#

Người dân thôn Bình Minh ngày nay chỉ biết thời Việt Nam Cộng Hòa có tên gọi Ấp Minh Mỵ. Trước đó thời Pháp thuộc khu vực này có tồn tại ba làng tên tiếng Chăm: Palei Aia Mamih, Palei Gahul Angaok và Palei Gahul Yok. Di tích ba làng này vẫn còn tồn tại trên đồi cát trắng ở hướng Tây, và Thánh đường cổ nhất của làng Aia Mamih được xây trên đồi (gò) Aia Mamih, là nơi thờ phượng thượng đế Allah và tôn kính Thiên sứ Muhammad.

#

Ngày 01/08/2022, ông Nguyễn Long Biên, nhân danh Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ký ban hành Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định số 84/2013-UBND về việc quy định giảng dạy tiếng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sau khi quyết định được công bố, làng sóng phẫn nộ từ cộng đồng người Chăm trong nước cũng như hải ngoại về chính sách của chính quyền Việt Nam đối với dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Chăm nói riêng.

#

Đơn mạo danh Cả sư. Châu Minh Hương xin không tham gia Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được nhóm cực đoan đăng tải trên trang Cộng đồng Chăm Bà Ni. Theo nguồn tin đáng tin cậy từ tín đồ Bani ở Tuấn Tú cho biết, hai người có âm mưu lật đổ Cả sư Châu Minh Hương, không ai khác mà chính là Imam Kiều Ngọc Sơn và Imam Báo Văn Hàng.

#

Sáng nay, trên mạng xã hội lan truyền đơn cam kết không tham gia Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận của Sư cả Châu Minh Hương, là vị Sư cả chủ trì Thánh đường Hồi giáo Bani Tuấn Tú. Sau khi lá đơn được đăng tải trên mạng xã hội Facebook, nhóm dân tộc cực đoan chống chính quyền Việt Nam hả hê like và cổ súy vui mừng, vì Cả sư Châu Hương là vị Sư cả luôn luôn chính trực liêm chính, hôm nay lại viết đơn không tham gia Hội đồng sư cả. Theo nguồn tin Kauthara nhận được từ chính gia đình và cá nhân Cả sư Châu Minh Hương cho biết, lá đơn trên là hoàn toàn giả mạo do một nhóm người đấu tranh đòi tôn giáo Bani dưới sự cầm đầu của Ts.Thành Phần (chủ dự án Ấn Độ) và Châu Thị Cành (cựu thành viên Fulro) đạo diễn.

#

Theo Ts.Putra Podam cho biết, Quyết định Số: 41/2022/QĐ-UBND là có thật, nhưng việc cấm dạy tiếng Chăm ở bậc tiểu học là không có thật. Bởi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề án: "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030", nghĩa là từ năm 2018, BGD-ĐT đã có chương trình tổng thể (Chương trình giáo dục phổ thông) kèm theo thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 2 năm 2018. Chương trình tổng thể được đóng khung cụ thể như sau:

#

Năm 2020, thôn Bình Minh thuộc xã Phan Hòa có kế hoạch xây dựng Thánh đường (Magik) mới, Ban xây dựng Thánh đường đã vận động đoàn đi khảo sát kiến trúc các Thánh đường khắp tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và giao cho Kiến trúc sư: Lâm Gia (Lâm Quang Vũ) người Chăm thôn Bình Minh, chịu trách nhiệm bản vẽ, bản thiết kế chi tiết thánh đường. Sau khi thiết kế Thánh đường Bình Minh xong, và đã thông qua nhất trí trong cuộc họp tại Thánh đường Bình Minh, và sau đó mẫu thiết kế đã được in ấn và lập bảng treo ở nơi công cộng trong làng thôn Bình Minh (Palei Aia Mamih).

#

Salam mikwa (mik wa) salam adei saai, salam abih anak Cam hu dalam Facebook. Dahlak cih (wak) kadha ini pieh barei (brei) ka Cam drei thau, mukkei Cam drei meng kal marai (mai) hu tuei Agama Islam blaoh nan salih tapa: Awal (Agama Awal) atau (Bani Awal). Caong di meng ini tel ray hadei, anak tacaow, buel bhap Cam, ... khik wek adat cambat, khik wek panuec ndom saong akhar Cam. ꨧꨤꩌ ꨟꨪꩀꨥ (ꨟꨪꩀ ꨥ) ꨧꨤꩌ ꨀꨕꨬ ꨦꨄꨰ, ꨧꨤꩌ ꨀꨝꨪꩍ ꨀꨗꩀ ꨌꩌ ꨨꨭ ꨕꨤꩌ Facebook. ꨕꨨꨵꩀ ꨌꨪꩍ (ꨥꩀ) ꨆꨖ ꨁꨗꨪ ꨚꨳꨮꩍ ꨝꨣꨬ (ꨝꨴꨬ) ꨆ ꨌꩌ ꨕꨴꨬ ꨔꨮꨭ, ꨟꨭꩀꨆꨬ ꨌꩌ ꨕꨴꨬ ꨟꨮꩃ ꨆꩊ ꨟꨣꨰ (ꨟꨰ) ꨨꨭ ꨓꨶꨬ ꨀꨈꨟ ꨁꨧꨵꩌ ꨝꨵꨯꨱꩍ ꨗꩆ ꨧꨤꨪꩍ ꨓꨚ: ꨀꨥꩊ (ꨀꨈꨟ ꨀꨥꩊ) ꨀꨓꨮꨭ (ꨝꨗꨪ ꨀꨥꩊ). ꨌꨯꨱꩃ ꨕꨪ ꨟꨮꩃ ꨁꨗꨪ ꨓꨮꩊ ꨣꩈ ꨨꨕꨬ, ꨀꨗꩀ ꨓꨌꨯꨱꨥ, ꨝꨶꨮꩊ ꨞꩇ ꨌꩌ, ... ꨇꨪꩀ ꨥꨮꩀ ꨀꨕꩅ ꨌꨡꩅ, ꨇꨪꩀ ꨥꨮꩀ ꨚꨗꨶꨮꩄ ꨙꨯꩌ ꨧꨯꨱꩃ ꨀꨇꩉ ꨌꩌ.

#

- Theo lịch sử tôn giáo tại Champa, thì dân tộc Chăm chỉ tiếp nhận hai tôn giáo lớn: Balamon (Ấn Độ) vào thế kỷ 2, và Islam (Ả Rập) từ thế kỷ 9. Sau khi Vijaya (Đồ Bàn) sụp đổ vào năm 1471 (thế kỷ 15) thì Balamon bị tàn lụi ở Champa và cả Đông Nam Á. Islam có cơ hội phát triển mạnh và cực thịnh vào thế kỷ 17. Triều đại vua Po Rome đã hòa giải hai tôn giáo lớn “Balamon” và “Islam” thành tôn giáo “Awal” và “Ahier” cùng thờ phụng chung Thánh Allah, và cũng từ thế kỷ 17 này, Hồi giáo trở thành Quốc giáo tại Champa.

#

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng dân gian Chăm hay còn gọi là tín ngưỡng truyền thống Chăm, ngày nay thường được gọi tín ngưỡng bản địa của dân tộc Chăm. Một số tín ngưỡng ở người Chăm như: Lễ tổ nghề (Giỗ tổ nghề gốm Chăm, lễ nghề dệt cổ truyền Chăm), lễ bến nước, lễ giếng nước cổ, lễ cầu đảo,  lễ Nghinh Ông, lễ phồn thực (Linga - Yoni), lễ hội phồn thực (Rija Nagar), lễ Rija Praong, lễ Rija Harei, lễ Rija Malam, lễ Rija Sua, lễ Mbeng bar huak, lễ Rao sang,... lễ Po Riyak, lễ tưởng nhớ tổ tiên, lễ báo phước (ndam Phuel), lễ báo hiếu tổ tiên (Muk Kei - gia tiên), lễ thờ thần (Po Patuw Ging - Thần Táo), lễ thờ Ciét Praok (Praok Patra); lễ thờ Thành Hoàng như: đền Po Kraong Kachait (Po Klaong Kasat); đền Công chúa Bàn Tranh (Po Sah Ina); đền Po Nit (Po Mathik Dhik); đền Po Jaiparan; đền Po Nraop (con trưởng vua Po Rome theo gia phả còn lưu tại Kalantan - Malaysia; còn theo lịch sử Việt Nam thì Po Nraop là em trai vua Po Rome),... và hàng trăm thứ lễ khác của người Chăm thuộc về tín ngưỡng.

#

Trong tiếng Ả Rập, “Bani” chỉ mang nghĩa “đạo”, và từ này được ghi trong Thiên kinh Koran. Ví dụ: Bani Islam (đạo Islam), Bani Israel (đạo Do Thái), Bani Awal (đạo Awal), …từ “Bani” trong tiếng Ả Rập tương đương với từ “Agama” trong tiếng Sanskrit mà người Chăm thường dùng trước đó như: Agama Islam (đạo Islam), Agama Israel (đạo Do Thái), Agama Awal (đạo Awal), …