Thống nhất Rumi Cam EFEO - một bước ngoặc trọng đại

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Dec 5, 2018, 2:05 AM

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập IOC-Champa đã diễn ra tại hội trường nhật báo Người Việt, thành phố Westminster, Nam California vào ngày 24 tháng 11 năm 2018. Nhân dịp này, một hội thảo bàn luận về Rumi Cam (Latin) và đi đến sự thống nhất dùng ký tự Rumi Cam EFEO 1997 của Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) đại diện cho chữ Rumi Cam. Khi nói đến chữ Rumi Cam thì người Chăm cần phải biết đến Po Perang (Po Prang) tức là ngài  E.Aymonier, người là tác giả đầu tiên tạo nền móng cho chữ viết Rumi Cam ngày nay.

1. Rumi Chăm qua các thời kỳ

Lần đầu tiên Rumi Cam được xuất hiện vào năm 1889 qua cuốn Grammaire de La Language Chame bởi tác giả E.Aymonier, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889. Các giai đoạn tiếp theo được ra mắt qua các tác giả như Cabaton 1901, Cabaton 1905, Aymonier – Cabaton 1906, Moussay 1972, Phiên tự EFEO 1977 và cuối cùng là phiên âm 1997. Xem Bảng 1 (gồm 3 trang 246-247-248).

Bảng 1. Phiên tự Rumi Cam EFEO qua các thời kỳ

2. Phiên tự và Phiên âm

Để tìm hiểu về Rumi Cam EFEO hiện nay, chúng ta cần hiểu thêm về hai khái niệm là Phiên tự và Phiêm âm.

- Phiên tự: [EFEO,1977], để nghiên cứu và bảo tồn chữ Chăm cổ (akhar Hayap) hay chữ Chăm truyền thống (akhar Thrah), lúc bấy giờ vì chưa có  font chữ Chăm. Do đó, các nhà nghiên cứu Tây phương thường dùng cách Phiên tự để ghi chép và phiên tự chữ Thrah sang chữ Rumi và có thể viết ngược lại từ phiên tự Rumi sang chữ Thrah một cách chính xác như: a (a), a\ ( ā ),  i (i), i\ ( ī ),  u (u),  u\ ( ū ),... 

- Phiên âm: [EFEO,1997], kế thừa Rumi Cam qua các thời kỳ từ 1889, để phiên âm chữ Chăm được thuận lợi, EFEO chọn phiên âm theo hệ thống Mã Lai nhằm hỗ trợ học chữ Chăm thuận tiện hơn. Rõ ràng trong phiên bản mới này là sự kết hợp giữa PHIÊN TỰ 1977  và PHIÊN ÂM 1997. Xem bảng 2.

Bảng 2. Phiên tự 1977 và phiên âm 1997

Để thuận lợi vừa viết được tiếng Phạn vừa viết tiếng Chăm, chữ Chăm cổ cần bổ sung thêm ba ký tự mới đó là Nja, Nda và Mba. Sự ra đời của ba phụ âm nja, nda, mba từ thế kỷ thứ 4 và sự hình thành chữ akhar Thrah từ thế kỷ 16 đã tạo cho hệ thống chữ viết Chăm rất ổn định về mọi mặt từ ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn. Nhưng thực tế ba phụ âm mới được hình thành là (nj, nd, mb) chỉ là ký tự ghép lại. Xem Bảng 3.

Bảng 3.  Chữ Chăm cổ và cách ghép ba phụ âm mới

2a. Phụ âm “nja”: có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “nya” ở trên + ký tự “ja” ở dưới. Xem Bảng 3 và bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Sự hình thành phụ âm “nja”

Ví dụ: 

ꨒꨮꩇ : njep (đúng),

ꨒꨭꩍ : njuh (củi),

ꨒꨭꩀ : njuk (hút),

ꨒꨮꩌ : njem (rau).

2b. Phụ âm “nda”: có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “na” ở trên + ký tự “da” ở dưới. Xem Bảng 3 và Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5. Sự hình thành phụ âm “nda”

Ví dụ: 

ꨙꨶꨮꩄ : nduec (chạy),

ꨙꨪꩍ : ndih (ngủ),

ꨙꨶ : ndua (đội),

ꨙꨯꩆ : ndon (nón),

ꨙꨯꩌ : ndom (nói).

2c. Phụ âm “mba”: có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “ma” ở trên và ký tự “ba” ở dưới. Xem Bảng 3 và Bảng 6 dưới đây:

Bảng 6. Sự hình thành phụ âm “mba”

Ví dụ:

ꨡꨭꩀ : mbuk (tóc),

ꨡꨯꩂ : mbong (trắng),

ꨡꨯꩍ : mboh (thấy),

ꨡꨮꩃ : mbeng (ăn),

ꨡꩀ : mbak (mặn),

ꨡꨯꨱꩀ : mbaok (mặt).

3. Phiên âm Rumi Cam EFEO 1997

Bảng chữ cái akhar Thrah và phiên âm Rumi Cam EFEO 1997

Tham khảo LINK: https://kauthara.org/cham-lesson/3

 3.1. Nhóm nguyên âm: Nguyên âm của Akhar Thrah Cham gồm 6 ký tự.

o
a i u e ai o


3.2. Nhóm phụ âm: Phụ âm Akhar Thrah Cham lúc nào cũng mang âm [a] kèm theo, tổng cộng 35 ký tự.

k[a] kh[a] g[a] gh[a] ng[a] ng[a]

 

c[a] ch[a] j[a] jh[a] ny[a] ny[a] nj[a]

 

t[a] th[a] d[a] dh[a] n[a] n[a] nd[a]

 

p[a] p[a] ph[a] b[a] bh[a] m[a] m[a] mb[a]

 

y[a] r[a] l[a] w[a] s[a] s[a] h[a]

 

3.3. Phụ âm cuối: Phụ âm cuối (akhar matai) là phụ âm ở vị trí cuối cùng của một từ, không mang âm [a], có 14 ký tự.

k ng c t n p y
[ak] [ang] [ac] [at] [an] [ap] [ay]

 

r l w s ng m h
[ar] [al] [aw] [as] [ang] [am] [ah]

3.4. Bán nguyên âm: Bán nguyên âm là ký tự bán độc lập, không đứng riêng mà luôn luôn gắn liền với phụ âm trong một từ. Akhar Thrah Cham có 12 bán nguyên âm.

 ꨩ ꨯꨮ
- i i u é e

 

o â i- r- l- u-

3.5. Nhị trùng âm: Akhar Thrah Cham có 5 ký tự nhị trùng âm

ꨪ ꨮ

ꨯꨱ   

   ꨭꨮ

ꨯꨱꨥ

ei

ai

ao

au

aow

3.6. Nhóm số: Akhar Thrah Cham có 10 ký tự đơn vị số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 0

Một số giải thích:

ny : tương đương: nh (tiếng Việt). Ví dụ: nyu ( ꨐꨭ ): nó (Đọc theo tiếng Việt: nhu).

nd : tương đương: đ (tiếng Việt). Ví dụ: ndom ( ꨙꨯꩌ ): nói (Đọc theo tiếng Việt: đôm)

mb : tương đương: b (tiếng Việt). Ví dụ: mbeng ( ꨡꨮꩃ): ăn (Đọc theo tiếng Việt: bơng).

: tương đương: ơ (tiếng Việt). Ví dụ: Paje ( ꨚꨎꨮ ): Chưa? (Đọc theo tiếng Việt: Pajơ)

é : tương đương: e , ê (tiếng Việt). Ví dụ: Katé ( ꨆꨓꨯꨮ ): Lễ Kate (Đọc theo tiếng Việt: Kate)

: tương đương: ô (tiếng Việt). Ví dụ: Ralo ( ꨣꨤꨯ ) : Nhiều (Đọc theo tiếng Việt: Ralô)

â : tương đương: ư (tiếng Việt). Ví dụ: ama, amâ ( ꨀꨟꨲ ): Cha (Đọc theo tiếng Việt: amư).

 ꨳ Có hai trường hợpia : khi không kết nối.         i- : Khi kết nối âm khác.

    + ia : Bia ( ꨝꨳ ): Nữ vương, Hoàng hậu

    + i-ai : Biai  (ꨰꨝꨳ ): Bàn,

               Biai gep  (ꨰꨝꨳ  ꨈꨮꩇ ): Bàn nhau

 + i-é-ng : diéng  (ꨯꨕꨳꨮꩃ ) : Bọ cạp

ꨶ Có hai trường hợpua : khi không kết nối. u- : Khi kết nối âm khác.

    + ua : tua ( ꨓꨶ ): Hạn

    + u-ai : tuai ( ꨓꨶꨰ ): Khách

    + u-ei : tuei ( ꨓꨶꨬ  ) : Theo

aow : tương đương: o (tiếng Việt)

    + ao-w : laow ( ꨤꨯꨱꨥ ): Tàu, người Tàu.

    + Pataow ( ꨚꨓꨯꨱꨥ ): Chỉ, dạy (Đọc theo tiếng Việt: pato).

    + Tacaow ( ꨓꨌꨯꨱꨥ ): Cháu (Đọc theo tiếng Việt: tacho).

4. Chủ đề hội thảo: “Phương Thức Bảo Tồn và Phát Huy Ngôn Ngữ Chăm”

Từ trái: Cựu dân biểu Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, Hassan Poklaun, Tài Đại An, Kiề Đại Thọ, Ts. Putra Podam

05 báo cáo chính của hội thảo:

  1. Nguyên tắc cấu tạo nên loại chữ Rumi Cam (Latin) và làm thế nào để mọi người dễ học và hiểu.
  2. Cách tốt nhất để truyền dạy chữ Chăm cho giới trẻ.
  3. Phương pháp nào để tập trung và lưu trữ di sản phi vật thể (intangible) và đề nghị cách quản lý hợp lý nhất đối với các lọai di sản vật thể (tangible).
  4. Thể loại dân ca và nhạc cụ Chăm, Phương cách gìn giữ và phát huy.
  5. Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong bảo tồn chữ viết Chăm.

  

 

Hội thảo đã tổ chức thành công được cộng đồng Chăm tại hải ngoại ủng hộ và đi đến sự thống nhất dùng Rumi Cam EFEO 1997 làm nền tảng cho phiên âm tiếng Chăm.

Hệ thống Rumi Cam EFEO (Phiên tự, 1977) và (Phiên âm, 1997) dựa trên cơ sở khoa học về quy luật nguồn gốc tiếng Chăm theo hệ thống ngôn ngữ Mã Lai đa đảo, Rumi Chăm EFEO đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, học tập, giao tiếp và lưu trữ. Hiện nay hệ thống Rumi Cam EFEO đã được sử dụng chính thức trong việc biên soạn các tài liệu tiếng Chăm ở Âu Châu và khu vực Đông Nam Á. Hầu hết trí thức Chăm trong và ngoài nước đã nhanh chóng tiếp cận và sử dụng hệ thống Rumi này. Đây cũng là một công cụ quan trọng giúp cho việc học Akhar Thrah (chữ Chăm truyền thống) được thuận lợi và dễ dàng, góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm.

Ảnh chụp lưu niệm tại Hội thảo

Bài liên quan: