NGỌC HOÀNG CHẤT VẤN BAN TÔN GIÁO VỀ THÁP CHAMPA
PHƯƠNG PHÁP LẤY CÁC TÁO LÀM TRUNG TÂM
Hàng năm, hai mươi ba tháng chạp, các Táo Việt về chầu thiên đình để báo cáo về các vấn đề liên quan Y tế, Giao thông, Kinh tế, Giáo dục,... Thiên đình đã tận mắt chứng kiến những “chiêu trò”, những bản báo cáo “làm hàng” của các Táo.
Hôm nay Ngọc Hoàng triệu các Táo cuộc họp khẩn cấp bàn về sự vi phạm khu vực linh thiêng tháp Po Klaong Garay… Để cuộc họp thành công, các Táo thẳng thắn và tự do phát biểu, phê bình và tự phê bình về lãnh đạo, quản lý tháp Champa.
Ngọc Hoàng: Nam Tào Bắc Đẩu, lấy viết ghi, thu âm…Thiên Lôi, quan sát, giữ trật tự…
Này Táo Ban Tôn giáo, ta đã lệnh cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, pháp lệnh, nghiên cứu, triển khai nhân sự ở đồng bào Chăm, như Thông tư số 462/UBND-VX, ngày 30 tháng 01 năm 2015, về việc triển khai thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dan tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận. Nghi định số 05/2011/NĐCP ngày 14/01/2011của Chính phủ về công tác dân tộc. Ngày 11 tháng 09 năm 2014, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT quy định chi tiết hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Mục thứ 5 có nêu: “Riêng các địa phương, đơn vị vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu số.”. Táo đã làm chưa?
Táo Ninh Thuận: Dạ thưa Ngọc Hoàng…vấn đề này đang triển khai ạ. Nhưng mà rất khó…vì Chăm học xong Đại học thì ở SG làm việc, Không ai chịu về Ninh Thuận để bố trí làm lãnh đạo , nhiều cơ quan thiếu cán bộ Chăm… các đền tháp Champa thiếu người Chăm lãnh đạo…Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận….cũng không tìm ra người Chăm có khả năng làm lãnh đạo,…
Ngọc Hoàng: Cha chả, sao lại thiếu nhân sự Chăm làm lãnh đạo quản lý, thiếu thì hãy đào tạo, thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, thực hiện gấp…
Táo Bình Thuận: Thưa Ngọc Hoàng…Nghị định, thông tư, chính sách,…dành cho cán bộ người dân tộc thiểu số đều có hết….nhưng thực hiện chưa được….vì tình trạng con ông cháu cha, tham nhũng tràn lan…nên Chăm không có tiền đi xin việc….họ phải đi làm các công ty ở Phía Nam.
Theo thần thấy, hiện nay tất cả tháp Champa đều do ngành Du lịch quản lý và khai thác, hơn nữa lãnh đạo đều là người Việt, nên triển khai thường hay đụng chạm đến văn hóa tâm linh của người Chăm.
Ngọc Hoàng: Sao…sao tháp Champa mà người Việt quản lý… các người đi đây đi đó nhiều mà không thấy à, Việt Nam đã gia nhập khối Asean… nên phải làm theo người ta… Ở Mã Lai, họ làm rất tốt….các chùa chiền người Hoa…đều do người Hoa quản lý và thờ tự….các đền tháp người Ấn, đều do người Ấn quản lý và chăm sóc và khai thác….khu vực thánh đường người Hồi giáo do người Mã Lai quản lý. Ở Indo hay Singapore họ đều làm như vậy, tín ngưỡng của ai, thì giao cho người đó quản lý.
Táo An Giang: Ngọc Hoàng sáng suốt, tự do tôn giáo, tín ngưỡng thì phải trao trả nơi tế tự, nơi thờ tự cho chính chủ nhân đó quản lý. Không lễ phật tử vào thờ trong thánh đường?…. mà phải chính tín đồ Muslim mới thờ phượng Thượng đế của họ.
Putra Podam: Hiện nay Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận Việt Nam có 13 tổ chức Tôn giáo như sau: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Bửu Sơn Kỳ hương, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo, Hội thánh Minh lý đạo – Tam Tông Miếu, Balamon,
Mỗi tổ chức tôn giáo đều có tín đồ và nơi thờ tự. Như Phật giáo sinh hoạt thì phải có Nhà Chùa, Hồi giáo sinh hoạt tôn giáo thì phải có Thánh đường,…Balamon là tôn giáo của vương quốc Champa tồn tại hơn 2000 năm nay, nơi thờ tự của họ là đền tháp Linh thiêng, nay Nhà nước trưng dụng làm khu du lịch kiếm tiền, bắt thần linh Champa phải làm thuê, ăn không ngon, ngủ không yên,…
Tín đồ Balamon không có nơi thờ tự….họ rất cần đền tháp Champa… Nhà nước tịch thu tháp…không quan tâm đến tín đồ Balamon….vậy đạo Balamon có nên tồn tại trong danh sách tôn giáo ở Việt Nam không? Họ là người thua cuộc…dù họ được xem là công dân hạng 2, không được bao bọc đi nữa…nhưng lẽ nào thần linh của họ cũng bị đuổi ra khỏi nhà (đền tháp)?
Táo Ninh Thuận: Thưa Ngọc Hoàng…Tháp Champa… người dân Chăm lâu lâu một năm mở cửa cúng gì đó một lần. Đóng cửa cả năm…rất tiếc…nên Lãnh đạo Ninh Thuận chủ trương khai thác du lịch có ích cho đất nước ạ.
Putra Podam: Đền tháp Champa …do tổ tiên họ để lại, việc thờ cúng nên giao cho họ,…
Người Việt có Chùa Phật Giáo Việt Nam được Nhà nước quan tâm bật đèn xanh, nên được xây dựng khang trang và vĩ đại. Còn Chùa Phật giáo Việt Nam Thống nhất dù sao cũng có để thờ tự. Riêng Balamon….chức sắc, tu sĩ Balamon chỉ trong cậy vào Ngọc Hoàng.
Ngọc Hoàng: Thế kỷ 21 rồi còn chuyện này hay sao? Sao báo cáo hàng năm của các Táo không đề cập vấn đề này?
Ta là Ngọc Hoàng….được người Việt gọi là ông Trời….nhưng người Balamon cũng có Po, cụ thể Brahman….Người Hồi giáo có Đấng tối cao là Allah….người Mã Lai có Tuhan….người Do Thái có Jehova…
Nhu vậy ta đây cũng như Đấng của họ mà thôi, ta không dám đùa với Brahman, với Allah, Jehova…
Hãy tôn trọng họ như tôn trọng ta…có như thế mới gọi là bình đẳng, tôn trọng….trong một nhà nước có pháp quyền…
Ta biết, ngày xưa vì Thiên Lôi của ta mải mê bên vườn hồng mà để cho cuộc “Nam Tiến” phi nghĩa của các ngươi xóa sổ đi một quốc gia Champa đã từng cường thịnh, gây bao nỗi khốn cùng cho thần dân Champa. Nay họ chỉ còn hơn 100 ngàn người, là thần dân thuộc quyền cai trị của các Táo. Các Táo nên nhớ: đất đai cả vùng Nam trung bộ từ Quảng Bình đến Biên Hòa là của tổ tiên người Champa khai phá và gầy dựng từ đầu thế kỷ thứ II và bị chính Đại Việt xâm chiếm và tước đoạt chính thức vào năm 1832, chỉ mới 182 năm thôi. Họ là người bản địa và phải được hưởng quyền bản địa như công ước mà ta đã ban.
Uống nước phải nhớ nguồn, Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây; các Táo Việt có được chủ quyền lãnh thổ to lớn như ngày hôm nay, thì phải nhớ cội nguồn, nhớ công người Champa khai phá ở phía Nam;
Nay, ta thấy các Táo đã chiếm đất của dân tộc khác rồi, lại còn cư xử vô đạo đức, vô văn hóa với dân tộc họ, bất chấp luân thường đạo lý như thế là không được. Các Táo nên nhớ ở đời “có vay, có trả”…
Hơn nữa, VN đã công nhận Champa là dân tộc bản địa tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2007, ta khuyên nên triển khai sớm để giúp họ thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Điều cuối cùng…hãy kiểm điểm nghiêm khắc những hành vi lợi dụng khu di tích đền tháp Champa để làm lợi cá nhân.
Số tiền thu lợi từ khu di tích, hãy trích ra 50% làm từ thiện cho những hộ gia đình Chăm còn nghèo.
Hãy giao lại tháp Champa cho người Chăm quản lý. Hãy tôn trọng đức tin, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi tín đồ. Cùng nhau xây dựng đất nước văn minh và tiến bộ.
Nam Tào, Bắc Đẩu “record” lời hứa của các Táo. Bãi triều…