Giới thiệu ba phụ âm: nja, nda, mba

Written by Putra Podam
In category Ngôn ngữ
Jul 14, 2017, 8:09 AM

* Akhar Hayap (Chữ Chăm cổ) là một loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ), chữ viết này xuất hiện khá sớm trên bia đá Võ Cạnh ở Champa vào thế kỷ thứ 2 (Coedes, 1940; Filliozat, 1969). Trong thời kỳ đầu Chữ Chăm cổ chủ yếu dùng để tạc, khắc kinh kệ Phạn ngữ (tiếng Phạn), do đó số lượng ký tự chữ Chăm cổ hoàn toàn phụ hợp để khắc Phạn ngữ. Xem akhar Hayap trên bia Võ Cạnh  ở Hình 1.

Hình 1. Akhar Hayap trên bia Võ Cạnh

Nội dung trên bia Võ Cạnh (Filliozat, 1969)

6. - - - - - - - - - -/ - - - prajāṇn̄ṅ karuṇ   xxx

7. - - - - - - - - - - / xx  sth(i)to x prathama vijayāya  (vādau cai) - -

8. - - - ve śukladivasa (sya)  /  x  (pau)rṇṇam(ā)syām  ajñāpitaṃ sadasi

                                                                     [rāja(va)re(ṇa)

9. - - - ta(ddh)ottrair nnu  rājaśatav [ā] / gamṛtam pibantu  śrīmārarãja-

                                                                     [kulava(ṅśa)  x

10. - - [bhū]ṣaṇena  śrīmāra (pautra)  /  (ta)nayākulanandanena  ajñā -

                                                              [ pitaṃ svajanasaṃ(ja)

11. - - x maddhye vākyaṃ prajāhi  / takaraṃ kariṇor vvareṇa  lokasyāsya

                                                                                    [ gatāgatiṃ vi

12. -  tā  siṅhāsanāddhyāsinā / ḥ  putre bhrātari  tantuk [e] svasamīkara-

                                                                            [ṇachandenāṃ

13. - x ptṛṣu  yat  kiñc[i]d  rajataṃ  su/varṇṇam  ap(i) vā sasthāvarañ

                                                            [jangamam  koṣṭhāgārakax

14. - taṃ  priyahite  sarvvaṃ  visṛ/ṣ[ṭa]ṃ  mayā  tad  etam mayānujñātaṃ

                                                                       [ bhaviṣyair  api  rā(ja)

15. - x r  anumantavyaṃ  xxx  / x  viditam  astu  ca  me bhṛttyasya  vīrasya

* Đến thế kỷ thứ 4, Champa bắt đầu sử dụng chữ Chăm cổ để ghi tiếng Chăm cổ (tiếng mẹ đẻ). Tiếng Chăm cổ xuất hiện trên bia ký Đông Yên Châu vào thế kỷ thứ 4 (Coedes, 1939; Al-Ahmadi, 1988). Từ giai đoạn này trở đi trên bia ký Champa thường khắc song ngữ phần đầu là tiếng Phạn và phần cuối là tiếng Chăm.  Xem nội dung bia đá Đồng Yên Châu ở Hình 2.

Hình 2. Akhar Hayap trên bia đá Đồng Yên Châu

Nội dung trên bia Đồng Yên Châu, dịch bởi Thurgood 1999, p. 3

Siddham! Ni yang nāga punya putauv.

Ya urāng sepuy di ko, kurun ko jemā labuh nari svarggah.

Ya urāng paribhū di ko, kurun saribu thun davam di naraka, dengan tijuh kulo ko.

Putra Podam Edit  như sau:

[Siddham! Ni yang nagar hu patao.

Hec thei urang  pok noja kau, kurun kau kaya banrik mang suraga

Hec urang yang paribai di kau, kurun saribu thun dalam di naraka, saong tijuh tal tanah raya.]

 

* Để thuận lợi vừa viết được tiếng Phạn vừa viết tiếng Chăm, chữ Chăm cổ cần bổ sung thêm ba ký tự mới đó là Nja, Nda và Mba và trở thành chữ Chăm truyền thống ngày nay. Nhưng thực tế ba phụ âm mới được hình thành là (nj, nd, mb) chỉ là ký tự ghép lại như sau:

Bảng 1.  Chữ Chăm cổ và cách ghép ba phụ âm mới

1). Phụ âm “nja” có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “nya” ở trên + ký tự “ja” ở dưới. Xem Bảng 1 và bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Sự hình thành phụ âm “nja”

2). Phụ âm “nda” có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “na” ở trên + ký tự “da” ở dưới. Xem Bảng 1 và Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Sự hình thành phụ âm “nda”

3). Phụ âm “mba” có trong akhar Thrah Cam là phụ âm ghép phát xuất từ ký tự phụ âm “ma” ở trên và ký tự “ba” ở dưới. Xem Bảng 1 và Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Sự hình thành phụ âm “mba”

***

Sự ra đời của ba phụ âm nja, nda, mba từ thế kỷ thứ 4 và sự hình thành chữ akhar Thrah từ thế kỷ 16 đã tạo cho hệ thống chữ viết Chăm rất ổn định về mọi mặt từ ngữ pháp, chính tả và cấu trúc hành văn.

Thêm vào đó hệ thống Rumi Cam EFEO (Phiên tự, 1977) và (Phiên âm, 1997) dựa trên cơ sở khoa học về quy luật nguồn gốc tiếng Chăm nằm trong hệ thống ngôn ngữ Mã Lai đa đảo, Rumi Chăm EFEO đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu, học tập, giao tiếp và lưu trữ. Hiện nay hệ thống Rumi Chăm EFEO đã được sử dụng chính thức trong việc biên soạn các tài liệu tiếng Chăm ở Âu Châu và khu vực Đông Nam Á. Hầu hết trí thức Chăm trong và ngoài nước đã nhanh chóng tiếp cận và sử dụng hệ thống Rumi này. Đây cũng là một công cụ quan trọng giúp cho việc học Akhar Thrah (chữ Chăm truyền thống) được thuận lợi và dễ dàng, góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm.