Đốt Trầm hương tại Đại lễ Cei Khar Mah Bangu - người Chăm mong được đốt trầm hương tại các đền tháp Champa

Written by Putra Podam
In category Văn hóa
Jan 16, 2019, 10:46 AM

Cuh Gahluw di bimong Cei Khar Mah Bangu - Urang Cam caong hu cuh gahluw di dalam bimong Campa

ꨌꨭꩍ  ꨈꨨꨵꨭꨥ  ꨕꨪ ꨝꨪꨟꨯꩂ ꨌꨬ  ꨇꩉ  ꨟꩍ  ꨝꨊꨭ  - ꨂꨣꩃ  ꨌꩌ  ꨌꨯꨱꩃ ꨨꨭ  ꨌꨭꩍ ꨈꨨꨵꨭꨥ  ꨕꨪ ꨕꨤꩌ  ꨝꨪꨟꨯꩂ  ꨌꩌꨛꨩ

Trầm hương được xem là một loại gỗ quý hiếm, một sản vật tinh túy của trời không những hương thơm huyền dịu mà còn mang lại giá trị tâm linh, phong thủy,...

Tục đốt trầm hương được xem như có từ lâu đời của người Đông Nam Á nói riêng và người Châu Á nói chung. Theo các nhà sử học, các dấu tích về việc đốt một thứ nào đó có mùi hương tại các ngôi mộ cổ ở Ai Cập, cũng như Trung Quốc,…cho thấy khởi nguồn của việc đốt trầm hương đã có cách đây hàng ngàn năm.

Người Nhật thường đốt Trầm hương ở trong các Đại lễ dành cho Vua, ở trong các Đền chùa, mỗi lần viếng thăm bởi các Nguyên thủ Quốc gia,....

Người Việt không biết tự bao giờ đã có tục đốt nhang trầm hương. Cho dù lịch sử có nhiều thay đổi qua các triều đại, nhưng tục thắp nhang vẫn được duy trì bền vững cho đến hôm nay bởi những giá trị cốt lõi của nó luôn được coi trọng trong mọi hoàn cảnh, mọi thế hệ và không bị mai một bởi thời gian.

Đối với người Chăm, trầm hương được xem như là một sản vật quý hiếm, khói trầm hương như sợi vô hình, biểu đạt niềm tin, giúp kết nối thế giới tâm linh và thực tại của con người. Do đó, đốt trầm hương mang ý nghĩa dâng không gian trang trọng, sự thành kính lên gia tiêng, thể hiện sự biết ơn, sự tưởng nhớ những người đã khuất, những bậc thần linh cao quý,...

Ngày nay, tại các các Thánh đường Chăm, tại các đền miếu Chăm, tại các làng palei Chăm mỗi lần cúng kính thì người Chăm thường phải đốt Trầm hương. Nghi thức đốt trầm hương luôn diễn ra trong bầu không khí trang trọng, cầu khấn với hy vọng những lời ước nguyện của mình được những làn khói đang tỏa ra gửi đến tận trời xanh.

Tuy nhiên, hiện nay tại các đền tháp Champa, nơi được cho khu tôn nghiêm của người chăm, nơi được cho mỗi người Chăm ai ai cũng tôn kính, mong được đến để đốt nén trầm hương với sự cầu khấn và gửi gấm lòng tin đến trời đất và các bề trên. Nhưng thật tế, trong các đền tháp Champa bây giờ không phải người Chăm quản lý, họ không đốt trầm hương như phong tục Champa vốn có, thay vào đó họ đốt nhang, đốt nhang, đốt nhang khói mù mịt,....

Kêu gọi:

Nên chấm dứt việc đốt nhang trong lòng tháp, đây không phải là nghi thức cúng lễ của người Chăm. Việc đốt nhang quá tải sẽ gây nhiều khói, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nội thất bên trong lòng tháp, có thể gây phân hóa kiến trúc gỗ và gạch.

Bài viết này chỉ mong mỗi người Chăm chúng ta khi mỗi lần đến viếng thăm đền tháp Champa thì hãy nhớ mang theo nén trầm hương. Khói nén trầm hương này sẽ mang tâm tư, nguyện vọng và những lời cầu khấn trang nghiêm của chúng ta đến tận trời xanh, nơi thần linh hiện hữu và sẽ ghi nhận lòng thành của mỗi chúng ta.

Hy vọng thần linh Champa sẽ linh thiêng khiến người quản lý tháp Champa thay đổi việc “đốt nhang” thành “đốt trầm hương” vốn đúng nghi thức cúng lễ của người Chăm.

Link Xem Video clip:

1. Nghi thức đốt trầm hương tại Đại lễ Po Cei Khar Mah Bangu

2. Đốt trầm hương tại Đại lễ Po Cei Khar Mah Bangu