Haji Putra Podam: Hệ thống Rumi Champa 2000

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Sep 21, 2024, 7:23 PM
Tác giả: Haji. Putra Podam
Email: putrapodam@gmail.com

 

 

Theo nghiên cứu Công nghệ Giáo dục của Ts. Putra Podam tại Malaysia thì bộ Rumi của Viện Viễn Đông Pháp (EFEO) là hệ thống ký tự được ghi lại theo hai dạng thức là Phiên tự hoặc Phiên âm từ hệ thống chữ Thrah.

Theo Ts. Putra Podam, Rumi Cam EFEO đầu tiên chính là cuốn Grammaire de La Language Chame bởi tác giả E. Aymonier, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889, từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là Rumi Cam EFEO-Amonier 1889, vì tập này là bản quyền của Viện Viễn Đông Pháp. Các tài liệu liên quan tiếp theo qua các thời kỳ cũng sẽ được đặt tên là: Rumi Cam EFEO-Cabaton 1901, Rumi Cam EFEO-Cabaton 1905, Rumi Cam EFEO Aymonier - Cabaton 1906, Rumi Cam EFEO-Moussay 1972, Rumi Cam EFEO Phiên tự 1977 và cuối cùng Rumi Cam EFEO 1997 (bản phiên âm).

Rumi Campa 2000, do Ts. Putra Podam cải tiến từ bộ Rumi Cam EFEO, trong một chuyên đề Thạc sỹ (Master) về Khoa học Máy tính tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) năm 2000.

Rumi Campa 2000 (bản phiên âm), Ts.Putra Podam đã xây dựng, tiếp tục cải tiến và áp dụng đầu tiên trong cuốn luận án Thạc sỹ (Master) tại Viện Công nghệ Châu Á (Thailand) mang tựa đề: “Cải tiến Rumi Campa để xây dựng ứng dụng bảo tồn và phát huy ngôn ngữ Cham”, báo cáo năm 2004.

Rumi Campa 2000 (bản phiên âm), Ts.Putra Podam đã báo cáo tại hội thảo quốc tế. “Design the Rumi Campa system through the Rumi EFEO system”. The 5th International Conference on Posgraduate Education (ICPE-5 2012). Malaysia, 18-19 December, 2012.

Một số ký tự được thay đổi như sau:

Thay nguyên âm e - é” thành “e” (vị trí trước một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Bán nguyên âm O/- - é” thành “e” hay “é” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Bán nguyên âm  /I  - â” thành “a” hay “â” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “a” hay “ư” tiếng Việt).

 

1. Nguyên âm (Vowels)

Nhóm nguyên âm trong chữ viết Akhar Thrah Cham gồm 6 ký tự như Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Nhóm nguyên âm chữ viết Akhar Thrah Cham gồm 6 ký tự.

 

Bảng tham khảo

Tham khảo 1. Bảng tham khảo nhóm nguyên âm chữ viết Akhar Thrah Cham.

 

Tham khảo 2. Bảng tham khảo nhóm nguyên âm chữ viết Akhar Thrah Cham.

 

2. Phụ âm (Consonants)

Nhóm phụ âm Akhar Thrah Cham gồm 35 ký tự, mỗi phụ âm đều mang âm /a/ và được liệt kê theo trình tự như Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Nhóm phụ âm Akhar Thrah Cham gồm 35 ký tự.

 

Tham khảo 3. Nhóm phụ âm Akhar Thrah Cham gồm 35 ký tự.

 

3. Phụ âm cuối (Final Consonants)

Phụ âm cuối (akhar matai), là phụ âm ở vị trí cuối cùng của một từ. Phụ âm cuối trong Akhar Thrah Cham gồm 14 ký tự đều không mang âm /a/ và có nét cuối kéo dài thêm như Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Phụ âm cuối trong Akhar Thrah Cham gồm 14 ký tự đều không mang âm /a/.

 

Tham khảo 4: Phụ âm cuối trong Akhar Thrah Cham không mang âm /a/.

 

4. Bán nguyên âm (Semi-vowels)

Bán nguyên âm (Semi-vowels) là ký tự bán độc lập, thường kết hợp với phụ âm để tạo thành một từ. Akhar Thrah Cham có 12 bán nguyên âm như trình bày trong Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Bán nguyên âm (Semi-vowels) có 12 bán nguyên âm.

 

Tham khảo 5: Bán nguyên âm (Semi-vowels).

 

5. Nhị trùng âm (Diphthongs)

Nhị trùng âm là sự kết hợp giữa hai ký tự hay ba ký tự tạo thành một âm vị. Trong hệ thống chữ viết Cham gồm 5 nhị trùng âm được trình bày như Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5. Nhị trùng âm trong hệ thống chữ viết Akhar Thrah Cham gồm 5 nhị trùng âm.

 

Tham khảo 6: Nhị trùng âm trong hệ thống chữ viết Cham.

 

6. Số (Numeral)

Akhar Thrah Cham có 10 đơn vị số được trình bày như Bảng 6 dưới đây:

Bảng 6. Hệ thống số trong Akhar Thrah Cham.

 

Tham khảo 7: Hệ thống số trong Akhar Thrah Cham.

 

Nhận xét:

Rumi Campa của Ts.Putra Podam, một số ký tự trong hệ thống được thay đổi như sau:

1. Nguyên âm “e- é”: “é” đổi thành “e” (vị trí trước một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Ví dụ: 

e*: “éw”, nay viết thành “ew”, đọc phát âm vẫn như “éw”.

eT: “étha”, nay viết thành “etha”, đọc phát âm vẫn như “étha”.

 

2. Bán nguyên âmO/- - é”: “é” đổi thành “e” hay “é” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “ê” tiếng Việt).

Ví dụ:

kOt-: “Katé”, nay viết thành “kate”, đọc phát âm vẫn như “katé”, chứ không đọc “katơ”, nếu đọc “katơ” thì tiếng Cham không ý nghĩa.

pOg-: “pagé”, nay viết thành “page”, đọc phát âm vẫn như “pagé”, chứ không đọc “pagơ”, nếu đọc “pagơ” thì tiếng Cham không ý nghĩa.

 

3. Bán nguyên âm “ /I -â”: “â” đổi thành “a” hay “â” (vị trí giữa hoặc sau một từ, đọc như “a” hay “ư” tiếng Việt).

Ví dụ:

amI: “amâ”, nay viết thành “ama” hay “amâ”, đọc theo tiếng Cham là “ama” hay “amâ.

 

Rumi Campa 2000 là lựa chọn tốt nhất, đẳng cấp nhất hiện nay dùng để viết chữ Rumi Cham không dấu.

Sử dụng ký tự hệ thống Rumi Campa cho chữ viết tiếng Cham là cách lựa chọn khôn ngoan, tiến bộ, văn minh, là cuộc cách mạng tiên phong mà tác giả E. Aymonier đã sử trong cuốn Grammaire de La Language Chame, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889. Từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là bộ Rumi Cam EFEO (Rumi Cham của Viện Viễn Đông Pháp) được sử dụng chính thức đầu tiên vào năm 1889.

Sử dụng hệ thống chữ Rumi Campa 2000 để hỗ trợ cho việc học tập tiếng Cham, chữ Cham, phiên âm tiếng Cham một cách dễ dàng và trung thực.

Hệ thống chữ Rumi Campa do Ts.Putra Podam cải tiến sẽ đưa dân tộc Champa tiếp cận với nền văn minh hiện đại nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Cham. Dân tộc Cham sẽ luôn luôn tự hào vì đã có bộ chữ viết Champa truyền thống là Cham Thrah (cải tiến từ chữ Champa Hayap), chữ Rumi Campa (tác giả Ts.Putra Podam cải tiến từ Rumi EFEO), chữ Jawi Cham (cải tiến từ Jawi Malaysia mà người Cham Islam Nam bộ đang dùng) và chữ Bani Ả Rập (chữ dành cho tôn giáo, mà Cham Awal và Cham Islam đang dùng để viết và học Thiên kinh Koran).

 

BẢNG THAM KHẢO

 

=====***=====

LINK: Phần mềm gõ Akhar Thrah Cham

1. Website: www.kauthara.org

2. Hệ thống Unicode: https://kauthara.org/chamkey

3. Hệ thống convert: https://kauthara.org/convert

4. Hệ thống bàn phím ảo: https://kauthara.org/keyboard

 

=====***=====

1. Tải bàn phím và font: Cham Thrah:

1.Font: Cham Thrah

2. Font: EFEO Panrang

3. Font: EFEO Parik 

4. Font: EFEO Udong 

Bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah, EFEO Panrang, EFEO Parik, EFEO Udong

Hướng dẫn bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah

Hướng dẫn PDF bàn phím gõ 4 font: Cham Thrah

 

=====***=====

2. Tải 9 font: Notosans Cham:

Font Notosan Cham

 

=====***=====

3. Tải 12 font: EFEO Cam Campa

12 Font ChamThrah: EFEO Cam Campa

Bộ gõ 12 font Chamkey:EFEO Cam Campa

Hướng dẫn gõ 12 font Chamkey: EFEO Cam Campa

 

=====***=====

4. Tham khảo Keyboard đa năng

 

Keyboard - Bộ gõ Cham đa năng

 

Hình 1. Ts.Putra Podam, tác giả bộ chữ Rumi Champa 2000 theo hệ thống Rumi Malaysia. Ảnh: Nicolas Weber.