CHÍNH QUYỀN CƯỚP ĐẤT và BẮT NGƯỜI CHĂM VÔ TỘI?
Tác giả: Người đưa tin
Người đưa tin, là tác giả trong nước hay viết bài liên quan đến văn hóa, xã hội và tín ngưỡng Chăm. Để tố cáo chính quyền địa phương cướp đất người Chăm bản địa, bằng cách dùng thủ thuật vừa đá bóng vừa thổi còi, như người Hà Nội hay nói “vừa ăn cướp vừa la làng”, nên họ dùng chiêu thức “Thi hành công vụ” để vừa bắt vừa dọa vừa thể hiện người bề trên: “tao đây là người thắng cuộc”, “tụi bây là kẻ thua cuộc, hãy cam chịu đi…”. Tụi bây hãy bỏ “Hồi giáo Bani” mà sớm theo đạo do tao ---Lập mới ---- để nhanh nhanh quên đi lịch sử quá khứ nhé.
Nội dung chi tiết vụ việc:
Hôm 19 tháng 8 năm 2020, hai anh em là Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm, trú tại thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận bị Công an huyện Thuận Nam bắt giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Liên quan đến tranh chấp đất đai giữa Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam và gia đình bị can.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Thuận Nam, Ninh thuận, cơ quan này đã phê chuẩn lệnh bắt vào ngày 15 tháng 6 năm 2020. Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam và Hạt kiểm lâm huyện này đến cắm cờ tại vị trí mà chính quyền cho là "rừng nguyên sinh" thì bị gia đình hai bị can Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm chửi bới và đánh nhân viên kiểm lâm bị thương với tỷ lệ thương tật là 00% (không phần trăm), và làm hư hại tài sản của ban quản lý rừng là 216 ngàn đồng. Đây là một lý do không thuyết phục cho lắm, bộc lộ nhiều yếu tố lạm quyền của cơ quan thực thi pháp luật ở huyện Thuận Nam. Thật nực cười hơn nữa giấy chứng nhận thương tích đều 0% của hai người giữ rừng lại thể hiện ngày khám thương tích là đề ngày 16/2/2020. Tức là giấy chứng nhận thương tích có trước ngày xảy ra hành vi bị kết tội (15/6/2020) là hơn 4 tháng. Có chăng công lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài !
Các phương tiện truyền thông trong nước loan tin cùng nội dung; cả ba người này bị khởi tố “về tội Chống người thi hành công vụ”, chiếu theo “khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự Việt Nam” của nhà cầm quyền Việt Nam theo đó, 3 người này có khả năng phải lãnh án tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Liên quan đến vụ bắt bớ này, mẹ của hai bi can là Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm tường thuật với chúng tôi rằng, gia đình bà khai phá mảnh đất rừng này từ trước những 1976 và canh tác trên phần đất này ổn định từ đó đến nay.
Đến khoảng năm 2018, khi có các dự án điện gió, điện mặt trời ở Thuận Nam thì chính quyền địa phương bắt đầu sách nhiễu gia đình ông bà và cáo buộc gia đình này chiếm đất rừng.
Cũng theo mẹ của hai bị can này cho biết, đến ngày 15 tháng 6 năm 2020, khi phát hiện có người lạ đến giăng lều bạt, tổ chức ăn nhậu trong phần đất rẫy của gia đình, ba cha con ông Tướng đã cắt dây lều và đuổi những người này đi, mặc dù có to tiếng qua lại nhưng không hề có ẩu đả, đến ngày 19 tháng 8 thì bị công an đến bắt với cáo buộc chống người thi hành công vụ.
Điều đáng nói ở đây, trong bài “Kiên quyết xử lý đối tượng lấn chiếm đất rừng, hành hung bảo vệ rừng” đăng trên truyền thông trong nước loan tin ngày 18 tháng 6 năm 2020 để phụ họa, định hướng dư luận buộc tội cho hai bị can Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm cho rằng:
“Theo quy hoạch ba loại rừng của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày ngày 14-9-2007 và Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28-6-2018, thì tại khu vực tiểu khu 204…”
Như vậy, chính họ khẳng định cái quy hoạch rừng của chính quyền tỉnh Ninh Thuận thực chất là quy hoạch trên rẫy của người dân. Nghĩa là đất của người dân có trướt, chính quyền Tỉnh Ninh Thuận qui hoạch sau người dân sở hữu.
Trong thời gian vừa qua, tại Ninh Thuận, những trường hợp chính quyền chiếm đất người dân không phải là hiếm, đương cử hai vụ điển hình nhất:
+ Vụ 73 hộ dân ở Văn Lâm chặn xe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du dự án điện hạt nhân Sơn hải vào 2007, nhằm để thông tin đến Thủ Tướng nguyện vọng chính đáng của họ mà chính quyền thu hồi giao cho cụm công nghiệp Phước Nam. Ðây không phải là hành động chống phá Nhà Nước mà là con đường duy nhất để nói lên lòng uất ức của sắc dân bản địa lúc nào cũng bị hiếp đáp như một công dân ngoại lệ, dù dân tộc này luôn luôn trung thành với Ðảng và Nhà Nước Việt Nam.
+ Vụ chiếm dụng đất đai người dân tộc bản địa Raglay, K’ho ở huyện Ninh Sơn, theo chủ trương của chính quyền vận động người dân thoát khỏi cuộc sống du canh du cư ở miền núi xuống tập trung ổn đinh nơi định cư mới, năm 1992 họ đã khai phá, mở rộng đồng đất khoảng 150ha để sản xuất và định cư tại hai thôn Tầm Ngân I và Tầm Ngân II, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn. Năm 2008, người dân đã kê khai đăng kí quyền sử dụng đất, UBND xã đề nghị UBND huyện cấp sổ đỏ cho họ. Vậy mà năm 2016 - 2017, dự án nuôi bò Úc được quy hoạch tại đây, Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn lại bảo đó là đất rừng bị dân lấn chiếm, để xử phạt vi phạm hành chính 39 người, mỗi người từ 30 đến 40 triệu đồng, rồi buộc giao nộp đất. Hằng ngày, Công an thay nhau canh giữ, không cho dân đến sản xuất trên đất của họ. Đến khi người dân tộc bản địa lên tiếng quyết liệt gõ cửa các cơ quan trung ương, cuối cùng các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và ý định tước đoạt 137,7ha đất của chính quyền huyện Ninh Sơn cho dự án nuôi bò Úc thất bại, buộc trả lại đất đai cho người dân. Đến nay, đồng đất hết bị phong tỏa, dân trở lại sản xuất bình thường, nhưng họ vẫn bị chính quyền gây khó khăn. Người dân tộc bản địa bị thu hồi đất ở các dự án trong huyện Ninh Sơn bất bình với cách hành xử của chính quyền sở tại, vì đã gây nhiều đau khổ cho họ, nhất là đồng bào Raklay và K’ho 2 thôn Tầm Ngân I và Tầm Ngân II. Nguồn sống bị đe dọa, mấy năm trời không được canh tác. Việc thu hồi, bồi thường, giải tỏa ở các dự án, đủ nói lên năng lực, phẩm chất, khả năng phục vụ nhân dân của chính quyền rất hạn chế, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Theo thông tin từ thôn Văn Lâm, gia đinh hai bị can Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm hiện đang có mặc ở Hà Nội để gõ cửa các cơ quan chức năng ở Trung Ương hầu với hy vọng đem lại công bằng cho gia đình.
Đối với các trường hợp của những người bản địa như trường hợp của gia đình hai bị can Bá Văn Zet, Bá Văn Sỹ Liêm là những người thấp cổ bé họng, không có chỗ dựa thì không biết chính quyền Ninh Thuận sẽ mạnh bạo đàn áp đến mức nào đây?
Trong thời gian gần đây chính quyền Tỉnh Ninh Thuận vô cớ đàn áp cách chức một số cán bộ người bản địa vô tội vạ như trường hợp; Nguyễn Văn Thanh ở Văn Lâm, Quảng Đại Vĩnh ở Phước dân vì tội đưa thông tin đúng sự thật về tình hình thực tế dân tộc Chăm. Trong khi viên chức người Kinh Trần Đình Toản Phó Hiệu trưởng trường DTNT Ninh phước vi phạm nghiêm trọng vì tội ăn chặn tiền học bổng học sinh Chăm và Raglai theo kết luận số 701/KL-SGDĐT Ninh Thuận ngày 16/5/2014 của Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận thì được chính quyền cho thăng chức từ Phó Hiệu trưởng lên Hiệu trưởng. Có chăng, chính quyền Tỉnh Ninh Thuận xem người dân tộc bản địa Chăm là một dân tộc ngoại lệ ?
Rồi liệu sẽ có thêm một người bản địa nào đó sẽ chết trong trại giam năm 2008 như chàng thanh niên Chăm Bá Văn Bản hay không?
Hình 1; 2: Dân tộc bản địa Chăm đi xe Honda ra Hà Nội đòi công lý, tối về trải chiếu ngủ trước lăng để mách các Bác
ÔNG RÂU CÓ ĐẤT NHIỀU NHẤT?
- Cán bộ: Hai chị từ Ninh Thuận mới ra Hà Nội đúng không?
- Mẹ Zet, Mẹ Liêm: Dạ dạ dạ mới đến, nhưng ở đây lạ quá to àn nhà lầu, xe cộ đông, chúng tôi không có người quen nói đến lăng xin ngủ nhờ ạ.
- Cán bộ: Hai chị ra đây có việc gì không?
- Mẹ Zet, Mẹ Liêm: Ra đây đi méc…đi mách các Bác, tại sao đất đai tổ tiên ông bà chúng tôi mà họ tới chiếm, họ lấy, họ ủi,… chúng tôi sống nhờ đất…..mà nay không còn đất… vậy chúng tôi lên trời hay sao???
- Cán bộ: Hai chị có biết, ở Hà Nội này, ai là người có ĐẤT và ĐAI nhiều nhất không…?
- Mẹ Zet, Mẹ Liêm: Làm sao chúng tôi biết, chắc quan chức trong chính phủ hả? hay tài phiệt bất động sản?
- Cán bộ: Hà…hà…hà, là ÔNG RÂU chứ ai…. Ai trồng khoai đất này?
- Mẹ Zet, Mẹ Liêm: Người Hà Nội mà cũng nuôi RÂU nữa ạ? Làm sao chúng tôi biết ông Râu là ai???
- Cán bộ: Vậy hai chị cứ tự nhiên trải chiếu ngủ trước cửa lăng đi, tối nay trong mơ ÔNG RÂU sẽ xuất hiện. Hai chị cứ méc nha.