Trong một số tài liệu nghiên cứu về chữ viết Cham, một số nhà nghiên cứu trước đây thường nhận định rằng, paoh ngak (paoh ngâk) trong chữ viết Cham có hai biến thể là “ngâk hadiip” và “ngâk matai” và tên gọi này đã trở thành quen thuộc đối với một số người Cham như một số từ dưới đây:
Ngâk hadiip như trong chữ: c) (cang): chờ; Ot_) (taong): đánh; hd) (hadang): tôm,…
Ngâk matai như trong chữ viết: Ot~ (tong): chòi; OB~ (bhong): đỏ; adU~ (adung): mũi,…
Quy luật Phạn ngữ:
Theo tôi, trong hệ thống chữ viết Cham cũng như theo quy luật hệ thống Phạn ngữ thì phụ âm cuối (Ina akhar matai) là phụ âm không mang âm [a]. (Chỉ có thế thôi).
Do đó, tên gọi ở trên là “ngâk hadiip” là không chính xác, và nhận định “paoh ngâk” có hai biến thể là “ngâk hadiip” và “ngâk matai” cần xem xét lại, bởi vì cả hai “paoh ngâk” này đều là “matai” và không mang âm [a].
Từ cơ sở trên,
Nếu gọi là “ngâk hadiip” thì chữ c) (cang): chờ (sẽ đọc là “canga”, vì ngâk hadiip phải mang âm [a]), tương tự:
Chữ hd) (hadang): tôm (đọc thành “hadanga”) và
Chữ Ot_) (taong): đánh (đọc thành “taonga”),…
Từ ba ví dụ trên, paoh ngâk này không thể gọi là “ngâk hadiip” mà phải là “ngâk matai”
Do đó:
Chữ c) (cang): chờ ((không thể viết thành “canga” mà phải kết thúc là “cang”), vì ngâk matai không mang âm [a]),
Chữ hd) (hadang): tôm (không thể viết thành “hadanga” mà phải kết thúc là “hadang”), tương tự,
Chữ Ot_) (taong): đánh (không thể viết thành “taonga” mà phải kết thúc là “taong”),…
Phụ âm cuối hay (akhar matai) trong hệ thống chữ viết Cham là phụ âm thường ở vị trí cuối cùng của một từ hay kết thúc một từ, tất cả đều không mang âm [a] và có 14 ký tự, trong đó có hai loại “ngâk matai” như trong Hình 1.
Hình 1. Akhar matai (final letter) trong hệ thống chữ viết Cham
Từ phân tích ở trên, nhận định “paoh ngâk” có hai biến thể là “ngâk hadiip” và “ngâk matai” là chưa chuẩn xác và cần xem xét lại. Bởi vì theo quy luật Phạn ngữ, chữ "hadiip" là chữ có mang âm [a], và chữ "matai" là chữ không mang âm [a]. Trong khi cả hai “paoh ngâk” trong chữ viết Cham đều là “matai” và không mang âm [a].
Do đó, trong bài viết này tôi tạm đặt tên cho hai loại “paoh ngâk matai” này là:
- ~ (Ina ngâk matai hay paoh ngâk praong)
- /) (Takai ngâk matai hay paoh ngâk asit)
Để làm rõ cách đặt vị trí cho hai loại “paoh ngâk” trên, chúng ta thử đi tìm hiểu một số từ sau đây:
1). Nguyên âm trong tiếng Cham: gồm 6 nguyên âm là: a, i, u, é, ai, o như bảng dưới đây:
a |
i |
u |
e |
A |
o |
a |
i |
u |
é |
ai |
o |
+Trong đó nguyên âm đi với "Ina ngâk matai" gồm i và é như:
- i[~ (Ing): ễng ương;
- e~ (Éng): tự,
- e~k@ (Éngkat): tự xưng,
Chú ý: Cả ba từ trên không thể kết hợp với "Takai ngâk matai", vì dấu Takai ngâk matai sẽ chồng lấn trên nguyên âm i hay nguyên âm é như: i[) , e) ,...
+ Nguyên âm đi với "Takai ngâk matai" gồm a, u, o như:
- a) (Ang): trong cậy,
- a)k\ (Ang-ka): số,
- u) (Ung): ông,
- o) (Ong): ông,
2). Một số vần đi với paoh ngâk matai (Ina ngâk matai hay Takai ngâk matai) như sau:
2.1). Vần kết hợp với "Ina ngâk matai"
Liệt kê một số từ như sau:
- Ot~ (tong): chòi,
- OB~ (bhong): đỏ,
- Op~ (pong): rơm,
- b[Om~ (bimong): tháp,
Chú ý: Vần "ong" phải viết gồm "Dar sa và Ina ngâk matai" như ở trên. Chứ không thể viết "Dar sa và Takai ngâk matai" vì sẽ trở thành vần "é" như: chữ Ot- hay Ot) : đều đọc là "Té"; chữ Ok- hay Ok) : đều đọc là "Ké".
- s[~ (sing): sư tử,
- d[~ (ding): Dinh Phan rang,
- ar[~ (aring): mao quản,
- ki[~ (ka-ing): thầy bóng,
Chú ý: Vần "ing" phải viết gồm "vần i và Ina ngâk matai" như ở trên. Chứ không thể viết "vần i và Takai ngâk matai" vì dấu sẽ bị chồng lấn ở trên như: s[) thay vì s[~.
- tU~ (tung): bụng;
- KU~ (khung): thủm,
- vU- KU~ (mbau khung): mùi thủm,
- CU~ (chung): sai,
- RkU~ (krung): dấu, nguyên
- acU~ (acung): ngọc trai,
- adU~ (adung): mũi,
Chú ý: Vần "ung" phải viết gồm "Takai kuk và Ina ngâk matai" như ở trên. Chứ không thể viết "Takai kuk và Takai ngâk matai" vì sẽ trở thành vần "au" như:
- TU- hay TU) : đều đọc là "Thau". [Chứ không phải viết Thung đọc là Thau]
- kU- hay kU) : đều đọc là "Kau". [Chứ không phải viết Kung đọc là Kau]
2.2). Vần kết hợp với "Takai ngâk matai"
Liệt kê một số từ như sau:
- c) (cang): chờ,
- s) (sang): nhà; T) (thang): nhà
- hd) (hadang): tôm,
- Srd) (saradang): đường,
- cW) (cuang): rộn; OV cW) (ndom cuang): nói rộn,
- apY-) (apieng): gạo rang;
- amY-) (amieng): xem bói,
- arY-) (arieng): cua,
- akY-) (akieng): góc,
- dY-) (diéng): bọ cạp,
- Od_) (daong): giúp;
- Oc_) (caong): ước muốn;
- Ot_) (taong): đánh,
- k-) (keng): đồng;
- v-) (mbeng): ăn;
- c-) (ceng): chắn,
,…
KẾT LUẬN
Từ nhận định paoh ngak (paoh ngâk) có hai biến thể là "ngâk hadiip" và "ngâk matai" mà một số người Cham quen gọi cho thấy tên gọi "ngâk hadiip" là không phù hợp với cấu trúc hệ thống chữ viết Cham cũng như theo quy luật hệ thống Phạn ngữ, vì cả hai paoh ngâk này đều là paoh ngâk matai và không mang âm [a]. Do đó, chúng ta cần phân biệt và nhận định lại cho cả hai paoh ngâk matai này. Trong bài viết tạm gọi (Ina ngâk matai hay paoh ngâk praong và Takai ngâk matai hay paoh ngâk asit).
Để nghiên cứu chữ viết Cham một cách khách quan và khoa học, chúng ta cần dựa vào các tài liệu về hệ thống Phạn ngữ; các tài liệu về văn bản hoàng gia Champa; căn cứ vào tài liệu có giá trị mà các Nhà khoa học đã nghiên cứu. Những cứ liệu này không chỉ là tư liệu quan trọng để khẳng định đặc điểm, nguồn gốc, lịch sử phát triển chữ viết Cham mà còn là cứ liệu quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn và phát huy chữ viết Cham một cách toàn diện hơn.
Hy vọng những chia sẽ này là những gợi mở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu trao đổi về khoa học, về học thuật ngôn ngữ, về chữ viết Cham nhằm làm sáng tỏ di sản ngôn ngữ chữ viết Cham để bảo tồn và phát huy trong xu hướng hội nhập.
Putra Podam
sangpodam@yahoo.com
Đọc thêm bảng chữ cái Cham: https://kauthara.org/cham-lesson/3