Ts. Thành Phần, tội đồ dân tộc Chăm vì vụ lợi từ dự án Ấn Độ, kích động xóa bỏ tôn giáo Cha ông

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Nov 24, 2020, 3:04 PM

Trích một đoạn báo cáo của Sư cả Xích Dự, chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận viết:

“Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ khoảng cuối thế kỷ thứ 9 theo con đường tơ lụa và phát triển tùy thuộc từng thời kỳ lịch sử của từng triều đại vua chúa Champa. Đặc biệt khởi sắc từ quốc vương Chế Mân, Chế Bồng Nga, Sunan Ampel, Bố Trì trì, Kabrah, Po Haniim Per, Po At, Po Rome, và tiếp nối cha ông như Cei Brei, Tuan Phaow, Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Les Kosem,… tín đồ Chăm Hồi giáo Bani ở Kampuchea, Champa và Việt Nam ngày nay tiếp tục gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Champa và Malaysia nói riêng, giữa Champa với thế giới Malayu và thế giới Hồi giáo nói chung.

Từ đó, tín đồ Hồi giáo Bani, tiếp tục cũng cố và gìn giữ tôn giáo, phong tục, tập quán của người Chăm Bani. Giữ vững lập trường bảo vệ tên tổ chức “ Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” đã hoạt động ổn định. Khẳng định “Bani” không phải là tên tôn giáo, mà là tên tín đồ của người Chăm theo thờ phượng thượng đế Allah. Hồi giáo theo tiếng Chăm là “Asulam” và tín đồ Asulam là “Bani”, tương tự tên quốc tế là “Islam” và tín đồ là “Muslim”. Khẳng định viết đúng tên tôn giáo của người chăm hệ phái Acar là: “ Hồi giáo Bani”, và tín đồ của người Chăm thờ phượng Allah là “Bani”. Khẳng định Hồi giáo Bani của người Chăm là một tôn giáo Độc Thần, đang sử dụng thiên kinh Koran làm kim chỉ nam, tôn thờ Đấng Tối cao Allah và phụng sự Thiên sứ Muhamat”.

Đó là kết luận được báo cáo tại Hội thảo về tên gọi tôn giáo của người chăm, do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại Phan Thiết-Bình Thuận vào ngày 13/11/2020. Tại Hội thảo, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận thống nhất tên gọi “Hồi giáo Bani” tri tỉ lệ 100%, và Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận thống nhất tên gọi “Hồi giáo Bani” với tỉ lệ 100%, riêng Ban chấp hành Hội đồng Sư cả Ninh Thuận không đồng ý là 3 người (gồm 2 quý ông và 1 quý bà).

Hội thảo Ban Tôn giáo Chính phủ thành công, người Chăm rất vui mừng vì trong cộng đồng sẽ kết thúc sự kích động gây chia rẽ tôn giáo do ông Thành Phần cầm đầu.

Ngày 17/11/2020, ông Thành Phần tiếp tục gửi Đơn kiến nghị ra Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đề nghị xóa bỏ tôn giáo Hồi giáo Bani của người Chăm, đồng thời yêu cầu thành lập đạo Bani, nhưng trong đơn không giải thích đạo Bani là đạo gì? Đạo Bani có nguồn gốc từ đâu? Thờ yang hay thánh thần nào? (thờ thần Shiva hay Phật Thích ca Mâu Ni?), Giáo chủ là ai? Giáo lý, giáo luật ai biên soạn? và tín đồ thuộc làng nào, tỉnh nào?

Một điều thật khôi hài là ông Thành Phần là kẻ chủ mưu, dám đến từng làng và gặp từng người để dụ dỗ những người nhẹ dạ, cả tin để ký tên vào đơn kiến nghị, nhưng chính ông Thành Phần không dám đứng tên trong bản kiến nghị mà đưa cho vợ là Nguyễn Thị Bi đứng ký tên thay mặt gia đình Thành Phần.

Trước đó, ngày 25/4/2019, ông Thành Phần đã từng lập nhóm gồm 5 người trong gia đình ký đơn kiến nghị gửi Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) Ninh Thuận đề nghị xóa bỏ tôn giáo Hồi giáo Bani, mà Thành Phần coi thường nhân dân, tín đồ, bô lão trí thức, chức sắc và Hội đồng Sư cả Ninh Thuận.

Ngày 24/9/2019, sự việc xóa bỏ tôn giáo Hồi giáo Bani chưa giải quyết đến đâu, thì ông Thành Phần tiếp tục viết đơn kiến nghị gửi nhiều cơ quan liên quan như: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Ban Tôn giáo Chính phủ- Bộ Nội vụ và cơ quan trong tỉnh Ninh Thuận với đề nghị “loại bỏ tục chém trâu trong nghi lễ đám tang đối với dân tộc Chăm theo tôn giáo Bani”.

Ngày 5/12/2019, ông Thành Phần tiếp tục kích động nhiều phần tử cực đoan từ bên trong “Nội ứng ngoại hợp” bằng cách tiếp xúc và rao giảng để ru ngủ một số giới chức sắc từ bỏ hồi giáo Bani, từ bỏ thờ thượng đế Allah, từ bỏ nabi Muhamat và đề nghị thờ Po Kuk (trong khi Thành Phần chưa hiểu thuật ngữ Aluahu Po Kuk là gì?).

Năm 2019, khi Ts. Putra Podam, người Chăm Bani ở Bình Thuận, giải thích từ “Magik” được dân Bình Thuận dịch nghĩa tiếng Việt là “Thánh đường”, thì ông Thành Phần phản đối Putra Podam, là Magik nên dịch là “Nhà Chùa”. Và trong tuyên truyền Thành Phần luôn gọi Magik là “NHÀ CHÙA”.

Một điều xét về tư cách, ông Thành Phần thường lấy tên tín đồ Bani ra làm trò cười, trò khôi hài giải thích từ “BANI” mang nghĩa “ÂM HỘ PHỤ NỮ”. Thành Phần thường giải thích cho sinh viên ông ta, cho nhiều người và bị Putra Podam phản đối. Trong khi nói chuyện tôn giáo với người Malaysia bị người Mã Lai cười, từ Bani, Bini trong tiếng Mã Lai nghĩa là phụ nữ, vì Thành Phần không biết tiếng Anh nên dịch “BANI” ra nghĩa ‘ÂM HỘ PHỤ NỮ”. Từ đó đi đâu Thành Phần cũng rao giảng từ TỤC trên và kết luận. Bani là nghĩa ÂM HỘ nên đại diện cho Đàn Bà, và Balamon đại diện cho đàn ông trong quan điểm lý thuyết tôn giáo của ông ta.

Một vài minh chứng được nêu ở trên cho thấy ông Thành Phần là tội đồ dân tộc, là kẻ chủ mưu làm xáo trộn cộng đồng Chăm Bani, chia rẻ chức sắc Hội đồng Ninh Thuận và Bình Thuận vì mưu đồ cá nhân, vì vụ lợi, vì đồng tiền, vì dự án nước ngoài (Ấn Độ) với cam kết, ông ta sẽ xóa bỏ Hồi giáo Bani, mua chuộc một số đối tượng để dọn đường và bôi trơn trước khi dự án của ông ta cho tổ chức nghiệm thu đề tài vào năm tới.

MỘT SỐ ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHẦN GỬI QUỐC HỘI và BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ

Hình 1. Đơn kiến nghị Thành Phần gửi Hội đồng Dân tộc của Quốc hội "xóa bỏ tôn giáo Chăm"

 

Hình 2. Đơn kiến nghị Thành Phần gửi Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ  "xóa bỏ tôn giáo Chăm"

 

Hình 3. Đơn kiến nghị Thành Phần gửi Bộ VHTD_TT, Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ  "cấm chém trâu trong đám tang người Chăm Bani"

 

Mời độc giả tiếp tục theo dõi ...