OM - Omkar văn minh Hindu giáo

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Feb 6, 2021, 12:26 AM

Inra Sara: Trong video thuyết trình có nêu vấn đề: “Người Chăm Bani và Chăm Balamon thể hiện sự thống nhất qua Omkar là tiếng OM trong Ấn Độ, số 6 và số 3, 6+3 = 9 là số tiệm cận với số tuyệt đối là số 10. Mặt trời là Balamon mặt trăng là Bani, mặt trời đại diện cho Nammặt trăng đại diện cho Nữ tạo thành sự thống nhất”.

Phản biện:

Theo Putra Podam, vấn đề mà Inra Sara nêu ra trong video clip với nội dung ở trên là không chính xác, chỉ tưởng tượng hay phỏng đoán, không cơ sở khoa học và hoàn toàn sai lầm. Sau đây là nội dung phản biện.

OM là biểu tượng thiêng liêng nhất, là nền văn minh của Ấn Độ giáo dùng để diễn đạt ý niệm trong triết lý Hindu với ý nghĩa bao hàm sự tôn kính và thiêng liêng cho ba vị thần quyền lực tối cao như Brahma, Vishnu, Shiva (Mahesh). OM là một biểu tượng như một âm tiết với ý nghĩa thượng đế là duy nhất (God is one), là thần chú của Hindu giáo. OM được đánh vần AUM, là tổng hợp từ 3 âm tiết là: A, U và M, là bản thể của Vedas là biểu thị của Ganesha, Swastika. Là ý nghĩa bao hàm tất cả mọi không gian, vạn vật và vũ trụ là nguồn gốc của mọi nguồn gốc, là hình dạng vật chất duy nhất của thần tối cao, Brahman. Trong thế giới con người, nếu như một đứa bé được sinh ra mà không phát được 3 âm tiết: A, U và M thì đứa bé đó coi như bị câm.

OM mặc dù là linh thiêng nhất, phổ biến nhất, nhưng nhiều người dùng OM dưới dạng biểu tượng trên mặt dây chuyền, chiếc nhẫn,…hay in trên áo, cốc, ô tô, tường,... vì quan niệm OM là một biểu tượng thiêng liêng và tin rằng OM sẽ bảo vệ họ khỏi những sức mạnh ma quỷ và mang lại may mắn. Một số người làm điều đó vì lợi ích của thời trang. Om và Omkar là những tên em bé nam theo đạo Hindu rất phổ biến. Có nhiều tổ chức xã hội, tinh thần và chính trị có OM trong tên của họ.

OM (Omkar) được người Chăm gọi là Homkar, khi tiếp nhận nền văn minh Ấn giáo thì Omkar đã xuất hiện trong nền văn hóa Chăm sau khi Champa lập quốc thế kỷ thứ II. Omkar được xuất hiện hầu như trên tất cả trên các bia ký Chăm để thờ thần linh Champa. Omkar Chăm xuất hiện đầu tiên trên bia Võ Cạnh (Nha Trang vào thế kỷ II); trên tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam), trên bia ký Kontum (thế kỷ VI), trên bia ký Po Klaong Garay; bia Yang Tikuh (đá trắng); trên đỉnh tháp Po Rome,…

Om (Om Namah Shivaya) là câu thần chú Hindu phổ biến nhất và quan trọng nhất, chỉ đọc không được lý giải (nghĩa như: sự tôn thờ Đấng tối cao). Omkar được các vị chủ nhân là giáo sĩ Chăm Balamon như Paseh, Adhia,…thường dùng để đọc như: “Om Namas Sivaya”, hay dùng để vẽ trong các nghi lễ liên quan đến người Chăm Balamon như nghi lễ nhập Kut, nghi lễ mở cửa đền tháp, đám tang, treo trước cửa nhà,…  

Omkar có liên quan đến Chăm Balamon theo triết lý Hindu nhưng chẳng có gì liên quan đến Chăm Bani Awal, Bani Islam, và cũng chẳng phải Omkar là số 6 và số 3, 6+3 = 9 là số tiệm cận với số tuyệt đối là số 10. Đây chỉ là lời theo dệt mua vui, hay không có cơ sở nào, khoa học nào. Omkar thực sự không chỉ là nền văn minh, triết lý của Ấn Độ giáo mà còn là nền văn minh của một số nước khác như Đông Bắc Á hay Đông Nam Á như Nhật Bản, Champa, Thái Lan, Lào, Cambodia,…

Chăm Bani Awal, Bani Islam không liên quan gì đến nền văn minh Omkar của Hindu giáo. Người Chăm Bani Awal (Hồi giáo Bani) chỉ biết trên thánh đường của họ có ghi Allah và Muhammad và họ chỉ tôn thờ Allah là Đấng Tối cao và Duy nhất và biểu tượng trên thánh đường hay trên quốc kỳ chỉ có hình ngôi sao và trăng lưỡi liềm. Cũng như Kitô giáo (phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (Hán Việt) thì Thánh giá là biểu tượng của niềm tin đóng vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn lao trong nền văn hóa và văn minh phương Tây, và còn nhiều các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Hình 1. Biểu tượng, Hàng 1: Kito giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo

­­­­­Hàng 2: Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạo.

Hàng 3: Sikh giáo, Bahai’i giáo, Jaina giáo.

Hình 2. Biểu tượng một số tôn giáo đa thần (polytheism), độc thần (monotheism), và phiếm thần (pantheism).

Từ những minh chứng và lý giải ở trên, Omkar chẳng có gì liên quan đến “mặt trời là Balamon và mặt trăng là Bani, mặt trời là Balamon đại diện cho Nam và mặt trăng là Bani đại diện cho Nữ tạo thành sự thống nhất”, đây chỉ tự suy diễn và không có cơ sở khoa học.

Hình 3. Omkar Chăm (trái) và Omkar Ấn Độ giáo (phải).

­­­

   

Hình 4. Một số Omkar Ấn Độ giáo

    

Hình 5. Một số biểu tượng Omkar (God is one).

Omkar Chăm xuất hiện trên bia kí hay đền tháp Champa sớm nhất có thể từ thế kỷ thứ II và chỉ liên quan đến vị thần như Brahma, Vishnu, Shiva của Hindu giáo. Thời gian này Islam chưa xuất hiện, cũng chưa truyền đến Champa (nghĩa là chưa tồn tại Bani Awal trong xã hội Chăm), vậy lấy đâu mà gán ghép mặt trời là Balamon và mặt trăng là Bani, và còn tệ hại hơn khi tự gán Balamon là nam và Bani là nữ tạo thành sự thống nhất,… Trong khi đó Bani Awal hay Bani Islam chỉ xuất hiện một vài tín đồ trong xã hội Chăm vào khoảng thế kỷ IX và mãi cho đến thế kỷ 16 mới phát triển một cách quy mô.

Hình 6. Omkar Chăm trên trụ đá ở đỉnh tháp Po Rome (1627-1651).

Như đã nêu ở trên, Omkar chỉ là sự tổng hợp gồm 3 âm tiết A, U và M theo triết lý của Hindu giáo, không có liên quan gì đến “mặt trời là Balamon và mặt trăng là Bani” và càng không phải “mặt trời đại diện cho phái nam và và mặt trăng đại diện cho phái nữ”.

Những lời phát biểu của Inra Sara chỉ là lời tuyên giáo vô căn cứ mục tiêu nhằm lôi kéo người Chăm Bani Awal (Hồi giáo Bani) vào mục đích chính trị mà thôi. Thử hỏi xã hội Chăm ngày nay tồn tại, công bằng và tự do tôn giáo như Ahier, Bani Awal, Bani Islam, Tin Lành, Công giáo, Phật giáo,… Vậy hỏi” ở đây ai là mặt trời, ai là mặt trăng (còn hàng triệu ngôi sao trên bầu trời đâu?), ai là phái nam, ai là phái nữ,…? âm “a” tự biến thành số 3 và số 6, còn âm “u” và âm “m” tự biến thành mặt trời và mặt trăng (nhưng không thấy ngôi sao).

Hình 7. Biểu tượng Omkar Chăm đăng trên Facebook Ts. Quảng Đại Cận.

Ts. Quảng Đại Cận (Khik Illimô) đăng trên Facebook có nhận xét Homkar ngược lại quan điểm của Inra Sara. Cho rằng phần trên là Chăm Awal, phần dưới là Chăm Ahier, có nghĩa là mặt trời là Awal và mặt trăng là Ahier. Nêu: “Homkar biểu tượng linh thiêng, là vũ trụ âm dương, mặt trời và mặt trăng, hai thế cực liên kết bởi số 6 và số 3, biểu thị Awal và Ahier, hai số này khi cộng lại thành số 9. Đây là số vĩnh cửu trường tồn, nghĩa là Awal và Ahier liên kết với nhau sẽ mãi trường tồn”. Quan điểm của Ts. Quảng Đại Cận cũng chỉ tự sướng, tự suy diễn, không cơ sở khoa học.

Hình 8. Putra Podam nhận biểu tượng Omkar.