Thấy gì khi tháp Champa do người Việt quản lý

Written by admin
In category Tin tức
Jul 9, 2020, 5:38 PM

Tháp Po Klaong Girai là không gian sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng và Chăm trên cả nước nói chung. Ở đó, sự yên tĩnh, thoát tục và tính chất linh thiêng, huyền bí là đặc sản của tôn giáo tín ngưỡng. Tôn giáo nào trên thế giới cũng như vậy cả, không riêng gì tháp Chăm. Mặc dù, ngày nay tất cả các tháp Chăm, Nhà nước đã quản lý, song người Chăm vẫn còn sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở đó. Nghĩa là tháp còn sống đời tâm linh vốn dĩ hàng ngàn năm qua. Bên cạnh việc Nhà nước quản lý, đồng nghĩa có người của Nhà nước chịu trách nhiệm, kèm theo các cơ sở pháp luật dành cho di sản, thì việc làm sai trái không gian di tích, di sản nói chung cần được chấn chỉnh, kiểm điểm và thậm chí cho đi học lại cách quản lý có yếu tố tâm linh tôn giáo tín ngưỡng - dân tộc - nhân học.

TỔ CHỨC KAUTHARA ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN NINH THUẬN HÃY GIAO LẠI THÁP CHAMPA CHO NGƯỜI CHĂM QUẢN LÝ

Đọc bài viết:

1. Wa Praong7 July at 06:58  · Shared with Public

2. Đồng Chuông Tử : 7 July at 20:54  · Shared with Public

3. Jaya Thiên: 7 July at 20:54  · Shared with Public

 

 
Đây bài viết cũ của mình để mọi người tham khảo qua. Mình phản đối về sự kiện tổ chức tiệc ĂN NHẬU trong khu vực linh thiêng người Chăm. Sau bài này mình sẽ phân tích về vấn đề xâm phạm chốn linh thiêng của BQL di tích tháp Po Klaong Girai ngày hôm nay.
Phần 1: CÁC BẠN VÀ VĂN HOÁ CHÚNG TÔI
Quả thật, tôi rất buồn khi trông thấy các hình ảnh như thế này dù trên facebook hay ngoài đời.Thực trạng này đang diễn ra, nó buộc tôi phải nói, phải lên tiếng dù chỉ là một cá thể yếu ớt trong cộng đồng thiểu số.
Là một đứa con dân tộc Chăm, tôi xin có đôi lời cùng các bạn Chăm nói riêng, những người yêu quý Chăm nói chung.
Trước tiên tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn các bạn phóng viên, các nhà nghiên cứu, nhờ các bạn mà văn hóa Chăm chúng tôi được nhiều người biết đến. Chính vì thế,hàng năm khi lễ truyền thống của dân tộc chúng tôi diễn ra người người lại nô nức, hớn hở kéo đến, đền tháp linh thiêng của dân tộc chúng tôi được viếng thăm nhiều hơn,.. Tất cả đều phát xuất từ lòng yêu mến và muốn tìm hiểu văn hóa chúng tôi.
Quý lắm thay!
Thế nhưng nhìn hình ảnh này tôi đã xót, xót lắm. Bạn biết tôi xót điều gì không? Các bạn đang dối lừa thần linh chúng tôi đấy! Bởi vì sao?
Tôi nhớ như in, lúc còn nhỏ khi gia đình cúng kính, bởi còn trẻ dại tôi chẳng hiểu gì cứ loay hoay trước mâm cúng, đứng trước hướng người ta làm lễ (akaok ciew bang). Ông tôi nói "U-khin" chỉ nghe đến u-khin thôi tôi vội bước ra chỗ khác, mặc dù tôi chả biết u-khin là ai. Và bọn trẻ chúng tôi ai cũng sợ u-khin.( Vì từ này phát âm giống Ong Khin)
Thời gian cứ trôi đi, tuổi thơ tôi đã nghe rất nhiều đến từ này. Nó như một điều cấm bất thành văn trong trí nhớ của chúng tôi. Lớn lên tôi đã hiểu nhiều hơn về u-khin.(Sẽ nói về u-khin trong phần tiếp theo).
Trở lại câu chuyện "các bạn và văn hóa chúng tôi". Tôi trông thấy các bạn cầm rất nhiều máy ảnh, treo lủng lẳng trước ngực, mỗi dịp lễ, đặc biệt là lễ hội Ramawan, Rija Nagar, Katé khi chức sắc Chăm đang hành lễ bao vây ông là nhóm người gọi là nghiên cứu, nhiếp ảnh gia, nhà báo( Những người không có nhiệm vụ trong lễ tục),... Tôi có cảm giác như các vị chức sắc Chăm đang ngợp thở trước ống kính hay thân hình đồ sộ của các bạn, hoặc nói cho vui rằng khi các bạn vây quanh như thế vô tình các bạn đang chiếm hết chỗ của thần linh chúng tôi, trông thấy cảnh ấy chắc thần Yang chạy bỏ xứ mà đi.
Khi các bạn lên tháp chúng tôi, nếu nói đó chỉ là nơi để các bạn đến du lịch hay đến vì mục đích nào đó của các bạn. Nhưng các bạn có biết đó là nơi linh thiêng và là niềm tự hào nhất của dân tộc Chăm chúng tôi không?
Thế nhưng đến nơi ấy, các bạn đã làm rất nhiều điều đi ngược với văn hóa chúng tôi, đứng trước thần linh chúng tôi, các bạn ăn mặc hở hang, thô tục, hay các bạn dùng những bó nhang nghi ngút khói, có khi các bạn còn dám sờ lên đầu pho tượng thần chúng tôi. Đối với dân tộc Chăm cánh cửa tháp chỉ mở khi có lễ tục diễn ra, thế nhưng vì ai mà cửa linh thiêng kia ngày nào, giờ nào cũng toang mở... Chính đó người Chăm chúng tôi gọi là u-khin.
Vậy cho tôi hỏi các bạn dăm ba câu:
Nhìn thấy hình ảnh này các bạn sẽ nghĩ gì?
Các bạn có khi nào ăn mặc hở hang khi cúng kính thần linh hay tổ tiên các bạn không?
Các bạn nghiên cứu văn hóa Chăm chúng tôi để làm gì, để rồi hành xử với văn hóa chúng tôi như vầy?
Các bạn đã làm gì khi văn hóa chúng tôi ngày càng mai một, di tích tâm linh của chúng tôi bị xâm thực biến dạng?
Phải chăng các bạn muốn một nền văn hóa mất đi, để rồi lục lọi, kiếm tìm nhằm phô trương cái danh của các bạn?
Dân tộc Chăm chúng tôi luôn niềm nở, hòa đồng, các bạn hãy để lại trong con mắt của chúng tôi về hình ảnh lịch sự của các bạn. Hãy tôn trọng văn hóa chúng tôi. Như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Có câu này xin gởi đến các bạn: " Đền tháp của chúng ta có thể bị bê-tông hóa, nhưng đừng để tâm hồn chúng ta hóa bê-tông"
Chân thành.
_ Sohaniim
Tại sao lại tổ chức tiệc tùng linh đình trên tháp Po Klaong Girai, tỉnh Ninh Thuận?
Tháp Po Klaong Girai là không gian sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng và Chăm trên cả nước nói chung. Ở đó, sự yên tĩnh, thoát tục và tính chất linh thiêng, huyền bí là đặc sản của tôn giáo tín ngưỡng. Tôn giáo nào trên thế giới cũng như vậy cả, không riêng gì tháp Chăm.
Mặc dù, ngày nay tất cả các tháp Chăm, Nhà nước đã quản lý, song người Chăm vẫn còn sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở đó. Nghĩa là tháp còn sống đời tâm linh vốn dĩ hàng ngàn năm qua.
Bên cạnh việc Nhà nước quản lý, đồng nghĩa có người của Nhà nước chịu trách nhiệm, kèm theo các cơ sở pháp luật dành cho di sản, thì việc làm sai trái không gian di tích, di sản nói chung cần được chấn chỉnh, kiểm điểm và thậm chí cho đi học lại cách quản lý có yếu tố tâm linh tôn giáo tín ngưỡng - dân tộc - nhân học.
Việc kinh tế cả nước bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là không của riêng ai, cơ quan, tổ chức cá nhân nào. Không thể đổ thừa cho dịch bệnh để làm điều thiếu hiểu biết nghiêm trọng như vậy đối với không gian sinh hoạt tôn giáo, tâm linh.
Nếu Nhà nước quản lý thiếu hiểu biết như vậy, tốt nhất nên chuyển vai trò, vị trí và quyền hạn, chức năng quản lý sang cho Hội đồng chức sắc Bà La Môn cấp tỉnh. Dù biết, hội đồng này cũng chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhưng ở khía cạnh nào đó, đồng bào Chăm sẽ vững tin hơn hiện nay.
Còn nhớ, Ban quản lý Di tích tháp Po Klaong Girai, năm trước cũng đã gây dư luận cộng đồng Chăm khi cho phép mở quán nước giải khát bên trong không gian di tích này.
Như vậy, ở đây cần nhìn thấy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý đang có vấn đề, hạn chế nhất định nhưng gây dư luận liên tục với những việc làm không đúng chức năng, quyền hạn luật định trong Di tích, di sản cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt.
Kiến trúc đền tháp Champa và những nguyên tắc căn bản
***
Chúng ta đều biết, quần thể đền tháp Champa (Bimong) là tổ hợp những đơn vị kiến trúc (Kalan) được dựng lên dựa trên cấu trúc mô phỏng vũ trụ quan dưới góc nhìn triết học Champa. Bimong được các vị vua, người đại diện cho vương triều và con dân thực hiện xây nên hoặc tu bổ thêm tuỳ theo giai đoạn phát triển của vương triều ấy, Bimong vốn là một công trình kiến trúc tâm linh, nơi phụng thờ vị thần được chọn là đấng bảo hộ, quyết định hệ phái thờ hay quốc giáo mà vương triều ấy chọn. Vì là kiến trúc tôn giáo nên vị trí vùng đất hay không gian chọn đặt làm nơi khởi phát để xây dựng Bimong vì thế luôn là nơi có vị trí lí tưởng phù hợp với quan điểm triết lí Champa và tuân theo một số nguyên tắc bố cục không gian nghiêm ngặt.
***Nguyên tắc bố cục không gian tổng thể cơ bản của một vương quốc Champa, lần lượt theo chiều ngang và dọc căn bản phải có như sau:
- Mỗi vương quốc Champa, cấu trúc không gian cơ bản được cấu thành trên những dải đồng bằng bằng phẳng được phân chia dựa trên các ranh giới tự nhiên giới hạn bởi các ngọn núi (đèo, sông) ở 3 mặt bắc-tây-nam và một mặt phía đông giới hạn bởi biển.
- Cấu trúc không gian đa phần bố trí theo chiều Đông – Tây, với trung tâm thương mại, cảng vận-dịch chuyển tiếp giáp mặt biển tại vị trí các cửa song-biển, vịnh cảng; Trung tâm hành chính (thành phố, thủ đô,…) nằm lùi sâu hơn về phía tây; Kế đến là không gian tâm linh-tôn giáo, ở đây là các hệ thống quần thể Bimong (đền tháp) phục vụ, hành các nghi lễ tôn giáo của vương quốc được đặt sâu về phía tây tại vị trí phù hợp, cách biệt hoàn toàn với các không gian kia.
***Các nguyên tắc liên quan đến Bimong:
- Bimong, không gian thờ tự tôn giáo cho vương quốc trở thành một chốn linh thiêng, nơi thần linh trú ngụ vì thế không gian đó thành tách biệt và cần sự yên tĩnh, trở thành không gian cấm, từ trung tâm hành chính (kinh thành,…) phải bước qua một khu rừng cấm trước khi tiếp cận không gian cấm là các đền tháp, đây chính là không gian đệm chuyển tiếp giữa đời tục trước khi bước vào thế giới thần linh.
- Vì là chốn linh thiêng nên chỉ khi đúng ngày hành lễ, những người có trọng trách, người đại diện cho vương quốc và thần dân mới được đến khu đền thần linh thực hành các nghi lễ lien quan nhằm mong thần linh bảo hộ cho toàn dân, mang đến thịnh vượng cho vương quốc ấy.
- Theo quan niệm thờ tự của người Cham (hậu duệ Champa, người kế thừa trực tiếp), các cánh cửa của các Kalan (tháp chính) chỉ được mở mỗi năm vài lần thăm viếng để thực hiện các nghi thức lễ quan trọng cho cộng đồng Cham, ngoài ra đóng cửa để thần linh yên tĩnh.
- Khi đến thăm viếng định kì hằng năm, con dân Cham, những người trực tiếp tham gia hành lễ ăn mặc phù hợp với truyền thống, khách thăm viếng cấm nói lời xằng bậy, tục tiễu,…Không chỉ chỏ, sờ chạm linh tinh,…Ngày nay “Ta” mở toang cả năm, tự do thăm viếng du lịch, nhang khói nghi ngút trời, ăn mặc theo ý thích riêng mà chẳng tuân theo nguyên tắc thờ tự theo văn hoá Cham.
***Hậu duệ Champa vẫn còn đó, tháp thiêng vẫn còn con dân Cham hằng năm thăm viếng thờ tự đó. Sao chúng ta lại quên-không tôn trọng bản sắc rất riêng ấy của họ, chúng ta hành xử như thể họ đã hoá tan thành những viên gạch trơ trơ đến thế. Chúng ta ngày ngày ra rả phải yêu, phải lưu giữ những nét văn hoá truyền thống của họ, nhưng thử xem lại cách ta hành xử đi, chả khác nào chúng ta đang đổ bê tông đóng chết hết cả sao? Chúng ta đừng ra sức bảo tồn-bảo tàng-bảo hộ-bảo vệ cái chi hết, chỉ để cho họ một khoảng để thở thôi cũng đủ rồi.
"Chúng ta", những kẻ mang danh-tiếng làm văn hoá nhưng chúng ta có khi nào trung thực khi nhìn lại bản thần mình đã có văn hoá hay chưa. Liệu chúng ta đã đủ hiểu để hành xử đúng đắn? Sao ta vội xem họ như những phế tích cô liêu?
Khi chúng ta đặt sai vế giá trị (du lịch > tâm linh), xem một công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo tín ngưỡng (cho một cộng đồng) trở thành một công trình kiến trúc khai thác du lịch như một mồi câu ngon để dụ cá đớp cần, rồi ta đặt vế giá trị đó lớn hơn cái giá trị thực (hiện tồn) văn hoá đó thì muôn năm cách hành xử của ta trật đường. Chẳng khác nào chúng ta đang lợi dụng cái tinh tuý văn hoá của họ để thành mồi câu cơm?
 
 
 
Đây bài viết cũ của mình để mọi người tham khảo qua. Mình phản đối về sự kiện tổ chức tiệc ĂN NHẬU trong khu vực linh thiêng người Chăm. Sau bài này mình sẽ phân tích về vấn đề xâm phạm chốn linh thiêng của BQL di tích tháp Po Klaong Girai ngày hôm nay.
Phần 1: CÁC BẠN VÀ VĂN HOÁ CHÚNG TÔI
Quả thật, tôi rất buồn khi trông thấy các hình ảnh như thế này dù trên facebook hay ngoài đời.Thực trạng này đang diễn ra, nó buộc tôi phải nói, phải lên tiếng dù chỉ là một cá thể yếu ớt trong cộng đồng thiểu số.
Là một đứa con dân tộc Chăm, tôi xin có đôi lời cùng các bạn Chăm nói riêng, những người yêu quý Chăm nói chung.
Trước tiên tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn các bạn phóng viên, các nhà nghiên cứu, nhờ các bạn mà văn hóa Chăm chúng tôi được nhiều người biết đến. Chính vì thế,hàng năm khi lễ truyền thống của dân tộc chúng tôi diễn ra người người lại nô nức, hớn hở kéo đến, đền tháp linh thiêng của dân tộc chúng tôi được viếng thăm nhiều hơn,.. Tất cả đều phát xuất từ lòng yêu mến và muốn tìm hiểu văn hóa chúng tôi.
Quý lắm thay!
Thế nhưng nhìn hình ảnh này tôi đã xót, xót lắm. Bạn biết tôi xót điều gì không? Các bạn đang dối lừa thần linh chúng tôi đấy! Bởi vì sao?
Tôi nhớ như in, lúc còn nhỏ khi gia đình cúng kính, bởi còn trẻ dại tôi chẳng hiểu gì cứ loay hoay trước mâm cúng, đứng trước hướng người ta làm lễ (akaok ciew bang). Ông tôi nói "U-khin" chỉ nghe đến u-khin thôi tôi vội bước ra chỗ khác, mặc dù tôi chả biết u-khin là ai. Và bọn trẻ chúng tôi ai cũng sợ u-khin.( Vì từ này phát âm giống Ong Khin)
Thời gian cứ trôi đi, tuổi thơ tôi đã nghe rất nhiều đến từ này. Nó như một điều cấm bất thành văn trong trí nhớ của chúng tôi. Lớn lên tôi đã hiểu nhiều hơn về u-khin.(Sẽ nói về u-khin trong phần tiếp theo).
Trở lại câu chuyện "các bạn và văn hóa chúng tôi". Tôi trông thấy các bạn cầm rất nhiều máy ảnh, treo lủng lẳng trước ngực, mỗi dịp lễ, đặc biệt là lễ hội Ramawan, Rija Nagar, Katé khi chức sắc Chăm đang hành lễ bao vây ông là nhóm người gọi là nghiên cứu, nhiếp ảnh gia, nhà báo( Những người không có nhiệm vụ trong lễ tục),... Tôi có cảm giác như các vị chức sắc Chăm đang ngợp thở trước ống kính hay thân hình đồ sộ của các bạn, hoặc nói cho vui rằng khi các bạn vây quanh như thế vô tình các bạn đang chiếm hết chỗ của thần linh chúng tôi, trông thấy cảnh ấy chắc thần Yang chạy bỏ xứ mà đi.
Khi các bạn lên tháp chúng tôi, nếu nói đó chỉ là nơi để các bạn đến du lịch hay đến vì mục đích nào đó của các bạn. Nhưng các bạn có biết đó là nơi linh thiêng và là niềm tự hào nhất của dân tộc Chăm chúng tôi không?
Thế nhưng đến nơi ấy, các bạn đã làm rất nhiều điều đi ngược với văn hóa chúng tôi, đứng trước thần linh chúng tôi, các bạn ăn mặc hở hang, thô tục, hay các bạn dùng những bó nhang nghi ngút khói, có khi các bạn còn dám sờ lên đầu pho tượng thần chúng tôi. Đối với dân tộc Chăm cánh cửa tháp chỉ mở khi có lễ tục diễn ra, thế nhưng vì ai mà cửa linh thiêng kia ngày nào, giờ nào cũng toang mở... Chính đó người Chăm chúng tôi gọi là u-khin.
Vậy cho tôi hỏi các bạn dăm ba câu:
Nhìn thấy hình ảnh này các bạn sẽ nghĩ gì?
Các bạn có khi nào ăn mặc hở hang khi cúng kính thần linh hay tổ tiên các bạn không?
Các bạn nghiên cứu văn hóa Chăm chúng tôi để làm gì, để rồi hành xử với văn hóa chúng tôi như vầy?
Các bạn đã làm gì khi văn hóa chúng tôi ngày càng mai một, di tích tâm linh của chúng tôi bị xâm thực biến dạng?
Phải chăng các bạn muốn một nền văn hóa mất đi, để rồi lục lọi, kiếm tìm nhằm phô trương cái danh của các bạn?
Dân tộc Chăm chúng tôi luôn niềm nở, hòa đồng, các bạn hãy để lại trong con mắt của chúng tôi về hình ảnh lịch sự của các bạn. Hãy tôn trọng văn hóa chúng tôi. Như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Có câu này xin gởi đến các bạn: " Đền tháp của chúng ta có thể bị bê-tông hóa, nhưng đừng để tâm hồn chúng ta hóa bê-tông"
Chân thành.
_ Sohaniim
Tại sao lại tổ chức tiệc tùng linh đình trên tháp Po Klaong Girai, tỉnh Ninh Thuận?
Tháp Po Klaong Girai là không gian sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng và Chăm trên cả nước nói chung. Ở đó, sự yên tĩnh, thoát tục và tính chất linh thiêng, huyền bí là đặc sản của tôn giáo tín ngưỡng. Tôn giáo nào trên thế giới cũng như vậy cả, không riêng gì tháp Chăm.
Mặc dù, ngày nay tất cả các tháp Chăm, Nhà nước đã quản lý, song người Chăm vẫn còn sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở đó. Nghĩa là tháp còn sống đời tâm linh vốn dĩ hàng ngàn năm qua.
Bên cạnh việc Nhà nước quản lý, đồng nghĩa có người của Nhà nước chịu trách nhiệm, kèm theo các cơ sở pháp luật dành cho di sản, thì việc làm sai trái không gian di tích, di sản nói chung cần được chấn chỉnh, kiểm điểm và thậm chí cho đi học lại cách quản lý có yếu tố tâm linh tôn giáo tín ngưỡng - dân tộc - nhân học.
Việc kinh tế cả nước bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 là không của riêng ai, cơ quan, tổ chức cá nhân nào. Không thể đổ thừa cho dịch bệnh để làm điều thiếu hiểu biết nghiêm trọng như vậy đối với không gian sinh hoạt tôn giáo, tâm linh.
Nếu Nhà nước quản lý thiếu hiểu biết như vậy, tốt nhất nên chuyển vai trò, vị trí và quyền hạn, chức năng quản lý sang cho Hội đồng chức sắc Bà La Môn cấp tỉnh. Dù biết, hội đồng này cũng chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhưng ở khía cạnh nào đó, đồng bào Chăm sẽ vững tin hơn hiện nay.
Còn nhớ, Ban quản lý Di tích tháp Po Klaong Girai, năm trước cũng đã gây dư luận cộng đồng Chăm khi cho phép mở quán nước giải khát bên trong không gian di tích này.
Như vậy, ở đây cần nhìn thấy yếu tố năng lực của cán bộ quản lý đang có vấn đề, hạn chế nhất định nhưng gây dư luận liên tục với những việc làm không đúng chức năng, quyền hạn luật định trong Di tích, di sản cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt.
 
Kiến trúc đền tháp Champa và những nguyên tắc căn bản
***
Chúng ta đều biết, quần thể đền tháp Champa (Bimong) là tổ hợp những đơn vị kiến trúc (Kalan) được dựng lên dựa trên cấu trúc mô phỏng vũ trụ quan dưới góc nhìn triết học Champa. Bimong được các vị vua, người đại diện cho vương triều và con dân thực hiện xây nên hoặc tu bổ thêm tuỳ theo giai đoạn phát triển của vương triều ấy, Bimong vốn là một công trình kiến trúc tâm linh, nơi phụng thờ vị thần được chọn là đấng bảo hộ, quyết định hệ phái thờ hay quốc giáo mà vương triều ấy chọn. Vì là kiến trúc tôn giáo nên vị trí vùng đất hay không gian chọn đặt làm nơi khởi phát để xây dựng Bimong vì thế luôn là nơi có vị trí lí tưởng phù hợp với quan điểm triết lí Champa và tuân theo một số nguyên tắc bố cục không gian nghiêm ngặt.
***Nguyên tắc bố cục không gian tổng thể cơ bản của một vương quốc Champa, lần lượt theo chiều ngang và dọc căn bản phải có như sau:
- Mỗi vương quốc Champa, cấu trúc không gian cơ bản được cấu thành trên những dải đồng bằng bằng phẳng được phân chia dựa trên các ranh giới tự nhiên giới hạn bởi các ngọn núi (đèo, sông) ở 3 mặt bắc-tây-nam và một mặt phía đông giới hạn bởi biển.
- Cấu trúc không gian đa phần bố trí theo chiều Đông – Tây, với trung tâm thương mại, cảng vận-dịch chuyển tiếp giáp mặt biển tại vị trí các cửa song-biển, vịnh cảng; Trung tâm hành chính (thành phố, thủ đô,…) nằm lùi sâu hơn về phía tây; Kế đến là không gian tâm linh-tôn giáo, ở đây là các hệ thống quần thể Bimong (đền tháp) phục vụ, hành các nghi lễ tôn giáo của vương quốc được đặt sâu về phía tây tại vị trí phù hợp, cách biệt hoàn toàn với các không gian kia.
***Các nguyên tắc liên quan đến Bimong:
- Bimong, không gian thờ tự tôn giáo cho vương quốc trở thành một chốn linh thiêng, nơi thần linh trú ngụ vì thế không gian đó thành tách biệt và cần sự yên tĩnh, trở thành không gian cấm, từ trung tâm hành chính (kinh thành,…) phải bước qua một khu rừng cấm trước khi tiếp cận không gian cấm là các đền tháp, đây chính là không gian đệm chuyển tiếp giữa đời tục trước khi bước vào thế giới thần linh.
- Vì là chốn linh thiêng nên chỉ khi đúng ngày hành lễ, những người có trọng trách, người đại diện cho vương quốc và thần dân mới được đến khu đền thần linh thực hành các nghi lễ lien quan nhằm mong thần linh bảo hộ cho toàn dân, mang đến thịnh vượng cho vương quốc ấy.
- Theo quan niệm thờ tự của người Cham (hậu duệ Champa, người kế thừa trực tiếp), các cánh cửa của các Kalan (tháp chính) chỉ được mở mỗi năm vài lần thăm viếng để thực hiện các nghi thức lễ quan trọng cho cộng đồng Cham, ngoài ra đóng cửa để thần linh yên tĩnh.
- Khi đến thăm viếng định kì hằng năm, con dân Cham, những người trực tiếp tham gia hành lễ ăn mặc phù hợp với truyền thống, khách thăm viếng cấm nói lời xằng bậy, tục tiễu,…Không chỉ chỏ, sờ chạm linh tinh,…Ngày nay “Ta” mở toang cả năm, tự do thăm viếng du lịch, nhang khói nghi ngút trời, ăn mặc theo ý thích riêng mà chẳng tuân theo nguyên tắc thờ tự theo văn hoá Cham.
***Hậu duệ Champa vẫn còn đó, tháp thiêng vẫn còn con dân Cham hằng năm thăm viếng thờ tự đó. Sao chúng ta lại quên-không tôn trọng bản sắc rất riêng ấy của họ, chúng ta hành xử như thể họ đã hoá tan thành những viên gạch trơ trơ đến thế. Chúng ta ngày ngày ra rả phải yêu, phải lưu giữ những nét văn hoá truyền thống của họ, nhưng thử xem lại cách ta hành xử đi, chả khác nào chúng ta đang đổ bê tông đóng chết hết cả sao? Chúng ta đừng ra sức bảo tồn-bảo tàng-bảo hộ-bảo vệ cái chi hết, chỉ để cho họ một khoảng để thở thôi cũng đủ rồi.
"Chúng ta", những kẻ mang danh-tiếng làm văn hoá nhưng chúng ta có khi nào trung thực khi nhìn lại bản thần mình đã có văn hoá hay chưa. Liệu chúng ta đã đủ hiểu để hành xử đúng đắn? Sao ta vội xem họ như những phế tích cô liêu?
Khi chúng ta đặt sai vế giá trị (du lịch > tâm linh), xem một công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo tín ngưỡng (cho một cộng đồng) trở thành một công trình kiến trúc khai thác du lịch như một mồi câu ngon để dụ cá đớp cần, rồi ta đặt vế giá trị đó lớn hơn cái giá trị thực (hiện tồn) văn hoá đó thì muôn năm cách hành xử của ta trật đường. Chẳng khác nào chúng ta đang lợi dụng cái tinh tuý văn hoá của họ để thành mồi câu cơm?
 
 
 
Ông Nguyễn Văn Linh phải chịu trách nhiệm, bia Champa bị ghi chừ L.O.N