, chỉ có từ sa asit matai ().  Dưới đây là bảng chữ cái và Rumi Cham trong tự điển Aymonier, Cabaton.

Bảng 8. Bảng chữ cái Champa ở Việt Nam (Trang - XVIII)

Nguyên âm

Phụ âm

Bảng 9. Bảng chữ cái Champa ở Kampuchea (Trang XVIII-XIX)

 

Nguyên âm

Phụ âm

Bảng 10. Kết hợp phụ âm và nguyên âm của Aymonier and Cabaton (Trang XXXIII)

Bảng 11 So sánh một số từ Malay và Cham trong tự điển E.Aymonier, A.Cabaton.

 

3.2.3 Tự điển Cham – Việt – Pháp

Tự điển Cham - Việt - Pháp của tác giả G. Moussay xuất bản năm 1971. Trong tự điển này, tác giả đã dùng phương pháp phiên âm Rumi của GS. Nguyễn Bạt Tụy và phiên âm Rumi của E. Aymonier và A. Cabaton để áp dụng trong tự điển (MOussay et al,.1971).

Tự điển đa ngữ Cham - Việt - Pháp ra đời là hệ quả tất yếu dưới tác động của hàng loạt các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo, sự di dân, sự giao thoa cộng cư giữa các dân tộc trong một địa bàn sinh sống,…Để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếng Cham trong cộng đồng người Cham tại khu vực Bình Thuận, Ninh thuận, tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu và công bố cuốn tự điển đa ngữ. Tự điển này là một công trình nghiên cứu có giá trị trong giai đoạn thập niên 70, nhằm tạo điều kiện cho người Cham có tài liệu để học, nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho việc dạy và học tiếng Cham. Các nhà nghiên cứu văn hóa Cham trong và ngoài nước sử dụng tự điển này như một công cụ cần thiết cho việc tra cứu.

Về nội dung, tự điển Cham-Việt-Pháp của G. Moussay thực chất là bản sao của tự điển E. Aymonier và A. Cabaton ấn hành vào năm 1906 bằng cách lượt bỏ một số mục từ Cham cổ đại mà người Cham hôm nay không còn sử dụng và đồng thời bổ sung thêm một số mục từ mới. Tự điển này dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn hóa mục từ tiếng Cham nhưng không tránh khỏi những sai xót trong vấn đề biên soạn từ vựng, ngữ pháp và chữ viết Champa. Một trong những hạn chế của tự điển này là ghi âm lại một số chữ Champa theo tiếng nói nên dẫn đến cách viết sai với gốc từ. Dưới đây là bảng phiên chữ và phiên âm theo hệ thống Rumi trong tự điển G. Moussay.

Bảng 12. Chữ cái Champa và Phiên chữ của Gerard Moussay (Trang X)

Bảng 12. Chữ cái Champa và Phiên âm của Gerard Moussay (Trang XX)

Bảng 13. So sánh mục từ Malay và Cham trong tự điển G. Moussay

 

3.2.4  Tự điển Cham - Việt của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á

Tác giả chủ biên tự điển là Bùi Khánh Thế, do Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội ấn hành vào năm 1995 (Thế, 1995). Đây là cuốn tự điển tập hợp khoảng 10.000 đơn vị từ vựng dùng Akhar Thrah để ghi ngữ liệu Cham nhằm giúp cho việc khảo sát, tìm hiểu tiếng Cham và chữ Champa. Tự điển song ngữ Cham - Việt sử dụng chữ Latin để giúp những người mới bắt đầu học Akhar Thrah Champa dễ dàng hơn. Tất cả các mục từ trong tự điển ghi bằng Akhar Thrah đều chuyển ngữ sang chữ viết Latin. Hệ thống chuyển tự trong tự điển này dựa trên phương án phiên chữ của Viện Viễn Đông Pháp công bố năm 1977 nhưng có sự thay đổi một số ký tự theo quan điểm của ban biên soạn.

Những đơn vị từ vựng trong tự điển Bùi Khánh Thế hoàn toàn có mặt trong tự điển của A. Aymonier và C. Cabaton ấn hành vào năm 1906 và tự điển Cham - Việt - Pháp của G. Moussay ấn hành vào năm 1971, vì tự điển Cham - Việt của Bùi Khánh Thế với tổng số 10,000 mục từ nhưng chỉ có khoảng vài trăm từ là của tác giả tạo ra. Tự điển này cũng có những hạn chế là đã đưa hàng loạt từ vựng Khmer ghi trong tự điển E. Aymonier và A. Cabaton vào tự điển Cham-Việt như từ acaryak "người hướng dẫn" (trang 8); anhā “thông điệp” (trang 9) ; atabhā “theo, trong trường hợp”(trang 9),… Ngoài ra, cuốn tự điển này còn rất nhiều lỗi và sai về cách phiên âm, chính tả, và ngữ nghĩa.

Bảng 13. Akhar Thrah Alphabet and transliteration into Latin letters by Bui Khanh The (Page XXI)

Bảng 14. Akhar Thrah transliterated into Latin in Bui Khanh The dictionary (Page LV)

Bảng 15. So sánh mục từ Malay và Cham trong tự điển Bùi Khánh Thế.

 

3.2.5 Tự điển Inrasara - Phan Xuân Thành

Tự điển Việt - Cham của tác giả Inrasara và Phan Xuân Thành gồm khoảng 6000 mục từ, dày 512 trang, in tại Công ty Cổ phần In Sách Giáo Khoa Tp.HCM vào năm 2004, ấn hành bởi Nhà xuất bản Giáo dục (Inrasara & Thanh, 2004). Mục tiêu của tự điển là sáng tạo những thuật ngữ mới cho tiếng Cham và làm công cụ tra cứu giúp học sinh, giáo viên, cán bộ dân tộc Chăm sẽ học chữ Chăm thuận tiện hơn. Tuy nhiên cuốn tự điển này có rất nhiều lỗi sai về cách phiên âm, chính tả, ngữ nghĩa, và văn phạm (Karim, 2002). Một vấn đề khác trong cuốn tự điển này tác giả tự tạo ra những từ mới về thuật ngữ chuyên môn cho tự điển Cham như từ Chính Phủ (c̣hakar pakrăng), Đại học (p̣aik prŏng), tiểu học (p̣aik xit) , Nhà nước (karc̣ha), ... mà người Cham không hiểu ý nghĩa.

Toàn bộ tiếng Cham trong cuốn tự điển khi phiên âm Rumi không theo hệ thống phiên âm tiếng Cham, mà là phiên âm theo bảng chữ cái tiếng Việt và theo âm vị tiếng việt (Karim, 2002; Truong, 2011).

Bảng 16. So sánh mục từ Malay và Cham trong tự điển Inrasara and Phan Xuân Thành

Tóm lại: trong giai đoạn này đã có ít nhất 4 bộ tự điển Cham ra đời có sử dụng hệ thống ký tự Rumi để phiên âm, phiên chữ. Mặc dù có nhiều đóng góp to lớn về khoa học cũng như thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giao tiếp, các bộ tự điển trên vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Trong khi Tự điển Cham - Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton sử dụng quá nhiều từ gốc Khmer do người Cham Kampuchea sử dụng, mà thiếu đi nhiều từ vựng Cham trong các tác phẩm văn học Cham, thiếu những ví dụ minh họa giải nghĩa từ cho rõ ràng hơn thì tự điển Cham - Việt - Pháp của tác giả G. Moussay lại sao chép quá nhiều mục từ trong tự điển Aymonier và Cabaton và chỉ loại bỏ một số từ Cham cổ đại tuy có cập nhật thêm một vài từ vựng Cham mới.

Tuy nhiên việc phiên chữ không theo từ gốc mà lại theo tiếng nói nên làm biến dạng từ trong tiếng Cham và tạo nhiều khó khăn và sai lầm của một số nhà nghiên cứu sau này khi dựa vào tự điển này để chọn chữ viết chuẩn.

Hai bộ tự điển Cham trong nước của Bùi Khánh Thế thực chất là sao chép lại các từ vựng trong tự điển Cham - Pháp của E. Aymonier và A. Cabaton và Cham - Việt - Pháp của G. Moussay và thêm một vài từ mới để phục vụ cho việc dạy và học tiếng Cham. Tuy có sáng tạo thêm một vài từ mới nhưng về ý nghĩa và tính khoa học của mỗi mục từ cần phải xem xét lại. Do chưa xác định được gốc từ nên có nhiều hạn chế trong chuẩn hóa tiếng Cham. Cách phiên âm Rumi theo tiếng Việt trong tự điển của Bùi Khánh Thế gây khó khăn trong việc chuyển ngữ và tìm lại gốc từ.

Riêng tự điển của tác giả Phan Xuân Thành và Inrasara, điểm đáng chú ý trong tự điển này là việc tự tạo từ vựng mới về thuật ngữ chuyên môn chưa có trong tài liệu tiếng Cham nào trước đây. Tuy nhiên, việc tạo mới từ vựng này chỉ mang tính cá nhân của tác giả chưa được nhiều sự đồng thuận của cộng đồng Cham nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

 

3.2.6  Hệ thống chữ viết Rumi Champa 2000 (Putra Podam)

Đầu thế kỷ thứ 20, nhiều công trình nghiên cứu bia ký Champa bắt đầu phát triển. Trong đó, Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) đã thiết kế hệ thống Rumi để phiên chữ (translittération) viết trên bia ký Champa. Đây là hệ thống hoàn toàn dựa vào hệ thống phiên âm chữ Phạn viết trên bia ký ở khu vực Đông Nam Á. Năm 1977, EFEO đưa ra một hệ thống Rumi Cham mới để phiên chữ (translittération), trong đó, có sự thay đổi ở một vài ký tự của phụ âm (EFEO, 1977).

Bảng 17. Chữ Champa cổ và Phiên chữ Rumi EFEO (Page 243-255)

 

Theo nghiên cứu Công nghệ Giáo dục của Ts. Putra Podam tại Malaysia thì bộ Rumi của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) là hệ thống ký tự được ghi lại theo hai dạng thức là Phiên tự hoặc Phiên âm từ hệ thống chữ Thrah.

Theo Ts. Putra Podam, Rumi Cam EFEO đầu tiên chính là cuốn Grammaire de La Language Chame bởi tác giả E. Aymonier, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889, từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là Rumi Cam EFEO-Amonier 1889, vì tập này là bản quyền của Viện Viễn Đông Pháp. Các tài liệu liên quan tiếp theo qua các thời kỳ cũng sẽ được đặt tên là: Rumi Cam EFEO-Cabaton 1901, Rumi Cam EFEO-Cabaton 1905, Rumi Cam EFEO Aymonier - Cabaton 1906, Rumi Cam EFEO-Moussay 1972, Rumi Cam EFEO Phiên tự 1977 và cuối cùng Rumi Cam EFEO 1997 (bản phiên âm).

Rumi Champa 2000, do Ts. Putra Podam cải tiến từ bộ Rumi Cam EFEO, trong một chuyên đề Thạc sỹ (Master) về Khoa học Máy tính tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) năm 2000.

Rumi Champa 2000 (bản phiên âm), Ts.Putra Podam đã xây dựng, tiếp tục cải tiến và áp dụng đầu tiên trong cuốn luận án Thạc sỹ (Master) tại Viện Công nghệ Châu Á (Thailand) mang tựa đề: “Cải tiến Rumi Campa để xây dựng ứng dụng bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Cham”, báo cáo năm 2004.

Rumi Champa 2000 (bản phiên âm), Ts.Putra Podam đã báo cáo tại hội thảo quốc tế. “Design the Rumi Campa system through the Rumi EFEO system”. The 5th International Conference on Posgraduate Education (ICPE-5 2012). Malaysia, 18-19 December, 2012.

Một số ký tự được thay đổi như sau:

Thay nguyên âm e - é” thành “e” (vị trí trước một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Bán nguyên âm  O/-  - é” thành “e” hay “é” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Bán nguyên âm  /I  - â” thành “a” hay “â” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “a” hay “ư” tiếng Việt).

 

1. Nguyên âm (Vowels)

Nhóm nguyên âm trong chữ viết akhar Thrah Champa gồm 6 ký tự như Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Nhóm nguyên âm chữ viết akhar Thrah Champa gồm 6 ký tự.

 

Bảng tham khảo

Tham khảo 1. Bảng tham khảo nhóm nguyên âm chữ viết akhar Thrah Champa.

 

Tham khảo 2. Bảng tham khảo nhóm nguyên âm chữ viết akhar Thrah Champa.

 

2. Phụ âm (Consonants)

Nhóm phụ âm akhar Thrah Champa gồm 35 ký tự, mỗi phụ âm đều mang âm /a/ và được liệt kê theo trình tự như Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Nhóm phụ âm akhar Thrah Champa gồm 35 ký tự.

 

Tham khảo 3. Nhóm phụ âm âkhar Thrah Champa gồm 35 ký tự.

 

3. Phụ âm cuối (Final Consonants)

Phụ âm cuối (akhar matai), là phụ âm ở vị trí cuối cùng của một từ. Phụ âm cuối trong akhar Thrah Cham gồm 14 ký tự đều không mang âm /a/ và có nét cuối kéo dài thêm như Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Phụ âm cuối trong akhar Thrah Champa gồm 14 ký tự đều không mang âm /a/.

 

Tham khảo 4: Phụ âm cuối trong akhar Thrah Champa không mang âm /a/.

 

4. Bán nguyên âm (Semi-vowels)

Bán nguyên âm (Semi-vowels) là ký tự bán độc lập, thường kết hợp với phụ âm để tạo thành một từ. Akhar Thrah Champa có 12 bán nguyên âm như trình bày trong Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Bán nguyên âm (Semi-vowels) có 12 bán nguyên âm.

 

Tham khảo 5: Bán nguyên âm (Semi-vowels).

 

5. Nhị trùng âm (Diphthongs)

Nhị trùng âm là sự kết hợp giữa hai ký tự hay ba ký tự tạo thành một âm vị. Trong hệ thống chữ viết Champa gồm 5 nhị trùng âm được trình bày như Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5. Nhị trùng âm trong hệ thống chữ viết akhar Thrah Champa gồm 5 nhị trùng âm.

 

Tham khảo 6: Nhị trùng âm trong hệ thống chữ viết Champa.

 

6. Số (Numeral)

Akhar Thrah Champa có 10 đơn vị số được trình bày như Bảng 6 dưới đây:

Bảng 6. Hệ thống số trong akhar Thrah Champa.

 

Tham khảo 7: Hệ thống số trong akhar Thrah Champa.

 

Nhận xét:

Rumi Champa 2000 của Ts.Putra Podam, một số ký tự trong hệ thống được thay đổi như sau:

1. Nguyên âm “e- é”: “é” đổi thành “e” (vị trí trước một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Ví dụ: 

e*: “éw”, nay viết thành “ew”, đọc phát âm vẫn như “éw”.

eT: “étha”, nay viết thành “etha”, đọc phát âm vẫn như “étha”.

 

2. Bán nguyên âm “O/- - é”: “é” đổi thành “e” hay “é” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Ví dụ:

kOt-: “Katé”, nay viết thành “kate”, đọc phát âm vẫn như “katé”, chứ không đọc “katơ”, nếu đọc “katơ” thì tiếng Cham không ý nghĩa.

pOg-: “pagé”, nay viết thành “page”, đọc phát âm vẫn như “pagé”, chứ không đọc “pagơ”, nếu đọc “pagơ” thì tiếng Cham không ý nghĩa.

 

3. Bán nguyên âm “ /I -â”: “â” đổi thành “a” hay “â” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “a” hay “ư” tiếng Việt).

Ví dụ:

amI: “amâ”, nay viết thành “ama” hay “amâ”, đọc theo tiếng Cham là “ama” hay “amâ.

 

Rumi Champa 2000 (phát triển bởi Ts.Putra Podam) là lựa chọn tốt nhất, đẳng cấp nhất hiện nay dùng để viết chữ Rumi Champa không dấu.

Sử dụng ký tự hệ thống Rumi Champa 2000 cho chữ viết tiếng Cham là cách lựa chọn khôn ngoan, tiến bộ, văn minh, là cuộc cách mạng tiên phong mà tác giả E. Aymonier đã sử trong cuốn Grammaire de La Language Chame, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889. Từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là bộ Rumi Cam EFEO (Rumi Cham của Viện Viễn Đông Pháp) được sử dụng chính thức đầu tiên vào năm 1889.

Sử dụng hệ thống chữ Rumi Champa 2000 bởi tác giả Putra Podam để hỗ trợ cho việc học tập tiếng Cham, chữ Champa, phiên âm tiếng Cham một cách dễ dàng và trung thực.

Hệ thống chữ Rumi Champa 2000 do Ts.Putra Podam cải tiến sẽ đưa dân tộc Champa tiếp cận với nền văn minh hiện đại nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Champa.

Dân tộc Cham sẽ luôn luôn tự hào vì đã có bộ chữ viết Champa truyền thống là Champa Thrah (cải tiến từ chữ Champa Hayap), chữ Rumi Champa 2000 (tác giả Ts.Putra Podam cải tiến từ Rumi EFEO), chữ Jawi Cham (cải tiến từ Jawi Malaysia mà người Cham Islam Nam bộ đang dùng) và chữ Bani Ả Rập (chữ dành cho tôn giáo, mà Cham Awal và Cham Islam đang dùng để viết và học Thiên kinh Koran).

 

BẢNG THAM KHẢO

 

=====***=====

LINK: Phần mềm gõ Akhar Thrah Cham

1. Website: www.kauthara.org

2. Hệ thống Unicode: https://kauthara.org/chamkey

3. Hệ thống convert: https://kauthara.org/convert

4. Hệ thống bàn phím ảo: https://kauthara.org/keyboard

 

=====***=====

1. Tải bàn phím và font: Cham Thrah:

1.Font: Cham Thrah

2. Font: EFEO Panrang

3. Font: EFEO Parik 

4. Font: EFEO Udong 

Bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah, EFEO Panrang, EFEO Parik, EFEO Udong

Hướng dẫn bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah

Hướng dẫn PDF bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah

 

=====***=====

2. Tải 9 font: Notosans Cham:

Font Notosan Cham

=====***=====

3. Tải 12 font: EFEO Cam Campa

12 Font ChamThrah: EFEO Cam Campa

Bộ gõ 12 font Chamkey:EFEO Cam Campa

Hướng dẫn gõ 12 font Chamkey: EFEO Cam Campa

 

=====***=====

4. Tham khảo Keyboard đa năng

Keyboard - Bộ gõ Cham đa năng

 

Hình 1. Ts.Putra Podam, tác giả bộ chữ Rumi Champa 2000 theo hệ thống Rumi Malaysia. Ảnh: Nicolas Weber.

-----***-----

Nguồn tham khảo

CHỮ VIẾT CHAMPA CỔ VÀ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

-----***-----

Tác giả: Ts.Putra Podam

Nguồn: kauthara.org

Bài đăng online: https://kauthara.org/article/108

-----***-----

NHẮC: CHỮ viết CHAMPA (gọi chữ viết Cham là không đúng, không chính xác).

CHỮ viết CHAMPA: Dùng ghi tiếng CHAMIC/MALAYIC.

---*---

CHỮ... CHAMPA CỔ: được tìm thấy trên bia đá VÕ CẠNH (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2. Dùng ghi hoàn toàn tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969).

Đây là CHỮ...Champa cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng.

---*---

TIẾNG CHAMIC/MALAYIC: được tìm thấy trên bia ký ĐÔNG YÊN CHÂU (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4(Al-Ahmadi,1988; Coedes, 1939; Lafont, 2011). Dùng ghi tiếng Chamic/Malayic và Sanskrit.

(Chữ Champa dùng để ghi tiếng Chamic- tiếng mẹ đẻ)

---*---

CHỮ... CHAMPA CỔ: được tìm thấy trên Bia đá PO INA NAGAR (Aia Trang-Champa) vào thế kỷ 8.

---*---

Nội dung trên một số bia ký ở Champa cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và lễ nghi.

Nội dung trên bia Võ Cạnh chủ yếu ghi bằng tiếng Phạn, trong khi nội dung trên bia Đồng Yên Châu ghi song ngữ cả tiếng Sanskrit lẫn tiếng Chamic/Malayic

---*---

CHỮ CỔ ĐÔNG NAM Á

---*---

Indonesia: Chữ khắc Kedukan Bukit - Đế quốc Srivijaya (Thế kỷ 7).

Indonesia: Chữ khắc Canggal - Vương quốc Mataram (Thế kỷ 8).

Indonesia: Chữ khắc Lubuk Layang - Vương quốc Pagaruyung (Thế kỷ 14).

---*---

Philippines: Chữ khắc trên bản đồng Laguna - Philippines thời tiền thuộc địa (Thế kỷ 9)

---*---

Thái Lan: Chữ khắc Semamuang - Nakhon Si Thammarat (Miền Nam Thái Lan cổ đại) (Thái Lan thế kỷ 7).

Thái Lan : Chữ khắc Ram Khamhaeng - Vương quốc Sukhothai (Thế kỷ 13).

Thái Lan: Bia khắc Muen Khamphet - Vương quốc Lanna (thế kỷ 15)

---*---

Myanmar: Bia ký Shwegugyi Pahto - Vương quốc Bagan (thế kỷ 12).

Myanmar: Bia khắc chuông chùa Shwezigon - Đế quốc Toungoo (thế kỷ 16)

---*---

Campuchia/Lào: Jayavarman I Bia ký - Vương quốc Chân Lạp (thế kỷ thứ 7).

Campuchia: dùng chữ cổ để khắc TIẾNG Khmer vào thế kỷ thứ 9 (Ian Nathaniel Lowman, 2011).

Campuchia: Bia ký Ta Nei - Đế chế Angkor (thế kỷ thứ 12)

------

Nguồn:

Ancient Inscriptions of SEA!

Indonesia: Kedukan Bukit Inscription - Srivijaya Empire (7th Century)

Indonesia: Canggal inscription - Mataram Kingdom (8th Century)

Indonesia: Lubuk Layang Inscription - Pagaruyung Kingdom (14th Century)

Philippines: Laguna Copperplate Inscription - Pre-colonial Philippines (9th Century)

Thailand: Semamuang Inscription - Nakhon Si Thammarat (Ancient Southern Thailand) (7th Century

Thailand: Ram Khamhaeng Inscription - Sukhothai Kingdom (13th Century)

Thailand: Chao Muen Khamphet Inscription - Lanna Kingdom (15th Century)

Myanmar: Shwegugyi Pahto Inscription - Bagan Kingdom (12th Century)

Myanmar: Shwezigon Pagoda Bell Inscription - Toungoo Empire (16th Century)

Vietnam: Po Nagar Stele Inscription - Champa Kingdom (8th Century)

Cambodia/Laos: Jayavarman I Inscription - Chenla Kingdom (7th Century)

Cambodia: Ta Nei Inscription - Angkor Empire (12th Century)

Asian SEA Story

-----***-----

ĐỌC TIẾP TRÊN WEBSITE

https://kauthara.org/article/108

-----***-----