Quan điểm khác của [Những quan điểm khác nhau – TS. Quảng Đại Cận]

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Dec 20, 2018, 7:15 AM

“Akhar Thrah Cham: Những quan điểm khác nhau” là bài viết của TS. Quảng Đại Cận đăng trong Facebook Can Quang, gồm 16 trang cả tài liệu tham khảo. Toàn bộ nội dung chính của bài viết như sau:

Mục I.1: Akhar Thrah (AT) có ngắn dài, có ký tự kết từ; Mục I.2: AT có ký tự kết từ, ngắn dài bất nhất, chưa chuẩn; Mục I.3: AT không có ký tự kết từ và không có ngắn dài, bất nhất nhưng chưa ổn định

Mục II.1: Ngắn dài theo các nhà ngữ học; Mục II.2: Ngắn dài theo Hội thảo Kuala Lumpur 2006

Mục III. Các vần “chế tạo” là ATTT, III.a: Balau; III.b: Croh ao không darsa; III.c: Poh gak và Mục IV. Kết luận.

Theo chúng tôi, đây không phải là một bài nghiên cứu khoa học mà là một bài ghi chép (sổ tay) có sắp xếp. Qua đó tác giả cố gắng phân tích và dẫn chứng một số từ AT có ngắn dài, có craoh aw không dar sa, có paoh Gak. Để làm cơ sở, để bảo vệ quan điểm, để ghi nhận những kết quả nghiên cứu của tác giả,...

Tuy nhiên, bài viết trên còn có một số nhận định chưa phù hợp với nguồn gốc và quá trình phát triển về chữ viết Chăm phát xuất từ Phạn ngữ. Để tăng thêm tính khoa học cho bài nghiên cứu của tác giả, chúng tôi mạo muội trao đổi một số vấn đề chính mà tác giả đã bàn luận trong bài viết.

Trang 2, Tác giả dẫn chứng "bảy cặp đối nghịch trong 9 nguyên âm chính của Chăm được ghi Latin bằng cách gấp đôi nguyên âm đó".

Mục (2.3) bên trái, theo tôi biết là dạng nguyên âm ngắn dài của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang dùng. Vì biết lý thuyết này, nên tác giả liền gắn nguyên âm ngắn dài cho Chăm bằng cách gấp đôi nguyên âm đó cho phù hợp khuôn mẫu bên trái.

Cuối trang 2, tác giả liệt kê 7 cặp nguyên âm: /a ā, i ī, u ū, e ē, o ō , ơ ơơ, ư ưư / của Aymonier-Cabaton mà tác giả khẳng định đó là cặp âm ngắn dài. Tác giả còn đặt câu hỏi "Vậy ō là do dấu âm nào tạo thành?

Theo chúng tôi, Rõ ràng tác giả đang nghiên cứu Chăm Thrah mà tư duy theo lối Latin. 7 cặp mà Aymonier liệt kê không phải là âm ngắn hay dài như tác giả nghĩ ra mà là ký hiệu Phiên tự cho chữ viết Chăm mà thôi.

Câu hỏi tác giả đặt ra: "ō  là do dấu âm nào tạo thành?"

Câu trả lời đơn giản: ō  là dar sa với dấu Baluw (ꨯꨩ ). Chỉ có thế thôi. 

Đầu trang 3, tác giả gạch chân bảng nguyên âm (Voyelles): /a ā, i ī, u ū, e ē, o ō , ơ ơơ, ư ưư /và khẳng định rằng đó cặp nguyên âm ngắn dài có trong Aymonier – Cabaton. Như đã trình bày ở cuối đoạn trang 2.

Theo chúng tôi:

Tác giả Cận Quang đã nhầm lẫn từ có dấu Baluwtừ không có dấu Baluw. Không phải chữ nào có dấu Baluw là âm dài như tác giả đưa ra. “Hình vuông là hình chữ nhật, nhưng hình chữ nhật chưa hẳn là hình vuông - Amuchandra Luu”. (Ở đây chúng tôi chưa bàn đến âm dài hay âm ngắn, mà chỉ quan tâm đến dấu Baluw mà Tác giả cho rằng là âm dài mà thôi).

Khi nghiên cứu chữ Thrah mà phiên ra theo lối Latin thì các Nhà nghiên cứu Champa học thường viết theo lối Phiên tự chứ không phải Phiên âm. Rõ ràng tác giả không hiểu rõ về Rumi (Latin), nên tác giả bị vấp ở  hai khái niệm Phiên âm và Phiên chữ do Viện Viễn Đông Bác Cổ đưa ra.

Minh chứng: Trong bảng liệt kê nguyên âm thuộc bản quyền khoa học EFEO từ 1889, 1901, 1905, 1971, 1977, 1997 đều ghi ký hiệu Phiên tự rằng:

a: là nguyên âm a ( ꨀ ),    (chứ không phải là âm ngắn như tác giả đưa ra)

aa hay ā : là dấu baluw (  ꨩ  ),    (chứ không phải aa hay ā là âm dài như tác giả đưa ra).

i: là nguyên âm i (ꨁ) hay dấu takai kik (  ꨪ ),   (chứ không phải là âm ngắn như tác giả đưa ra).

ii hay ī : là dấu takai kik tuk dalam (  ꨫ  ),   (chứ không phải ii hay ī là âm dài như tác giả đưa ra).

u: là nguyên âm u ( ꨂ ) hay dấu takai kuk (  ꨭ ),   (chứ không phải là âm ngắn như tác giả đưa ra).

uu hay ū : là takai kuk có dấu baluw (   ꨭꨩ  ),   (chứ không phải uu hay ū là âm dài như tác giả đưa ra).

e: là nguyên âm e ( ꨃ ) hay dấu (  ꨯꨮ ),   (chứ không phải là âm ngắn như tác giả đưa ra).

ee hay ē : là Dar sa + Paoh theh + baluw (  ꨯꨮꨩ ),   (chứ không phải ee hay ē  là âm dài như tác giả đưa ra).

o: là nguyên âm o  ( ꨅ ) hay dar sa ( ꨯ),   (chứ không phải là âm ngắn như tác giả đưa ra).

oo hay ō : là dar sa có baluw ( ꨯꨩ ),   (chứ không phải oo hay ō là âm dài như tác giả đưa ra).

,....

Lý do: Vì thời gian của những thập niên trước chưa có font chữ Chăm, nên EFEO phải dùng phiên bản là Phiên tự để ghi và ký hiệu từ chữ Thrah sang Rumi và để sau này các nhà nghiên cứu dễ dàng ghi ngược lại từ Rumi sang Thrah. Chỉ có thế thôi. Tự điển Aymonier ấn hành năm 1906 là phiên tự bằng in kim vì lúc đó chưa có font Chăm trên máy vi tính.

Căn cứ bảng Phiên tự của EFEO chúng tôi khẳng định, các nguyên âm ký hiệu aa hay ā , ii hay ī uu hay ūee hay ē oo hay ō chỉ là ký hiệu Phiên tự  cho dấu Baluw chứ không phải nguyên âm Dài như quan điểm mà tác giả Cận Quang đưa ra.

Xem ký hiệu Phiên tự của EFEO qua các thời kỳ:1889, 1901, 1905, 1906, 1971, 1977, 1997.

Bảng Phiên tự EFEO (1977) và Phiên âm EFEO (1997)

Hình Trang 3 về SK, tác giả đưa vào dưới đây để minh họa âm ngắn dài.

Theo chúng tôi, rõ ràng hình ở trên, tác giả copy đưa vào để giải thích cho lý luận của mình, nhưng rất tiếc tác giả không hiểu cột thứ 2 ghi là “Transliteration” nghĩa là Phiên tự.

Phiên tự theo EFEO cho dấu Baluw là aa hay ā ; Phiên tự theo quan điểm khác cho ký hiệu  baluw là "A" (chữ A hoa). Theo bảng trên, những từ có Baluw là phiên tự (A) là quy định luật chính tả của từ đó, chứ không liên quan gì đến Baluw là “âm dài” như tác giả Cận Quang đưa ra.

Xem 2 từ dưới đây từ hàng 1 và hàng 2 ở bảng trên  ta thấy:

ꨓꨤ: tala, (chính tả của từ này ghi: ꨓꨤ (phiên tự là: tala) với nghĩa là bottom, rõ ràng từ này không có dấu baluw để kết thúc một từ).

ꨓꨩꨤ: tAla (A: là chữ có dấu Baluw). (chính tả của từ này ghi: ꨓꨩꨤ (phiên tự là: tAla) với nghĩa là rhythm, rõ ràng từ này có baluw quy định chính tả cho tiền âm tiết (tA), chứ không phải (tA) là âm dài. Và chữ này cũng không có dấu baluw để kết thúc một từ).

Quan sát bảng này rõ ràng dấu Baluw là quy định chính tả cho một từ, chứ không phải Baluw là âm dài hay âm ngắn hay Baluw là kết thúc cho một từ như tác giả Cận Quang đưa ra.

Trang 8 và trang 9, tác giả tìm và dẫn chứng một số từ có dấu Baluw, dar sa dar dua có dấu Baluw, Croh ao không có dar sa,...

Theo chúng tôi, tác giả mất nhiều thời gian đi tìm trong tự điển Aymonier 1906 để minh chứng cho quan điểm của mình. Nhưng rất tiếc đó là những từ ghi sai trong tự điển Aymonier, có lẽ tác giả chưa đọc phần quy định ở phần đầu trong tự điển Aymonier.

Bảng quy định trong tự điển Aymonier nêu rõ như hình dưới đây:

Rõ ràng trong bảng quy định về dấu, nguyên âm, phụ âm trong tự điển Aymonier quy định:

- Dar sa dar dua ( Không có dấu Baluw),
- Craoh ao phải có dar sa,
- Không có Paoh Gak.

Kết luận:

Bài viết “Akhar Thrah Chăm: Những quan điểm khác nhau” của TS. Quảng Đại Cận”. Đó là những quản điểm về dấu Baluw, Dar sa dar dua có Baluw, Craoh aw không có dar sa, ký tự kết paoh Gak, quan điểm kết từ có Baluw, rồi quan điểm Baluw là âm dài,... là những sự phân tích và nhận định chưa phù hợp.

Để nhìn nhận, nghiên cứu về chữ viết Chăm một cách khách quan, khoa học, cần căn cứ vào các luận cứ: hệ thống Phạn ngữ, tài liệu cổ Chăm, tài liệu Hoàng gia 1702 đến thời Gia Long, tài liệu có giá trị mà các Nhà khoa học đã nghiên cứu.

Những cứ liệu này không chỉ là tư liệu quan trọng để khẳng định đặc điểm, nguồn gốc, lịch sử phát triển chữ viết của người Chăm mà còn là cứ liệu quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, bảo tồn chữ viết Chăm một cách toàn diện hơn.

Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi với tác giả không chỉ là những gợi mở để làm sáng tỏ hơn những vấn đề tác giả đã đề cập trong bài viết mà còn là cơ sở để chúng ta tiếp tục trao đổi, chia sẻ một cách khách quan, khoa học về học thuật ngôn ngữ, chữ viết Chăm trong xu hướng hội nhập.

Tham khảo bài viết:

1. Ariya Paoh Gak

2. Akhar thrah phổ thông” của Q. D. Cẩn: tác phẩm tàn phá chữ viết Chăm

3. Những quan điểm khác nhau – TS. Quảng Đại Cận

4. Quan điểm khác của [Những quan điểm khác nhau – TS. Quảng Đại Cận](.pdf)

Putra Podam