1. Sơ lược nguồn gốc lịch sử chữ viết Chăm
Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử lâu dài. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin, đồng thời thể hiện đặc trưng bản sắc văn hóa tộc người. Ở Việt Nam, ngôn ngữ của 54 dân tộc hình thành và phát triển theo quá trình thăng trầm của lịch sử. Có những ngôn ngữ phát triển rất mạnh và trở thành tiếng phổ thông, tiêu biểu là tiếng Việt. Các ngôn ngữ còn lại đã và đang được sử dụng trong cộng đồng trở thành ngôn ngữ thiểu số, góp phần tạo nên sự đa dạng trong thống nhất bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tiếng Chăm là ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian. Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với nhóm ngôn ngữ như Raglai, Churu, Jarai và Ede,...Người Chăm có chữ viết riêng, chữ viết Chăm cổ (akhar Hayap) có nguồn gốc từ chữ viết Devanagari (Ấn Độ). Chữ Chăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. Trong khi tiếng Chăm đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1988; Coedes, 1939; Lafont, 2011). Nội dung trên một số bia ký của Champa còn lưu lại hiện nay phần nào cung cấp nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, lễ nghi và sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết Chăm.
Có thể chia sự phát triển chữ viết Chăm thành hai thời kỳ rõ rệt: Chữ Chăm cổ là hệ thống ký hiệu dùng trên bia ký từ thế kỷ thứ II đến thể kỷ XV. Sau thế kỷ thứ XV, chữ Chăm cổ từ biến dạng để trở thành Akhar Thrah Chăm, tức là chữ viết Chăm hiện đại xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Po Rome vào thế kỷ thứ XVII (Durand, 1903) được lưu truyền cho đến năm 1975 được gọi là chữ Chăm truyền thống. Sau ngày ra đời của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) vào năm 1978, cơ quan này chỉnh lý chữ viết Chăm truyền thống để đưa vào giáo trình giảng dạy cho con em Chăm người ta thường gọi là chữ viết Chăm cải biên của BBSSCC (Dharma, 2008).
- Đọc bài viết file pdf. : Bài viết FULL
- Slide trình chiếu ppsx. : Slide trình chiếu
- Invitation Letter : Giấy mời