Trong vài năm gần đây, từ năm 2021, một số phần tử người Chăm vì mất quyền lợi trong tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, do tính hám danh, hám lợi, lợi dụng tôn giáo để lừa bịp những tín đồ Chăm nhẹ dạ cả tin, buôn bán văn hóa, kích động tôn giáo Chăm, xáo trộn cộng đồng Chăm, gây mất đoàn kết dân tộc. Bằng cách đòi thành lập “Tôn giáo Bani” nhưng không đưa ra một luận cứ khoa học, hay một nghiên cứu nào. |
Theo truyền thống của một số nước tại khu vực Đông Nam Á, hàng năm vào tháng 4 Tây lịch (tức ngày 1 tháng 1 hàng năm theo lịch các dân tộc), một số dân tộc tại một số quốc gia thường tổ chức Lễ Cầu mưa. Đây cũng là một nghi lễ mừng năm mới đầy ý nghĩa may mắn cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ cầu mưa ở một số nước Đông Nam Á, có thể kể đến: |
Trong đa dạng nền văn hóa trên thế giới có rất nhiều hình thức mai táng như: địa táng (thổ táng), hỏa táng, thủy táng, không táng (thiên táng), …Trong bài viết này chỉ đề cập đến địa táng (thổ táng) của người Hồi giáo (Islam). Tập tục an táng thường là xác người được chôn trong đất. Đây là tập tục bắt nguồn từ thời xa xưa, người ta có thể thấy các khu chôn cất khắp nơi trên thế giới. Thông thường đó là những gò đất, hang động, đền, tháp, lăng mộ, …dùng để lưu giữ thi hài của tổ tiên. Ngày nay, phong tục chôn người chết dưới đất với bia đá để chỉ nơi chôn cất rất phổ biến, tuy nhiên hướng đặt thi hài người chết (theo quan điểm Hồi giáo) thì hoàn toàn giống nhau. Theo quan điểm Hồi giáo (Islam), ngôi mộ phải vuông góc với hướng (qibla, kiblat) là hướng về phía Kaaba (kabah) trong Thánh dduwwofng Hồi giáo linh thiêng ở Mecca (Makkah). |
Sau khi cầu nguyện (solat, salat, kakuh) trong thánh đường xong thì mọi tín đồ Islam (Awal) thường phải Salam nhau. Tại Malaysia: Tín đồ Islam thường phải Salam nhau với người ngồi bên phải và người ngồi bên trái sau khi cầu nguyện (Solat, Shalat, Kakuh) xong. Sau đó tùy theo mỗi tín đồ Islam có thể Salam thêm với một số người quen, với bạn bè và với một số Imam khác. Awal (Hồi giáo Awal): Tín đồ Awal của Chăm Bani (Chăm có đạo), giáo sĩ (Acar) buộc phải Salam nhau. Nghi thức chào nhau (Salam) trong tác phẩm Akayet Inra Patra gọi là: Jabat Salam. Đối với giáo sĩ (Acar) của Hồi giáo Awal (Islam Champa), thường buộc phải Jabat Salam cho tất cả mọi người trong Thánh đường (Magik). Điều này có thể thực hiện (Jabat Salam) được khi số lượng Acar trong Magik xê dịch trong khoảng từ 10 đến 100 người. Giả sử, nếu tín đồ Acar tăng lên khoảng 3000 (hay trên 5000 người) thì nghi thức Jabat Salam của Awal không thể thực hiện được. |
Al-Masjid an-Nabawī (tiếng Ả Rập: المسجد النبوي; Thánh đường Hồi giáo của Nhà tiên tri) là một thánh đường Hồi giáo do Thiên sứ Muhammad khởi xây nên, tọa lạc tại thành phố Medina (Madinah) tại Ả Rập Xê Út. Al-Masjid an-Nabawi là THánh đường Hồi giáo thứ ba được xây dựng nên trong lịch sử Hồi giáo và là một trong những Thánh đường Hồi giáo lớn nhất thế giới. Đây là địa điểm thiêng liêng thứ hai trong thế giới Hồi giáo, chỉ sau Thánh đường Masjid al-Haram ở thánh địa Mecca (Makkah). Thánh đường luôn mở cửa. |
Theo nhiều bậc cao niên Jaoh yaw (kể chuyện xưa) truyền lại rằng, Mỵ Ê là sắc tộc Rhade, con của một học giả lừng danh thuộc khu vực Vijaya-Degar (Bình Định), ông là một học giả nổi tiếng và tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit), Chăm ngữ (Hayap), Thái, Lào, … Mỵ Ê là con gái ngoan hiền, thùy mị, nết na, tạo hóa đã ban cho nàng không chỉ tố chất thông minh, trí tuệ sáng suốt mà cả nhan sắc tuyệt trần. Nàng Mỵ Ê rất giỏi cầm, kỳ, thi, họa, dệt vải, và sắc thái vương giả. Đặc biệt, tài năng ca múa, âm nhạc của nàng rất toàn diện khiến các thiếu nữ Champa thời ấy không ai bì kịp. Tin tức lan truyền về nhan sắc tuyệt trần và tài năng của nàng Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khắp vùng Vijaya. Từ đó, vua Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu) đã nạp nàng Mỵ Ê làm vương phi và hết sức yêu thương. |
Ngày 8 tháng 3 đã trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới về quyền bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, ngày 8 tháng 3 còn là ngày để tôn vinh những nét đẹp truyền thống của phụ nữ và những đóng góp to lớn của phụ nữ trên cả hai phương diện gia đình và xã hội “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Vì vậy, kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là dịp để ôn lại truyền thống tốt đẹp của phụ nữ và những câu chuyện về những tấm gương phụ nữ oanh liệt xưa và nay mãi là đề tài thú vị dành cho mọi người. Bài viết này kể lại câu chuyện cảm động về một người phụ nữ Champa đó là Vương phi Mỵ Ê đã trẫm mình xuống sông để giữ trọn trinh tiết với chồng là quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Sinhavarman II), gây xúc động và cảm kích không chỉ cho cộng đồng Chăm, Việt mà cả quốc gia lân cận cho đến tận bây giờ. Theo nhiều bậc cao niên Jaoh yaw (kể chuyện xưa) truyền lại rằng, Mỵ Ê là sắc tộc Rhade, con của một học giả lừng danh thuộc khu vực Vijaya-Degar (Bình Định), ông là một học giả nổi tiếng và tinh thông Phạn ngữ (Sanskrit), Chăm ngữ (Hayap), Thái, Lào, … Mỵ Ê là con gái ngoan hiền, thùy mị, nết na, tạo hóa đã ban cho nàng không chỉ tố chất thông minh, trí tuệ sáng suốt mà cả nhan sắc tuyệt trần. Nàng Mỵ Ê rất giỏi cầm, kỳ, thi, họa, dệt vải, và sắc thái vương giả. Đặc biệt, tài năng ca múa, âm nhạc của nàng rất toàn diện khiến các thiếu nữ Champa thời ấy không ai bì kịp. Tin tức lan truyền về nhan sắc tuyệt trần và tài năng của nàng Mỵ Ê khắp vùng Vijaya. Từ đó, vua Jaya Simhavarman II (Sạ Đẩu) đã nạp nàng Mỵ Ê làm vương phi và hết sức yêu thương. |
- Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao do Pgs.Ts. Po Dharma công bố, thì Po Klaong Halau (1567-1591 hay1579-1603), không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Mahosarak (Ma-kha Trà-lộc), lên ngôi năm Thỏ, thoái vị năm Thỏ, trị vì 25 năm, đóng đô ở Bal Pangdurang (gần làng Chung Mỹ, Phanrang. Ðầu thế kỷ thứ 18, Bal Pangdurang dời về Phanri ở Bal Canar, thôn Tịnh Mỹ). - Theo Wikipedia bách khoa toàn thư mở, thì Po Klaong Halau có tên Hán Việt là Bà Khắc-lượng Khất-lưu (1579 - 1603). - Theo gia phả vua Islam Champa tại Kelantan (Malaysia), thì Po Klaong Halau có tên Po Klau Halu (1570 - 1577) là vị vua Islam kế nhiệm Po At (1553 – 1579) là vị vua Islam. |
Chế Mân (R'cam Mal, hoàng tử Harijit), con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Sinhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 14. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân xăm lăng của Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến. Quốc vương Chế Mân để lại cho hậu thế hai công trình kiến trúc là tháp Yang Mum (Kon Tum) và tháp Po Klaong Garai (Phan Rang). Chế Mân cũng là vị vua theo Islam sớm nhất trong hoàng gia Champa. Còn gọi Raja Kembayat, khi bang giao với thế giới Melayu, Chế Mân kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia). |
Từ khi Champa vương quốc sau khi bị chiếm đóng bởi Đại Việt (Việt Nam) và xóa bỏ danh xưng Champa trên bản đồ thế giới từ sau năm 1832, thì Champa bị sụp đổ hoàn toàn, “anh không nhận ra em, chú không nhìn nhận cháu”, …cơ sở hạ tầng, tôn ti trật tự bị đảo lộn hoàn toàn, làng mạc, thôn xóm, palei pala của thần dân Champa gần bờ biển bị thiêu rụi hoàn toàn, và người Champa tản mác khắp nơi. Chưa xong, thánh đường (Magik) của người Chăm theo Bani (Chăm theo đạo hay Cham theo Islam) bị phá, bị đốt sạch hoàn toàn. Đó là lý do mà ngày nay người Chăm dùng Kajang (thay cho Magik) để thực hiện một số lễ tục liên quan đến tôn giáo Awal hay Ahier. Từ đó, người Chăm không ai có khả năng để theo học Agama (theo học Bani), nên mỗi dòng họ hoặc một nhóm người cử ra một người đi học Agama để lo thực hiện lễ tục do tổ tiên để lại, hay những lễ tục của vòng đời người. Đó cũng là lý do chính hình thành Agama Awal bây giờ. Từ những nguyên nhân trên, “acar” của Agama Awal bây giờ, không mang hàm đúng như ngữ nghĩa của “Guru” nữa, mà “acar” bây giờ trình độ Agama (Bani) rất thấp. Nhiều “acar” không biết chữ phổ thông (Việt), nhiều “acar” thế hệ trước không biết nói tiếng Việt, nhiều “acar” không khả năng giao tiếp trước công chúng, nhiều “acar” không khả năng hay không biết “thuyết giáo” hay “khutbah”, nhiều “acar” trình độ học vấn dưới bậc “Tiểu học”, nhiều “acar” đạo đức kém nên cha mẹ xin cho vào nhập đạo, để học tập, để học đạo, học làm người, … |