Nhân đọc bài viết tại sao "Chàm" lại bị coi là từ miệt thị? ở trên Facebook và xu hướng dùng từ “Chàm” hay bắt chước dùng từ “Chàm” này hiện nay đang quay trở lại ở một số Facebook để thể hiện quan điểm của họ trong bài viết. Trong bài viết này, tôi xin phân tích và trình bày cách viết đúng danh xưng ở trên theo Akhar Thrah Cam (phiên âm Rumi Cam EFEO).
Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc, Champa độc lập từ năm 192 sau công nguyên, cuối thế kỷ thứ 2 (R. Stein, 1947). Cũng theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, người Chăm đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá.
Champa (Rumi Cam EFEO viết: Campa) một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ 2. Tên gọi Champa xuất hiện lần đầu tiên trên bia đá của thánh địa Mỹ Sơn vào năm 658 (thế kỷ thứ VII) và vào năm 668 trên bia đá của vương quốc Campuchia. Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến trong các văn bản lịch sử ở các quốc gia Đông Nam Á dưới thời cổ đại. Một số danh xưng Champa thường gặp như:
+ Vương quốc Champa, trên bia đá ghi: Nagara Champa.
+ Vua Champa, trên bia đá ghi: Raja Champa.
+ Người dân của vương quốc Champa, trên bia đá ghi: Urang Champa
Cũng cần hiểu thêm rằng từ “Chăm” để gọi sắc tộc Chăm hôm nay không phát xuất từ tên gọi “Cham” trong cụm từ Champa. Vì rằng, thuật ngữ “Chăm” ám chỉ cho sắc tộc Chăm đã ra đời từ hàng ngàn thế kỷ trước, trong khi đó, Champa (gốc từ Phạn Ngữ) là tên gọi của vương quốc Champa chỉ xuất hiện sau thế kỷ thứ 2.
Dân tộc “Chăm” là một thần dân của vương quốc Champa, chữ “Cham” (phiên âm Việt “Chăm”) ám chỉ sắc tộc Chăm và chữ Chăm trong tên gọi “Champa” là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, chứ không phải chữ “Chăm” xuất phát từ chữ “Champa”.
Theo Akhar Thrah, phiên âm Rumi Cam EFEO thì danh xưng này được viết là : “CAM”, và viết đúng theo phiên âm Việt là: Cham
Vậy:
+ Nói và viết đúng danh xưng dân tộc Cham theo phiên âm Việt là: Chăm
+ Nói và viết đúng danh xưng dân tộc Cham theo phiên âm Rumi Cam EFEO là: Cam
Còn các danh xưng khác là Chăm, Chàm, Chiêm, Thổ, Mọi hay Hời là do người Việt phiên âm để gọi người Chăm qua các thời kỳ,…
+ Trước năm 1975, người Việt dùng một số từ để gọi người Cham như: Chàm, Chiêm, Thổ, Mọi, hay Hời,…nhưng trên giấy tờ thường thấy một số danh xưng như: người Chàm, Tháp Chàm, Phan Rang Tháp Chàm, Trung Tâm Văn Hóa Chàm, Phán Lý Chàm, Ma Lâm Chàm, Cù Lao Chàm, Giếng Chàm,…Một số phiên âm này thường người Cham cho rằng ghi không chính xác và đôi khi mang nghĩa khinh bỉ, chê bai và xem như bị xúc phạm.
+ Sau năm 1975, danh xưng trên được thay đổi phù hợp với tên gọi sắc tộc Cham. Theo phiên âm Việt hiện nay đang dùng là CHĂM. Như người Chăm, Ban Biên Soạn Soạn Chữ Viết Chăm, tháp Chăm, nhưng (Phan Rang Tháp Chàm),…
Vậy cần nên viết đúng danh xưng theo Akhar Thrah Cam
- Cham hay Cam (ꨌꩌ) , người Chăm
- Champa (ꨌꩌꨛꨩ ): Không dùng Chiêm Thành
- Tháp Champa (ꨝꨪꨟꨯꩂ ꨌꩌꨛꨩ ): không dùng Tháp Cham hay Tháp Chăm, bởi vì không có tháp nào ghi bimong Cham mà chỉ ghi bimong Champa.
- Phan Rang Tháp Champa: Không thể ghi Phan Rang Tháp Chàm (Vì không có tháp nào là của người Chàm).
- Trung Tâm Văn Hóa Chăm: không dùng, Trung Tâm Văn Hóa Chàm
- Phan Lý Chăm, Ma Lâm Chăm, Cù Lao Chăm, Giếng Chăm,…
DƯỚI ĐÂY MỘT SỐ ĐOẠN TRÍCH DÙNG TỪ CHÀM TRÊN FACEBOOK
-Inrasara: Sống minh triết 26. VÔ DANH VÀ HƯ VINH
Hãy hình dung trăm ý tưởng tài hoa chịu làm vô danh cho tháp CHÀM có mặt
hãy hình dung thêm vạn bàn tay sần chai vì nó, đã ẩn mình
thì có sá chi thơ anh cõi còm chiều ngày tất bật
hãy thả cho gió bạt chúng về mấy cõi hư vinh....
-Inrasara: TRUYỀN THỐNG CHAM KHÔNG CÓ CHÙA, ĐÂU LÀ CHỐN SINH LINH CHAM TRỐN ĐỜI?
Chùa ngoài là nơi chốn dành cho các nhà tu hành, tín đồ đến thỉnh kinh, nghe giảng, hay quần chúng vãng cảnh, còn là nơi để sinh linh…trốn đời…. Thêm hai điển hình khác. Một anh CHÀM khá danh giá lấy vợ Việt tỉnh xa, làm ăn ngon lành. Đến tuổi hết thời và khi không còn chịu đựng nổi bà vợ, ông nhiều bận bỏ đi. Về đâu?
-Năng Tuệ Phú: Tiền ít quá mà tui lại ham, dành cả đời làm một bộ nà kiểu CHÀM để cho con cháu đời sau: Thèm lắm cái giếng này, sắp tới. Ai có thêm tư liệu hay góp ý thì tự nhiên nhé.
-Năng Tuệ Phú: Ấn độ hầu như là gốc của nhiều điều kỳ diệu, hèn chi dân CHÀM xưa mê mệt đến vậy.
-Năng Tuệ Phú: Tui là tui mê cái giếng phải xong cái giếng dù là giếng giả. Dùng mô hình giếng vuông CHÀM ở Thành Tín.
-Hiệu Constant: [bắt chước dùng từ Chàm], Em không phải Chàm không phải Pháp, mà chỉ là một người Việt Nam sống tại Paris,…
-Amuchandra Luu: [bắt chước dùng từ Chàm], Phận CHÀM không có em gái, con gái là thế.
-Nguyen Anh Tuan: [bắt chước dùng từ Chàm], Hay vậy thi sĩ CHÀM, Inra Sara. Cách nhau một quãng mắt nhìn, nghèo sang giàu khó những nghìn xưa sau.
Facebook: Putra Podam
https://www.facebook.com/profile.php?id=100010182609692&hc_ref=ARQB949xEyuc5ri7rBaMzMOGlEbTS4MHHK6Uqe3BPlIv5AQ-OtttSuzJpt-7DlZQQX4