Quá trình hình thành "Tài liệu Hoàng gia Champa"

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Feb 19, 2021, 10:11 PM

Tác giả: Ts. Putra Podam

Facebook: Putra Podam

Email: Putrapodam@gmail.com

 

Lời Giới Thiệu

Tài liệu Hoàng gia Champa là tư liệu quý được tồn tại cho hậu thế Champa. Sách là thành phẩm khoa học được nghiên cứu nhiều năm, đầu tiên nghiên cứu vào 1907 bởi tác giả E.M. Durand với tựa đề “Les archives des derniers rois Chams”, phát hành bởi: BEFEO VII, 1907, p.353-355. Tiếp theo nhóm khoa học Pháp nghiên cứu gồm năm thành viên P-B Lafont, Chen Zhichao, Nguyen Tran Huan, Po Dharma, Dominique Nguyen, đã sử dụng 104 trang tài liệu Hoàng gia đã chụp, nghiên cứu hoàn thành và phát hành sách tại Paris với tựa đề: "Inventaire Des Achives Du Panduranga -1984", sách đã được ra mắt tại Viện Viễn Đông Pháp (EFEO). Giai đoạn tiếp theo sách được nghiên cứu phần còn lại tại Malaysia với sự góp sức của nhiều chuyên gia Champa về mặt ngôn ngữ trong giai đoạn đầu cho đến cuối 2007. Năm 2013, Po Dharma về hưu sống tại Pháp, để tiếp tục thực hiện tài liệu hoàng gia, Po Dharma giao tài liệu liên quan và tài liệu Hoàng gia cho Dominique Nguyen thực hiện. Thêm vào đó, vì lý do chưa hoàn thành dự án, Po Dharma yêu cầu EFEO tại Pháp qua lại Malaysia tiếp tục thêm nhiệm kỳ 3 năm. Từ thời gian này Putra Podam chính thức tham gia nhóm nghiên cứu Ấn Triện Hoàng gia vào năm 2014 là một dự án khác thực hiện song song cùng dự án tài liệu Hoàng gia Champa. Cũng trong thời gian này, Putra Podam được Po Dharma giao tài liệu Hoàng gia và một số tài liệu khác để phối hợp nghiên cứu cùng Dominique Nguyen tại Pháp. Cuối 2018, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập IOC, Po Dharma không đến tham dự, liền yêu cầu IOC mời Putra Podam sang Hoa Kỳ để báo cáo về tài liệu Hoàng gia. Đầu năm 2019, để tài liệu Hoàng gia Champa ra mắt sớm cộng đồng, Po Dharma điện thư đề nghị Putra Podam sang Pháp để cộng tác với Dominique Nguyen, toàn bộ chi phí, vé bay sang Pháp do Po Dharma tài trợ. Ngày 21/2/2019, Po Dharma vĩnh biệt ra đi tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp. Po Dharma đã hoàn thành sứ mệnh lớn mà lịch sử dân tộc Champa đã trao cho ông! Do đó công trình tài liệu Hoàng gia Champa sẽ do Dominique Nguyen và Putra Podam chịu trách nhiệm và tiếp tục hoàn thiện để xuất bản. Tháng 8/2020, sách “Tài liệu Hoàng gia Champa” đã xuất bản 500 cuốn tại Hoa Kỳ, gồm 5 tập, mỗi tập 100 cuốn, mỗi cuốn 1000 trang, do Hội Quốc tế Champa Bani (Champa Bani International Community) tài trợ. Sách do Dominique Nguyen, Putra Podam phối hợp cùng cộng đồng Chăm sẽ ra mắt tại Hoa Kỳ.

1. Nghiên Cứu Tài Liệu Hoàng Gia Tại Pháp

Tài liệu Hoàng gia Champa được ông P.Villaume nghiên cứu và công bố vào năm 1902 sau khi được người địa phương ở làng Lavang thuộc dân tộc Kaho ở Đồng Nai, Lâm Đồng giới thiệu và bàn giao. Tài liệu được đưa về Pháp và lưu trữ tại thư viện Société Asiatique de Paris.

1.1 Tài liệu Hoàng gia trên tạp chí BEFEO

Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ theo tiếng Pháp: “Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient” viết tắt (BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Sau khi tài liệu hoàng gia Champa được đưa về Pháp, nhóm chuyên gia của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) đã được nghiên cứu sơ khởi.

Năm 1907, tác giả E.M.Durand, người đầu tiên nghiên cứu tài liệu Hoàng gia Champa đã báo cáo tại Viện EFEO và giới thiệu trong bài khảo luận mang tựa đề: “Les archives des derniers rois Chams”, phát hành bởi: BEFEO VII, 1907, p.353-355. Từ thời gian đó trở về sau, tài liệu hoàng gia Champa không ai nhắc đến.

Hình 1. Báo Les archives des derniers rois Chams”, phát hành bởi: BEFEO VII, 1907, p.353-355.

1.2 Tài liệu Panduranga xuất bản tại Pháp

Po Dharma một đứa con ở làng Chất Thường, Ninh Thuận (Palei Baoh Dana). Ông tham gia Mặt trận Fulro từ tháng 9/1968 tại Cambodia và được phong hàm Thiếu tá lúc 27 tuổi.

Ngày 16/9/1972, Thiếu Tướng Les Kosem và Thống Tướng Lon Nol chấp nhận lời yêu cầu của Po Dharma sang Pháp du học đặt dưới sự hướng dẫn của Gs. P-B Lafont (đại học Sorbonne, Paris), tức là bạn thân của Thiếu Tướng Les Kosem. Thống Tướng Lon Nol ra lệnh cho thư ký đặt biệt của Phủ Tổng thống ra bản quyết định. Ngày 16/9/1972, Tổng Thống Cộng Hòa Khmer ký bản quyết định.

Hình 2. Tổng Thống Cộng Hòa Khmer ký trên quyết định ngày 16-9-1972.

Ngày 20-9-1972, Po Dharma chính thức rời Cambodia sang Pháp du học trong chương trình đào tạo cán bộ Fulro ở nước ngoài. Tại Cộng Hòa Pháp, Po Dharma được theo học tại phân khoa Lịch sử và Văn Tự học. Năm 1978 ông tốt nghiệp Cử nhân tại đại học Sorbonne và 2 năm sau đó, ông tiếp tục tốt nghiệp Thạc sĩ (Master) vào năm 1980.

Hình 3. NCS. Po Dharma tại đại học Sorbonne-Pháp (1984).

Cũng trong thời gian này Dominique Nguyen, một người Chăm thôn Bình Minh-Bình Thuận (Palei Aia Mamih), là công dân Pháp (France) đang theo học nghiên cứu sinh (Ph.D) tại trường Sorbonne do Gs.B-P Lafont hướng dẫn.

Hình 4. NCS. Dominique Nguyen tại đại học Sorbonne – Pháp (1984).

Năm 1984, được sự giới thiệu của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) và Gs.B-P Lafont, nghiên cứu sinh (PhD) là: Dominique Nguyen và Po Dharma đến viện Société Asiatique để chụp tư liệu Hoàng gia Champa tại Pháp.

Thư mời do Viện Pháp gửi đến Dominique Nguyen, để được phép vào chụp tư liệu Hoàng gia Champa tại Viện Société Asiatique Hình 5.

Theo lời kể Po Dharma, tài liệu Hoàng gia để trong thư viện lâu năm, không một ai đụng đến, rất bụi bậm. Dominique Nguyen là người đầu tiên đưa toàn bộ tài liệu ra chỗ trống trong phòng để chụp. Tài liệu để lung tung không theo trình tự, Dominique Nguyen chụp tư liệu rồi đưa về phòng Po Dharma để tiếp tục sắp xếp.

Hình 5. Viện Société Asiatique gửi thư mời:NCS.Dominique Nguyen đến chụp tài liệu Hoàng gia.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Giáo sư P-B Lafont thành lập nhóm nghiên cứu tài liệu cổ Chăm lấy tiêu đề sách: “Tài liệu Hoàng gia Panduranga”, với sự tham gia của Giáo sư P-B Lafont, Giáo sư Chen Zhichao, Giáo sư Nguyen Tran Huan và hai nghiên cứu sinh người Chăm là Po Dharma và Dominique Nguyen. Nhiệm vụ chính được liệt kê như sau:

1). Giáo sư P-B Lafont, phụ trách đề cương và lời giới thiệu sách.

2). Po Dharma và Dominique Nguyen, phụ trách nghiên cứu, dịch thuật và kiểm tra dữ liệu chữ Thrah Chăm trong sách tài liệu Hoàng gia Panduranga.

3). Giáo sư Chen Zhichao, người Hoa, phụ trách đọc chữ Hán trên con dấu. Ông là người cho biết chữ trên con dấu thuộc thời Vua nào, như con dấu dưới đây:

 

 

 

Bảo Thái

 

Vĩnh Khánh

 

Long Đức

 

Vĩnh Hựu

 

 

 

Cảnh Hưng

 

Thái Đức

 

Gia Long

 

Tự Đức

Hình 6. Ấn Triện Hoàng gia Champa do Ts.Putra Podam chụp và điều chỉnh.

4). Giáo sư Nguyen Tran Huan, người Việt phụ trách phân loại trang tài liệu thuộc triều đại nào, như dưới đây:

+TRIỀU ĐẠI - Vĩnh Hựu (1735-1740)

Ất Mão-Canh Thân

Viết vào năm 1735 đến 1740:

Mão (tapay)                 1735

Thìn (nagaray)             1736

Tỵ (Ula anaih)             1737

Ngọ (asaih)                  1738

Vị (pabaiy)                  1739

Thân (kra)                   1740

+TRIỀU ĐẠI CẢNH HƯNG - Cảnh Hưng (1740-1786)

Canh Thân-Bính Ngọ

Ấn triện: Thái Đức. Viết vào năm 1740 đến 1786:

Thân (kra)                    1740

Dậu (manuk)               1741

Tuất (asau)                  1742

Hợi (pabuei)                1743

Tý (tikuh)                    1744

Sửu (kabaw)                1745

Dần (rimaong)             1746

Mão (tapay)                 1747

Thìn (nagaray)             1748

Tỵ (Ula anaih)             1749

Ngọ (asaih)                  1750

Vị (pabaiy)                  1751

Thân (kra)                    1752

Dậu (manuk)               1753

Tuất (asau)                  1754

Hợi (pabuei)                1755

Tý (tikuh)                    1756

Sửu (kabaw)                1757

Dần (rimaong)             1758

Mão (tapay)                 1759

Thìn (nagaray)             1760

Tỵ (ula anaih)              1761

Ngọ (asaih)                  1762

Vị (pabaiy)                  1763

Thân (kra)                    1764

Dậu (manuk)               1765

Tuất (asau)                  1766

Hợi (pabuei)                1767

Tý (tikuh)                    1768

Sửu (kabaw)                1769

Dần (rimaong)             1770

Mão (tapay)                 1771

Thìn (nagaray)             1772

Tỵ (Ula anaih)             1773

Ngọ (asaih)                  1774

Vị (pabaiy)                  1775

Thân (kra)                    1776

Dậu (manuk)               1777

Tuất (asau)                  1778

Hợi (pabuei)                1779

Tý (tikuh)                    1780

Sửu (kabaw)                1781

Dần (rimaong)             1782

Mão (tapay)                 1783

Thìn (nagaray)             1784

Tỵ (Ula anaih)             1785

Ngọ (asaih)                  1786

+TRIỀU ĐẠI THÁI ĐỨC - Thái Đức (1787-1793)

Đinh Vị-Qúy Sửu

Viết vào năm 1787 đến 1793:

Vị (pabaiy)                  1787

Thân (kra)                    1788

Dậu (manuk)               1789

Tuất (asau)                  1790

Hợi (pabuei)                1791

Tý (tikuh)                    1792

Sửu (kabaw)                1793

+TRIỀU ĐẠI GIA LONG - Gia Long (1802-1820)

Nhâm Tuất-Canh Thìn

Viết vào năm 1802 đến 1820:

Tuất (asau)                  1802

Hợi (pabuei)                1803

Tý (tikuh)                    1804

Sửu (kabaw)                1805

Dần (rimaong)             1806

Mão (tapay)                 1807

Thìn (nagaray)             1808

Tỵ (Ula anaih)             1809

Ngọ (asaih)                  1810

Vị (pabaiy)                  1811

Thân (kra)                   1812

Dậu (manuk)               1813

Tuất (asau)                  1814

Hợi (pabuei)                1815

Tý (tikuh)                    1816

Sửu (kabaw)                1817

Dần (rimaong)               1818

Mão (tapay)                 1819

Thìn (nagaray)               1820

+Pháp Thuộc (1885-1891)

Bính Mùi-Nhâm Sửu

Viết vào năm 1885 đến 1889:

Vị (pabaiy)                  1885

Thân (kra)                    1886

Dậu (manuk)               1887

Tuất (asau)                  1888

Hợi (pabuei)                1889

Tý (tikuh)                    1890

Sửu (kabaw)                1891

Cuối năm 1984, nhóm nghiên cứu gồm năm người: P-B Lafont, Chen Zhichao, Nguyen Tran Huan, Po Dharma, Dominique Nguyen, đã sử dụng 104 trang tài liệu Hoàng gia đã chụp, nghiên cứu hoàn thành và phát hành sách tại Paris với tựa đề: "Inventaire Des Achives Du Panduranga -1984", và sách đã được ra mắt tại Viện Viễn Đông Pháp (EFEO).

Hình 7. Sách tài liệu Hoàng gia Panduranga phát hành năm 1984.

2. Nghiên Cứu Tài Liệu Hoàng Gia Tại Malaysia

Năm 1986, sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, Po Dharma được cử sang Malaysia vào cuối năm 1987, để tổ chức và điều hành Viện EFEO tại Kuala Lumpur đồng thời cũng thuộc tùy viên Phái bộ Pháp tại Kuala Lumpur. Tại đây Po Dharma thực hiện và thành công nhiều dự án của Viện EFEO, Bộ Ngoại giao Pháp và Bộ Văn hóa Malaysia.

Để tiếp tục thực hiện "Tài liệu Hoàng gia Champa", Po Dharma cùng Dominique Nguyen đưa trên 5000 trang tài liệu còn lại sang Malaysia để tiếp tục giới thiệu phần còn lại ra thế giới.

2.1 Xây dựng đội ngũ học chữ Thrah Chăm

Để thành công trên cương vị mới tại Malaysia, Po Dharma quyết định xây dựng và đào tạo đội ngũ người Chăm để học tiếng và chữ Thrah Chăm. Abdul Karim là nhân vật mà Po Dharma quan tâm và đào tạo ngay từ đầu về mọi mặt. Sau đó Abdul Karim có nhiệm vụ dạy lại chữ Thrah Chăm cho người khác như Hoa Fatimah, Siti Dewi, còn Trang Ratna đã học chữ Thrah từ Việt Nam. Nói chung bước đầu mọi người đều biết chữ Thrah Chăm cơ bản, sau một thời gian học tập, nhóm đã đọc được tư liệu Hoàng gia vững hơn.

Theo lời kể Po Dharma, bất cứ học tiếng gì, ngôn ngữ gì nếu không có mục đích thì tất cả việc học đều vô bổ hoặc rất ít thành công. Từ quan điểm này, Po Dharma giao tài liệu Hoàng gia cho từng người, yêu cầu đọc kỹ và gõ chữ Thrah từ tư liệu Hoàng gia thành chữ Thrah lưu trên Máy tính (Computer), qui định trả tiền cho mỗi trang tư liệu. Sau một thời gian áp dụng phương pháp này (đọc tư liệu được trả tiền theo trang), đội ngũ học chữ Thrah ngày càng tiến bộ hơn.

Hình 8. Nhóm nghiên cứu tại Kuala Lumpur Malaysia (2002).

2.2. Hợp đồng đội ngũ gõ chữ Thrah Chăm

Ngay bước xây dựng đội ngũ học chữ Thrah, Po Dharma đã giao nhiệm vụ và hợp đồng cho từng người là gõ chữ Thrah Chăm (gõ chữ Thrah từ tư liệu Hoàng gia vào máy vi tính), tính số trang đạt được và nhận tiền. Po Dharma trả tiền công rất hậu hĩnh, nên mọi người rất vui vẻ trong công việc gõ chữ Thrah.

Điều quan trọng, Po Dharma chỉ giao từng phần tư liệu cho một người, sao đó nhận lại. Po Dharma không giao hết tư liệu cho bất cứ ai. Từ đó, số trang tư liệu Hoàng gia mà mỗi người đang sở hữu chỉ vài trăm trang là do tự sao chép (copy) để dành riêng.

Trước khi gõ chữ Thrah từ tư liệu sang máy tính, tư liệu Hoàng gia gốc đưa từ Pháp về đã đánh số ký hiệu trang trong đợt nghiên cứu trước đó (lần 1). Sau này nhóm hợp đồng tại Malaysia nhận nhiệm vụ viết số thứ tự trang trực tiếp trên tư liệu (viết bằng tay-lần 2) và kết quả là nhiều trang ghi số không đúng thứ tự, nhiều trang được viết lặp lại, và nhiều trang viết thiếu, cho dù sau này có chỉnh sửa nhưng đã làm mất tính thẩm mỹ của trang tư liệu Hoàng gia.

Sau khi có thành phẩm thô (chữ Thrah Chăm gõ trên máy vi tính), Po Dharma đào tạo nhóm hợp đồng tiếp tục học Rumi Chăm và dịch chữ Thrah trên máy tính sang chữ Rumi Chăm EFEO.

Cuối năm 2007, do điều kiện kinh tế không thuận lợi ở bên Pháp, nên Po Dharma chính thức quyết định dừng mọi dự án liên quan tài liệu Hoàng gia, và nhóm hợp đồng tại Malaysia tự động giải thể.

Hình 9. Ts. Putra Podam và Ts. Po Dharma tại Malaysia (2002).

3. Nghiên Cứu Ấn Triện Hoàng Gia Champa

Song song việc nghiên cứu tài liệu Hoàng gia Champa, một dự án khác mà Po Dharma tiến hành là nghiên cứu Ấn Triện (Con dấu Hoàng gia - bao gồm cả chữ Hán) dựa vào dữ liệu tài liệu Hoàng gia Champa.

Cuối năm 2008, Po Dharma tiến hành thành lập nhóm nghiên cứu gồm:

Chủ nhiệm đề tài: Pgs.Ts. Po Dharma

Thành viên tham gia: Gs. Danny Wong Tze-Ken; Pgs. Niu Junkai; Ts.Nicolas Weber; Shinne Toshihiko.

Dự án Ấn Triện Hoàng gia Champa tiến hành không đạt đúng tiến độ do thành viên ở các nước khác nhau như Pháp, Malaysia, Trung Quốc, Nhật bản. Hơn nữa từ 2007, tài chính khó khăn nên dự án không đạt đúng tiến độ như mong muốn.

Năm 2013, Po Dharma về hưu sống tại Pháp, vì lý do chưa hoàn thành dự án nên Po Dharma xin EFEO tại Pháp qua lại Malaysia tiếp tục thêm nhiệm kỳ 3 năm.

Năm 2014, do tình hình nghiên cứu chậm tiến độ, Po Dharma bổ sung thêm Putra Podam vào danh sách nghiên cứu Ấn Triện Hoàng gia, và Putra Podam trở thành thành viên chính thức trong nghiên cứu với nhiệm vụ cụ thể đưa Ấn triện từ tài liệu thành file hình ảnh (con dấu) và trực tiếp chèn vào sách Ấn triện Hoàng gia. Danh sách thành viên nghiên cứu gồm: Pgs.Ts. Po Dharma; Gs. Danny Wong Tze-Ken; Pgs. Niu Junkai; Ts.Nicolas Weber; Ts. Shinne Toshihiko; Ts.Putra Podam.

Hình 10. Ts. Po Dharma và Ts. Putra Podam chuyến công tác Singapore.

Ấn Triện hoàng gia Champa gồm các thời như: Bảo Thái (1720-1729), Vĩnh Khanh (1729-1732), Long Đức (1732-1735), Vĩnh Hữu (1735-1740), Cảnh Hưng (1740-1786), Thái Đức (1847-1883), Gia Long (1802-1820), Tự Đức (1847-1883),… Dưới đây là quyết định của EFEO đồng ý Putra Podam (Văn Ngọc Sáng) thực hiện Ấn Triện Hoàng gia Champa.

Hình 11. Bản hợp đồng của Viện EFEO với Ts. Putra Podam.

 4. Nghiên Cứu Tài Liệu Hoàng Gia tại Pháp (Giai đoạn cuối)

Năm 2013, Po Dharma về hưu sống tại Pháp, để tiếp tục thực hiện tài liệu hoàng gia, Po Dharma giao tài liệu liên quan và tài liệu Hoàng gia cho Dominique Nguyen thực hiện.

Thêm vào đó, vì lý do chưa hoàn thành dự án nên Po Dharma xin EFEO tại Pháp qua lại Malaysia tiếp tục thêm nhiệm kỳ 3 năm.

Tại Malaysia Po Dharma tăng tiến độ thực hiện để hoàn thành dự án Ấn Triện Hoàng gia. Bên cạnh đó Po Dharma tiếp tục thực hiện dự án tài liệu Hoàng gia bằng cách giao nhiệm vụ cho Wa Praong nhập tài liệu Hoàng gia vào máy tính dùng phần mềm Word Express. Sau đó Po Dharma đưa toàn bộ thành phẩm của Wa Praong giao lại cho Putra Podam để nhập vào máy tính, nhưng Putra Podam không dùng Word Express mà nhập lại bằng cách dùng phần mềm Adobe Acrobat, vì tiện nghi cho thao tác và mã hóa.

Trong thời gian tại Malaysia, Po Dharma cũng giao tài liệu Hoàng gia cho Putra Podam và Wa Praong tiếp tục nghiên cứu ngữ pháp và chính tả như dấu Baluw, takai kâk, takai kik, takai kik tut takai mâk,…để tìm quy luật chung cho chữ Thrah Chăm.

Năm 2014, Putra Podam hoàn thành phần công việc Ấn Triện Hoàng gia Champa và giao cho Po Dharma để in ấn, nhưng Po Dharma chưa kịp thực hiện. Hiện nay toàn bộ tài liệu về Ấn Triện Hoàng gia Champa do Ts.Danny Wong Tze-Ken và Ts.Putra Podam đang lưu giữ.

Đầu năm 2016, Po Dharma tiếp tục giao nhiều tài liệu khác trong máy tính cho Putra Podam giữ trong đó có tài liệu Hoàng gia Champa, tự điển Champa, văn học Chăm,...

Cuối năm 2016, hết nhiệm kỳ 3 năm, Po Dharma quay về Pháp và tiếp tục thực hiện tài liệu Hoàng gia Champa cùng Dominique Nguyen, đồng thời cùng cộng tác với Putra Podam.

Po Dharma và quyết định hủy bỏ chữ Thrah Chăm nhập tại Malaysia: Sau cuộc trao đổi giữa Po Dharma và Dominique Nguyen về tài liệu Hoàng gia Champa, vì lý do khoa học, cuối cùng Po Dharma đã quyết định hủy bỏ tất cả những tài liệu ban đầu như phần chữ Thrah Chăm do nhóm tại Malaysia nhập vào máy tính, hủy bỏ toàn bộ tư liệu đánh số bằng tay (lần 2) do nhóm tại Malaysia thực hiện, dĩ nhiên phải bỏ phần tư liệu đã nhập bằng Word Press vào máy tính trước đó. Vậy, toàn bộ thành phẩm thực hiện tại Malaysia trong thời gian đầu đã chính thức hủy bỏ, không dùng trong nghiên cứu khoa học, cụ thể không dùng trong sách tài liệu Hoàng gia Champa.

Hình 12. Trang tư liệu đánh số bằng tay tại Pháp (lần 1) và tại Malaysia (lần 2).

­­­­­­

Hình 13. Trang tư liệu đánh số tại Pháp (lần 3) do NCS.Dominique Nguyen thực hiện.

Để thực hiện, Po Dharma giao nhiệm vụ cho Dominique Nguyen phải đánh số trang tư liệu Hoàng gia Champa trên máy tính (lần 3) và thực hiện lại từ đầu dựa vào số liệu thô trước đó tại Malaysia. Sau khi Dominique Nguyen thực hiện nhập số trang xong, tiếp tục kiểm tra toàn bộ tư liệu đã nhập, số thứ tự và chữ Rumi Cham EFEO 1997 và đưa toàn bộ tư liệu lên máy vi tính.

Sách tài liệu Hoàng gia Champa chính thức do Po Dharma lên kế hoạch nội dung chỉ gồm: tư liệu Hoàng gia Champa (bản chụp gốc), chữ Rumi Cham EFEO 1997 dịch kèm theo bên dưới và bìa sách màu đỏ bordeaux; Dominique Nguyen chèn số ký hiệu vào mỗi trang tư liệu và cùng Po Dharma kiểm duyệt nội dung. Sau cùng Putra Podam kiểm tra phần Rumi Cham EFEO 1997 lần cuối, dùng phần mềm Adobe Acrobat lên sách, trình bày thiết kế trang tư liệu và đóng gói sách.

Nguyện vọng Po Dharma là tài liệu Hoàng gia Champa phải hoàn thành sớm để kịp ra mắt kỷ niệm 30 năm (1988-2018) ngày thành lập tổ chức IOC. Nhưng tiến độ thực hiện không kịp hoàn thành. Trong thời gian này Po Dharma cũng lâm bệnh nặng do ung thư vòm họng và điều trị tại bệnh viện Pháp.

Kỷ niệm 30 năm thành lập IOC, Po Dharma không đến tham dự, liền yêu cầu IOC mời Putra Podam sang Hoa Kỳ đại diện để báo cáo thay ông. Đồng thời Po Dharma cũng gửi bức thư cho IOC đọc trước hội nghị để trình bày và định hướng tương lai cho IOC.

Hình 14. Từ trái: Cựu dân biểu Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, Hassan Poklaun,Tài Đại An, Kiều Đại Thọ, và Ts. Putra Podam.

Đầu năm 2019, để tài liệu Hoàng gia Champa ra mắt sớm cộng đồng, Po Dharma điện thư đề nghị Putra Podam sang Pháp để cùng cộng tác với Dominique Nguyen, toàn bộ chi phí, vé bay sang Pháp do Po Dharma tài trợ.

Hình 15. Ts. Putra Podam tại viện bảo tàng Louvre – Pháp ( Louvre Museum).

Ngày 21/2/2019, Po Dharma vĩnh biệt ra đi tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp. Po Dharma, đã hoàn thành sứ mệnh lớn mà lịch sử dân tộc Champa đã trao cho ông!

Những công trình và tài liệu đồ sộ liên quan đến lịch sử và văn hóa Champa mà Po Dharma chưa kịp ấn hành như Tài liệu Hoàng gia Champa sẽ do Dominique Nguyen và Putra Podam chịu trách nhiệm và tiếp tục hoàn thiện để xuất bản.

Hình 16. TS.Putra Podam & NCS.Dominique Nguyen.

5. Tài Liệu Hoàng Gia Xuất Bản Tại Hoa Kỳ

Để chuẩn bị in tài liệu Hoàng gia, Putra Podam tiếp tục kiểm tra phần lời nói đầu, bổ sung bảng chữ cái Thrah và Rumi Cham EFEO 1997, phân rã tài liệu thành 5 tập, phân số trang cho mỗi tập, chèn số trang và sắp xếp mỗi tập theo từng giai đoạn, phân bổ, kiến trúc và đóng gói thành năm tập sách. Riêng lời nói đầu, trước đó một giáo sư người Pháp viết bằng tiếng Pháp, sau này Ban Biên tập chọn và chỉnh sửa lại bài viết của Po Dharma.

Để xuất bản sách, Putra Podam kêu gọi Hội đoàn Chăm tại Hoa Kỳ cùng nhau đóng góp để in và ra mắt sách. Nhưng trong năm đại dịch Covid-19 các Hội đoàn đều khó khăn, khi đó Champa Bani International Community (Cộng đồng Quốc tế Champa Bani) nhận tài trợ toàn bộ việc in sách tài liệu Hoàng gia Champa. Sách gồm 5 tập, mỗi tập in 100 cuốn, tổng cộng 500 cuốn, mỗi cuốn 1000 trang. Chủ tịch Hội Champa Bani International Community sẽ liên hệ địa điểm tổ chức và chọn ngày lành tháng tốt để ra mắt sách tài liệu Hoàng gia sớm nhất như mong muốn của cố Pgs.Ts. Po Dharma.

Theo kế hoạch ra mắt sách, Dominique Nguyen sẽ là trưởng ban tổ chức, người điều hành và đại diện viết thư mời trí thức và cộng đồng Chăm tại Hoa Kỳ đến tham dự ngày ra mắt sách. Dominique Nguyen là người em thân cận Po Dharma và gia đình Po Dharma từ thời nghiên cứu sinh tại Đại học Sorbonne (Pháp), cùng thầy hướng dẫn luận án Giáo sư P-B Lafont, cùng làm việc với Po Dharma tại Pháp, Mỹ, Malaysia,… và sau này trở thành người trong gia đình Po Dharma là người đại diện Po Dharma để báo cáo, trình bày, giải thích toàn bộ nội dung và quá trình hoàn thành sách tài liệu Hoàng gia Champa.

Putra Podam là người học trò được Po Dharma hướng dẫn nghiên cứu sinh (PhD) chuyên ngành hai (Công nghệ Giáo dục) tại Malaysia và người đã từng cộng tác và làm việc với Po Dharma từ năm 2000 đến 2019, đặc biệt trong thời gian từ 2011-2019. Do đó, Putra Podam cùng Dominique Nguyen sẽ trả lời một số ý kiến của cộng đồng Chăm liên quan tài liệu Hoàng gia và hỗ trợ Dominique Nguyen để ngày ra mắt sách tài liệu Hoàng gia Champa thành công và ý nghĩa.

Hình 17. Sách tài liệu Hoàng gia Champa (bìa trước & bìa sau).

6. Kết Luận

Tài liệu Hoàng gia Champa là cuốn sách có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng Chăm và Champa, nội dung trong tài liệu khá phong phú, đặc biệt tài liệu cho thấy Champa không phải chỉ riêng người Chăm mà Champa bao gồm tất cả cộng đồng khác như Ede, Jrai, Churu, K’ho, Chăm, Raglai,…và nhiều dân tộc khác ở miền Trung đều là thần dân Champa. Tài liệu Hoàng gia còn đóng vai trò cơ sở chính tả, từ vựng, ngôn ngữ và chữ viết Chăm, là cơ sở cho pháp lý về ngôn ngữ Chăm mà các triều đại vua chúa Chăm sử dụng trong thời gian tồn tại. Tài liệu Hoàng gia Champa cũng là cơ sở để chứng minh Champa không phải bị tiêu diệt từ 1471 (Vijaya), mà Champa và vua chúa Champa vẫn tồn tại đến thế kỷ 19 (1832), năm vua Minh Mệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ thế giới. Tài liệu Hoàng gia Champa còn cho thấy những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Champa chống triều đình Huế về chính sách cai trị vô cùng hà khắc và độc ác đối với các thần dân Champa. Vua Minh Mệnh ra lệnh thực hiện đốt phá làng mạc, bắt bớ, đánh đập, giết hại rất nhiều thần dân Champa, bắt lao động khổ sai, áp sưu cao, thuế nặng; đặc biệt là cho thực hiện chính sách đồng hóa bằng cách xóa bỏ những luật tục, lễ tục, hệ thống tín ngưỡng của thần dân Champa,… làm cho đời sống của các thần dân Champa lúc bấy giờ rơi vào cảnh thống khổ đến cùng cực. Tài liệu Hoàng gia Champa còn cho thấy người Chăm và thần dân Champa bị bóc lột tiếp diễn cho đến nửa sau thế kỷ 19, khi Bình Thuận và năm tỉnh khác ở miền Nam đã được nhà Nguyễn trao lại cho người Pháp vào cuối cuộc chiến Pháp - Việt năm 1858-1861. Sự xuất hiện của thuộc địa Pháp tại Việt Nam thực sự đã kết thúc những chính sách hà khắc của Nhà Nguyễn đối với thần dân Champa. Sự phân hủy bộ máy hành chính của nhà Nguyễn khi đối mặt với sự kiểm soát mạnh mẽ của Pháp ở các tỉnh đã cho thấy ​​sự khởi đầu của những khát vọng khôi phục bản sắc của người Chăm xưa. Trong tài liệu này còn cung cấp một số nội dung liên quan thời Pháp thuộc như EFEO (Viện Viễn Đông Pháp).

Tài liệu Hoàng gia Champa khẳng định Champa là một quốc gia độc lập từ thế kỷ hai (năm 192), trải qua nhiều thăng trầm lịch sử tồn tại và khi kết thúc vào năm 1832, nhưng nhân dân Champa vẫn tiếp tục đấu tranh dành độc lập vào những năm sau đó như cuộc khởi nghĩa của Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, và phong trào FULRO của Les Kosem trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai vào những năm 1964-1975.

Đến thế kỷ 21, mặc dù tiến bộ xã hội đã đạt những thành tựu trong bình đẳng về quyền con người trên toàn thế giới, nhưng thực tế vẫn còn một nhóm người ở nhiều quốc gia bị nhiều thiệt thòi, dễ bị tổn thương, dễ bị vi phạm về quyền con người nhất là nhóm dân tộc bản địa và dân tộc thiểu số. Họ bị miệt thị và nhiều bất công, thường bị bóc lột, mù chữ và sống trong nghèo khổ. Quyền dân tộc bản địa ra đời là công ước quốc tế phức tạp nhất đã diễn ra tại Liên Hiệp Quốc, sau 20 năm thương thuyết gay go. Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua bản Tuyên Ngôn về quyền của các dân tộc bản địa (the Declaration on the Rights of the Indigenous Peoples) tại New York vào ngày 3 tháng 9 năm 2007. Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn này.

Cuốn sách tài liệu hoàng gia Champa cùng nhiều minh chứng chứng khác vẫn còn tồn tại trong đó có đền tháp Champa cổ, kiến trúc và điêu khác, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng, tiếng nói và chữ viết Chăm,… cùng nhiều tài liệu nghiên cứu khác của các nhà khoa học khẳng định Champa là một quốc gia gồm năm tiểu bang Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga độc lập từ thế kỷ II và tồn tại đến thế kỷ XIX.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 18. Kanneth Poam ra mắt “Tài liệu Hoàng gia Champa”.

Hình 19. Katie Poam ra mắt “Tài liệu Hoàng gia Champa”.

Hình 20. Kenneth Podam & Katie Poam ra mắt “Tài liệu Hoàng gia Champa”.

Hình 21. Sách “Tài liệu Hoàng gia Champa”, 2020.

Hình 22. Vương quốc Champa và 5 tiểu bang (Champa Kingdom Capital).

LINK: TIN LIÊN QUAN

Quá trình hình thành "Tài liệu Hoàng gia Champa". FILE *.PDF

 

GIỚI THIỆU SÁCH-

DR.PO DHARMA  "CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP"

Tác giả: Ts. Putra Podam