1. Hoàn cảnh ra đời về quyền bản địa theo hiến chương LHQ
Đến thế kỷ 21, mặc dù tiến bộ xã hội đã đạt những thành tựu trong bình đẳng về quyền con người trên toàn thế giới, nhưng thực tế vẫn còn một nhóm người ở nhiều quốc gia bị nhiều thiệt thòi, dễ bị tổn thương, dễ bị vi phạm về quyền con người nhất là nhóm dân tộc bản địa và dân tộc thiểu số. Họ bị miệt thị và nhiều bất công, thường bị bóc lột, mù chữ và sống trong nghèo khổ.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng cuộc sống của nhóm người này được thu hút sự quan tâm của các tổ chức nhân quyền trên trên thế giới.
Từ năm 1982: Nhóm công tác về các dân tộc bản địa (the Working Group on Indigenous Populations) và sau đó là Diễn đàn thường trực về các vấn đề bản địa (the Permanent Forum on Indigenous Issues) đã tích cực nghiên cứu thúc đẩy việc thực hiện các quyền của những người bản địa.
Năm 1993: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố là năm quốc tế về các dân tộc bản địa (the International Year of the World's Indigenous People)
Từ 1995-2004 là thập kỷ quốc tế về các dân tộc bản địa (the International Decade for the World's Indigenous People) nhằm tăng cường sự hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề của cộng đồng người bản địa mà cơ bản nhất là quyền con người, phát triển, y tế, giáo dục, môi trường,…
Năm 2007: Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về quyền của các dân tộc bản địa (the Declaration on the Rights of the Indigenous Peoples) được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc theo Nghị quyết 61/295 ngày 13 tháng 9 năm 2007.
Cần lưu ý rằng Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về “Quyền của các dân tộc bản địa” (2007) có nhiều nội dung khác với Tuyên ngôn về “Quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ” được LHQ ban hành vào năm 1992 nhằm đảm bảo cho người bản địa được bảo vệ và thực hiện công bằng xã hội.
Link: Vấn đề dân tộc bản địa
Link: Liên minh Chăm, Tây Nguyên, Khmer Krom - Đấu tranh dân tộc bản địa