Theo dòng lịch sử , Champa trải qua các giai đoạn chính như sau:
---*---
1. Lâm Ấp (Linyi): 192 - 757
Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Linyi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán.
Các vua thời Lâm Ấp theo tôn giáo: Hinduism
Tôn giáo Hindu là Quốc giáo.
---**---
2. Hoàn Vương (Huánwáng): 757 - 859
Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國; Huánwáng) là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc Champa trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành) - Kauthara. Vương quốc Hoàn Vương được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp.
Các vua thời Hoàn Vương theo tôn giáo: Hinduism
Tôn giáo Hindu là Quốc giáo.
---***---
3. Chiêm Thành (Zhancheng): 859 - 1471
Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Cham, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên như các sắc tộc: Jarai (Jrai), Rhade (Raday), Churu (Cru), Raglai (Glai), Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Cham (Chàm, Chăm) sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).
Các vua thời Chiêm Thành theo tôn giáo: Hinduism
Tôn giáo Hindu là Quốc giáo.
*
Tuy nhiên đến thế kỷ 14, thời vương triều Chế Bồng Nga, trị vì (1360-1390).
Tôn giáo Islam là Quốc giáo tại Vijaya - Degar vào thế kỷ 14.
---***---
Hình 1. Các Vương quốc Hồi giáo (Vương quốc Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á) dựa trên bằng chứng lịch sử, không phải truyền thuyết. (The first Sultanates / Islamic Kingdoms in Southeast Asia - based on historical evidence, not legend.). Nguồn: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).
Hình 2. Chế Bồng Nga, vị vua đầu tiên triều đại Islam quốc giáo tại Vijaya-Degar. Hồi giáo là Quốc giáo đầu tiên ở Vijaya-Champa tại Đông Nam Á vào thế kỷ 14. Jaya varman (Chế Bồng Nga), trị vì (1360 -1390), là vị vua Champa (Raja-di-raja) theo tôn giáo Islam (Hồi giáo), Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai), sinh ra tại Vijaya-Champa và qua đời năm 1390 tại Vijaya-Champa. Hoàng hậu là Siti Zubaidah (người Islam tại Kelantan-Malaysia). Hậu duệ là Chế Ma Nô Đà Nan, Chế San Nô, và công chúa Puteri Amina. Thân phụ là vua Jaya Ananda (Chế Anan). Theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam B'nga hay R'cam Bunga [Jaya R'cam B'nga] (Anak Campa Bunga), khi kết hôn với công chúa Siti Zubaidah người Hồi giáo thuộc tiểu bang Kelantan-Malaysia, ngài mang niên hiệu là: Sultan Zainal Abidin. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trong tài liệu Trung Hoa ngài có tên: Ngo-ta-Ngo-che là tên hiệu của vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 Vijaya.
-----*-----
Mười sáu vị vua Islam sắc tộc thượng (Degar) trong vương triều Vijaya-Chiêm Thành
-----*-----
1. Harivarman II, trị vì (988-997). Tên khác: Dịch-lợi Băng-vương-la, tên hiệu: Sri Harivarmadeva.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Jrai (Jrai).
Harivarman II, dời thủ đô Champa về Indrapura. Ranh giới Đại Cồ Việt và Champa trong giai đoạn này tại đèo Ngang.
2. Po Allah, trị vì (998-1006). Tên khác: Yang PuKu Vijaya Sri, Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma, tên hiệu: Yang Puku Vijaya Sri, Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Jrai (Jrai).
Con vua Harivarman II.
Lần đầu tiên vua Champa (Po Allah) sang Mecca (Makkah) hành hương.
Islam cùng với đạo Hinduism phát triển. Trung tâm quyền lực đầu tiên đặt tại Vijaya.
3. Po Klong Girai, trị vì (1167-1190). Tên khác: Jaya Indravarman, Jaya Indravarman IV, tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva, Po Klong Garai, Po Klau Girai.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc Jarai (Jrai).
Các con gồm: công chúa Bhagyavati, công chúa Sumitra, công chúa Sudaksina.
Người Islam ở đảo Hải Nam (Hainan) dạy quân vua Chiêm Thành cách cưỡi ngựa xung trận.
4. Indravarman V, trị vì (1257-1285). Tên khác: Cei Harideva, Jaya Simhavarmadeva, tên hiệu: Paramodbhava.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: (Raja-di-raja).
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Con vua: Jaya Paramesvaravarman II.
Vợ: Paramaratnastri, Suryalaksmi, Gaurendraksmi.
Hậu duệ (con): Hoàng tử: Jaya Simhavarma III, Công chúa: Suryadevi.
Binh lính Champa theo Islam thua trận sang định cư đảo Hải Nam (Hainan), nơi Champa đi lập nghiệp năm 992 thời Lưu Kỳ Tông.
5. Chế Mân, trị vì (1285-1307). Tên khác: Jaya Simhavarman III, R'cam Mal, Hoàng tử Harijit, Raja Kembayat.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Con vua: Indravarman V. Con Hoàng hậu: Gaurendraksmi.
Các người vợ:
- Bhaskaradevi (Islam tại Java),
- Tapasi (Islam tại Java),
- Paramecvari (Huyền Trân, Đại Việt).
Vua Trần Nhân Tông sang ở Champa 9 tháng, hứa gã Huyền Trân cho Vua Chế Mân. Chế Mân qua đời, Huyền Trân chạy trốn khỏi Chiêm Thành.
6. Chế Chí, trị vì (1307-1312). Tên khác: Chế Dà La, hoàng tử: Po Sah, tên hiệu: Harijitatmaja. Tên vương: Jaya Simhavarman IV.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).
Chế Chí là con vua Chế Mân và chánh hậu Bhaskaradevi (Islam Java).
Chế Chí bị bắt và qua đời tại Thăng Long.
7. Chế Năng, trị vì (1312-1318). Tên khác: Jaya Simhavarman V, Chế Đà A Bà Niêm, Chế Đa A Ba.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).
Chế Năng là con vua Chế Mân và hoàng hậu Tapasi (Islam Java).
Chế Năng thua trận cùng hoàng gia chạy sang Java lánh nạn quê hương mẫu hậu Tapasi.
Đây là đợt di dân thứ ba của người Chiêm Thành (Champa) đi Java và hải ngoại.
8. Chế Anan, trị vì (1318-1342). Tên khác: Jaya Ananda, Thủ (Patalthor), Tên hiệu: Jaya Ananda.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: (Raja-di-raja).
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).
Hậu duệ: Chế Mỗ, Chế Bồng Nga. Chế Anan là thống soái quân lực của vua Chế Năng.
9. Trà Hòa, trị vì (1342-1360). Tên khác: Maha Sawa, Trà Hòa Bồ Đề.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).
Trà Hòa con rể vua Jaya Ananda (Chế Anan). Trà Hòa thuộc dòng dõi vua Chế Mân.
10. Chế Bồng Nga, trị vì (1360-1390). Tên khác: Jaya varman, Sultan Zainal Abidin, R'cam Bunga, Jaya R'cam B'nga, Anak Champa Bunga, Ngo-ta-Ngo-che, tên hiệu: Jaya varman.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).
Con vua: Chế Anan (Jaya Ananda).
Hoàng hậu (vợ): Siti Zubaidah (Kelantan-Malaysia),.
Hậu duệ (con):
- Chế Ma Nô Đà Nan,
- Chế San Nô,
- Công chúa Puteri Amina.
Vua Chế Bồng Nga đánh chiếm Thăng Long 4 lần.
11. Maha Trà Duyệt, trị vì (1458-1460). Tên khác: Maha Saya, Bàn La Trà Duyệt, Maha Bàn La Trà Duyệt, Po Dam, Po Kathit.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Con vua: Maha Vijaya (Maha Bí Cai).
Trà Duyệt giết vua Maha Kaya (Maha Quý Do), tự xưng vương, hiệu Maha Trà Duyệt.
12. Maha Trà Toàn, trị vì (1460-1471). Tên khác: Maha Sajan, Bàn-La Trà Toàn, Po Kabrah, Panluo Chaquan.
Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Trà Toàn em vua: Trà Duyệt.
Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) chặt đầu vua Trà Toàn tại Nghệ An và treo trên đầu thuyền khắc chữ: “Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ”.
Hậu duệ (Hai hoàng tử): Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang tị nạn Melaka.
Số khác chạy sang Kelantan (Malaysia), Lào và Kampuchea. Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đã tàn sát thần dân Champa, phá hủy thành Vijaya. Đồng hóa Champa vào xã hội Đại Việt.
13. Maha Trà Toại, trị vì (1471-1474). Tên khác: Maha Sajai, Bàn-La Trà Toại, Po Kabrih. Vua Chiêm Thành (Champa), hiệu: Raja-di-raja.
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Trà Toại em vua: Trà Toàn. Lê Thánh Tông sai tướng Lê Niệm lên Tây Nguyên bắt Maha Sajai (Trà Toại) đưa hành hình tại Thăng Long. Thành Đồ Bàn (Vijaya) tại Vijaya-Degar hoàn toàn bị xóa sổ.
14. Wan Bo Tri Tri (Wan Bo, Sultan Wan Abu Adullah), trị vì 1471, 1474-1478). Vua Chiêm Thành (Champa),
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Wan Bo Tri Tri là con rể của vua Maha Sajan (Maha Trà Toàn). Wan Bo rời Patani đến Champa để giúp cha vợ là Trà Toàn chống Đại Việt. Wan Bo xưng vương và cho lui quân về Panduranga (Phan Lung).
15. Wan Abu Yusof, trị vì (1478), Vua Chiêm Thành (Champa),
Tôn giáo: Islam,
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri), Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga.
16. Wan Abdul Kadir (Kou Lai), trị vì 1479-?). Vua Chiêm Thành (Champa),
Tôn giáo: Islam.
Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).
Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri), Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga.
Hình 3. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Bản đồ Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.
Hình 4. Năm 1000, đánh dấu sự nhường bước đầu tiên của Champa trước sức ép của dân tộc Việt, tức là một sự thoái lui dần về phương nam, hơn 400 năm (1000-1471) thủ đô Vijaya tồn tại và cáo chung, và hơn 800 năm (1000-1832) vương quốc Champa cáo chung. Triều đại Vijaya chính thức cáo chung, Champa tan rã và lui dần về phía nam. Tướng Bố Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua Champa. Panduranga hoàn toàn Islam là Quốc giáo từ thế kỷ 15 (1471) cho đến thế kỷ 19 (1832). Nguồn ảnh: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).