Chính phủ Việt Nam đã thông qua xây dựng lò hạt nhân nguyên tử trên mãnh đất người bản địa Champa tại địa khu Panduranga. Tôi tiến sĩ Putra Podam, đứa con người bản địa Champa, tôi phản đối Việt Nam xây dựng lò Hạt Nhân Nguyên tử trên mãnh đất tổ tiên Champa chúng tôi. - The Vietnamese government has approved the construction of a nuclear reactor on the land of the indigenous Champa people in the Panduranga region. I am Dr. Putra Podam, a native of Champa. I represent the Champa Bani Association, protesting against Vietnam's construction of a nuclear reactor on our ancestral land of Champa. - Kerajaan Vietnam telah meluluskan pembinaan reaktor nuklear di tanah orang asli Champa di wilayah Panduranga. Saya Dr Putra Podam, anak jati Champa. Saya mewakili Persatuan Champa Bani, membantah pembinaan reaktor nuklear Vietnam di tanah nenek moyang kita Champa. |
Chế Mân (Jaya Simhavarman III), trị vì (1285-1307), là vị vua Champa (Raja-di-raja) theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai), tên R'cam Mal (hoàng tử Harijit), Raja Kembayat. Sinh ra tại Vijaya-Champa và qua đời tại Vijaya-Champa. Các vợ gồm: Bhaskaradevi (công chúa người Islam tại Java-Indonesia), Tapasi (công chúa tiểu vương Yavadvipa người Islam tại Mã Lai), Paramecvari (Huyền Trân, công chúa Đại Việt). Vua cha là Indravarman V và người mẹ Gaurendraksmi. Năm 1285, khi vua cha Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya. Theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam Mal (R'cam Mal là hoàng tử Harijit), con trai của vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Simhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti, Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 13. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến. |
Trong tôn giáo Islam, đấng Thiên Chúa Allah có 99 tên gọi (al-asmāʼ al-ḥusná có nghĩa là: "Những cái tên tốt nhất"). Mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài. Tất cả tên gọi đó đều đề cập đến Allah, tên của Đấng tối cao và toàn diện. Trong số 99 cái tên của Allah, tên gọi quen thuộc nhất và phổ biến nhất là "Đấng Rất Mực Độ Lượng" (al-raḥmān) và "Đấng Rất Mực Khoan Dung" (al-raḥīm). Trong thuyết Độc Thần, Thượng Đế không có danh xưng, người Mỹ gọi là God, người Do Thái gọi là Jehovah (Giê-hô-va), người Ả Rập gọi là Allah, người Mã Lai gọi là Tuhan, người Chăm gọi là Po. Để dễ hiểu ta hãy so sánh với từ Po của người Chăm thì Allah chính là Po, trong tiếng Chăm Po khi dùng để nói về Thần linh thì nó là một danh từ chung chứ không phải tên của một Đấng Thần linh. Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, …ở đây chỉ đề cập đến khái niệm về Thiên Chúa Allah hay Thượng đế Allah. |
Sau khi Po Jatamuh qua đời, em trai của ông là Wan Daim, trước đây là Datu Negeri Jambu, được phong làm Vua Champa với tước hiệu Po Top. Năm 1692, ông tìm cách nổi dậy chống lại chế độ Nguyễn sau khi liên minh với cha mình là Po Ibrahim đang ở Campuchia và sau đó xảy ra cuộc tấn công đồng thời vào đất nước và biên giới Campuchia. Tuy nhiên, Wan Daim đã chết trong chiến tranh và cùng gia đình rút lui về Patani, trong khi cha ông là Po Ibrahim đã già qua đời ở Campuchia và được chôn cất tại Kampong Brek Bak. Các vị vua Champa sau đó không còn chủ quyền cho đến khi Vương quốc Champa bị xóa bỏ dưới sự trị vì của vị vua Po Chong Chan. |
Hroi là một dân tộc thiểu số đa phần ở khu vực tỉnh Phú Yên và Bình Định. Dân tộc Hroi lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu biết đến vào năm 1933. Trên phương diện lịch sử Hroi là một thần dân của vương quốc Champa như: Jarai (Jrai), Rhade (Raday, Ede), Cham (Chàm), Churu (Chru), Raglai (Glai), Bahnar, Kaho, Haroi (Hroi), Hre, Sedang, Jeh, … Ngày nay, dân tộc Hroi đã bị gán ghép thành chi nhánh của dân tộc Chăm. Các nhà nghiên cứu vô tình đã xóa sổ một dân tộc đã tồn tại hàng nghìn năm, nay trở thành tên của dân tộc khác vào thế kỷ 20, thật đáng tiếc. Theo Ts.Putra Podam, Hroi là một dân tộc riêng lẻ thuộc thần dân Champa, Hroi không phải là dân tộc Cham. |
Tháp Champa (bimong Champa) là tên gọi thông dụng chỉ kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hinduism) của dân tộc Champa (Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Bahnar, Kaho, Hroi, ...), sinh sống ở Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam. |
Bộ gõ Chamkey là ứng dụng gõ chữ Cham đa năng trên hệ điều hành Windows (Phiên bản dùng cho máy PC). Để dùng bộ gõ Chamkey, người sử dụng cần cài đặt font có dạng (EFEO Cam…) như một số font dưới đây: EFEO Cam Pajai, EFEO Cam Parik, EFEO Cam Kraong, EFEO Cam Panrang, EFEO Cam Panduranga, EFEO Cam AiaRu, EFEO Cam AiaTrang, EFEO Cam Kauthara, EFEO Cam Wijaya, EFEO Cam Amarawati, EFEO Cam IndraPura, EFEO Cam SimhaPura, EFEO Cam Udong, EFEO Cam Thrah, EFEO Cam Sankrit, EFEO Cam Campa,…Một số font này được kế thừa từ cộng đồng và thiết kế lại cho phù hợp với bộ gõ Chamkey. |
Rumi Campa là lựa chọn tốt nhất, đẳng cấp nhất hiện nay dùng để viết chữ Rumi Cham không dấu. Sử dụng ký tự hệ thống Rumi Campa cho chữ viết tiếng Cham là cách lựa chọn khôn ngoan, tiến bộ, văn minh, là cuộc cách mạng tiên phong mà tác giả E. Aymonier đã sử trong cuốn Grammaire de La Language Chame, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889. Từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là bộ Rumi Cam EFEO (Rumi Cham của Viện Viễn Đông Pháp) được sử dụng chính thức đầu tiên vào năm 1889. Sử dụng hệ thống chữ Rumi Campa để hỗ trợ cho việc học tập tiếng Cham, chữ Cham, phiên âm tiếng Cham một cách dễ dàng và trung thực. Hệ thống chữ Rumi Campa do Ts.Putra Podam cải tiến sẽ đưa dân tộc Champa tiếp cận với nền văn minh hiện đại nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Cham. Dân tộc Cham sẽ luôn luôn tự hào vì đã có bộ chữ viết Champa truyền thống là Cham Thrah (cải tiến từ chữ Champa Hayap), chữ Rumi Campa (tác giả Ts.Putra Podam cải tiến từ Rumi EFEO), chữ Jawi Cham (cải tiến từ Jawi Malaysia mà người Cham Islam Nam bộ đang dùng) và chữ Bani Ả Rập (chữ dành cho tôn giáo, mà Cham Awal và Cham Islam đang dùng để viết và học Thiên kinh Koran). |
Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm theo Hindu, …) đã cải đạo theo Islam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ khoảng thế kỷ thứ 10, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước, sơ khai” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Islam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất. Ahier (Akhir): Là người Chăm đã theo tôn giáo Hindu (Ấn giáo: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc (thế kỷ 2) cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Hindu sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm theo Hindu trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier là Thượng đế Duy nhất, nhưng tín đồ Ahier vẫn còn ảnh hưởng tín ngưỡng, văn hóa bản địa như tiếp quản và chăm sóc trên các đền, tháp Champa. |
Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Cham, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jarai (Jrai), Rhade (Raday), Churu (Cru), Raglai (Glai), Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Cham (Chàm, Chăm) sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận). |