Lễ hội cầu mưa Champa và dân tộc Đông Nam Á

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Apr 14, 2024, 8:40 PM

Theo truyền thống của một số nước tại khu vực Đông Nam Á, hàng năm vào tháng 4 Tây lịch (tức ngày 1 tháng 1 hàng năm theo lịch các dân tộc bản địa), một số dân tộc tại một số quốc gia thường tổ chức lễ cầu mưa. Đây cũng là một nghi lễ mừng năm mới đầy ý nghĩa may mắn cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ cầu mưa ở một số nước Đông Nam Á, có thể kể đến:

 

1. Dân tộc Thailand: Lễ hội mang tên "Maha Songkran", là lễ hội té nước hàng năm tại Thailand vào ngày 13/4/2024. Người dân Thailand luôn tự hào về lễ cổ truyền Songkran nổi tiếng, lâu đời, kết hợp giữa các truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngày 6/12/2023, UNESCO đã công bố quyết định công nhận Songkran là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hình 1. Songkran bắt nguồn tiếng Sanskrit có nghĩa là sự dịch chuyển, tương ứng với sự dịch chuyển vị trí của các cung hoàng đạo hoặc sự chuyển giao vào thời khác năm mới theo quan niệm của người Thái và một số dân tộc ở các quốc gia Đông Nam Á.

 

2. Dân tộc Laos: Maha Pee Mai (Bunpimay hay Songkran Laos), là lễ hội té nước cầu mưa, cầu may và cầu bình an. Lễ hội Pee Mai thường diễn ra ba ngày từ 14 đến 16/4 hàng năm theo Tây lịch (tức ngày đầu tiên là ngày cuối cùng của năm củ theo lịch Laos). 

Hình 2. Maha Pee Mai, lễ hội té nước cầu mưa, cầu may và cầu bình an của dân tộc Lào.

 

3. Dân tộc Khmer: Choul Chnam Thmey (Songkran Khmer), là lễ hội té nước cầu mưa của dân tộc Khmer cầu an, cầu lộc. Lễ hội Choul Chnam Thmey diễn ra ba ngày, bắt đầu từ ngày 13/4/2024 Tây lịch. Dân tộc khmer rất tự hào về lễ cổ truyền này.

Lễ hội té nước Campuchia và những niềm vui ngoài mong đợi

Hình 3. Choul Chnam Thmey (Songkran Khmer), là lễ hội té nước cầu mưa của dân tộc Khmer cầu an, cầu lộc.

 

4. Dân tộc Myanmar: Thingyan (Songkran Myanmar), là lễ hội té nước cầu mưa của dân tộc Myanmar. Đây cũng là lễ hội mang tính lịch sử Hindu (Balamon) và chuyển giao Buddism (Phật giáo), cầu may mắn, bình an. Hàng năm lễ lớn nhất thường diễn ra tại cố đô Yangon với các hoạt động truyền thống chào mừng của đông đảo người dân Myanmar.

Thingyan Traditions - Shanta Foundation

Hình 4. Thingyan (Songkran Myanmar), là lễ hội té nước cầu mưa của dân tộc Myanmar. Đây cũng là lễ hội mang tính lịch sử Hindu (Balamon) và chuyển giao Buddism (Phật giáo), cầu may mắn, bình an.

 

5. Dân tộc Cham (Champa): Rija Nagar (lễ cầu mưa vương quốc). Lễ cầu mưa của dân tộc Cham không giống lễ té nước trong khu vực đông Nam Á. Lễ cầu mưa của dân tộc Chăm là tổ chức lễ hội Đạp Lửa đầu năm của ông Ka-ing được tổ chức vào tháng Giêng Cham lịch (trùng 18/4/2024 Tây lịch). 

Đây là lễ hội mang đạm nét tín ngưỡng dân gian của Champa, lễ hội được người Champa tiếp nhận từ lễ giải trí, múa (dance) dành cho các giới Hoàng gia các tiểu vương quốc tại Malaysia. 

Rija Nagar (Rija tiếng Melayu: Raja là Vua, Vương); Nagar (Nagara là quốc gia, vương quốc). Do vậy: Lễ hội Rija Nagar (Raja Nagara) là lễ hội chỉ dành riêng cho vua chúa, và hoàng gia tại Malaysia.

Nhưng khi Champa tiếp nhận lễ Rija Nagar (Raja Nagara) từ Malaysia, thì người Cham đã tổ chức lễ Rija Nagar ở cấp quốc gia, cấp tiểu bang, cấp làng và cả từng cá thể gia đình.

Hình 5. Rija Nagar (lễ cầu mưa vương quốc). Lễ cầu mưa của dân tộc Cham không giống lễ té nước trong khu vực đông Nam Á. Lễ cầu mưa của dân tộc Chăm là tổ chức lễ hội Đạp Lửa đầu năm của ông Ka-ing được tổ chức vào tháng Giêng Cham lịch (trùng 18/4/2024 Tây lịch). 

 

Lễ Rija Nagar dành cho toàn dân tộc Champa, không phân biệt dân tộc, tôn giáo... Điều này dễ thực hiện vì từ sau thế kỷ thứ 15, vương triều Champa do tôn giáo Islam lãnh đạo. Thế kỷ 17, Champa có hai nhánh tôn giáo chính là: Awal (Hồi giáo từ đầu, Hồi giáo sơ khai, hay Hồi giáo cũ) và Ahier (Hồi giáo sau cùng, hay Hồi giáo mới), do vậy cả hai nhánh tôn giáo Awal và Ahier đều tôn thờ Đấng Po Allah.

Rija Nagar (Raja Nagar) năm 2024 tại vùng Cham Bình Thuận và Ninh Thuận cho thấy, qui mô tổ chức lễ hoành tráng hơn, cúng bái các nơi nhiều hơn (dĩ nhiên vấn đề vệ sinh không đảm bảo), cúng gà, cá và số lượng dê nhiều hơn. 

Qua lễ năm nay cho thấy các làng Cham Bani (tức Cham theo Islam Awal, Hồi giáo dòng Awal) không tham gia như nhiều thập niên trước. Điều này rất tế nhị và nhảy cảm về tôn giáo vì tính kiêu ngạo và tự hào của của một số người thiếu ý thức về dân tộc tôn giáo.

Hơn nữa, Cham Awal và Cham Ahier xưa, người dân không ai dám tự cắt cổ dê để ăn. Theo quan điểm, dê chỉ để cúng cho Đấng Po (Allah) và phải được do chức sắc Awal cắt cổ.

Nhưng thực tế, Cham Ahier tự cắt cổ dê để cúng (điều này rất nhảy cảm, không ai dám nói, do đó họ không bằng lòng). 

Mong lễ Rija Nagar (Raja Nagar) ngày càng tiến bộ để kịp hội nhập lễ cầu mưa của các dân tộc Đông Nam Á.

Hình 6. Lễ hội đầu năm Rija Nagar, làng nghề Gốm Bàu Trúc mở cửa đền cúng Po Klaong Can, một vị có công xây dựng làng nghề Gốm.

 

6. Dân tộc Jarai (Vijaya- Degar): Yang Patao Apui là lễ hội cầu mưa của người Jarai (Jrai, Djrai), người Jarai gọi mưa là “Hơjan, Hajan” và rất coi trọng vì “Hajan” giúp giải được nhiệt của cái nắng oi bức, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Do vậy, lễ cầu mưa là nghi lễ dân gian, một trong những tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc Jarai.

Hàng năm lễ hội cầu mưa  thường tổ chức vào tháng 4 Tây lịch  với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Do giá trị đặc sắc của lễ hội cúng cầu mưa Yang Patao Apui (huyện Phú Thiện), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gai theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8/6/2015.

Nghi lễ khẩn cầu thần linh tại lễ cầu mưa năm 2022 được tổ chức dưới chân núi thiêng Chư Tao Yang (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai).

Hình 7. Lễ hội cúng cầu mưa Yang Patao Apui (huyện Phú Thiện), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gai theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8/6/2015.

 

7. Dân tộc Rhade (Vijaya- Degar): Kam Mah (Songkran Rhade), là lễ té nước hay lễ cầu mưa của dân tộc Rhade xưa, lễ cầu mưa thường tổ chức tại các bến nước.

Lễ cầu mưa, thường do chủ bến nước tổ chức, thầy cúng (Po riu yang) có vai trò quan trọng: đọc lời cầu khấn, dẫn đầu đoàn người đến nơi cần cúng, hướng dẫn mọi người trong gia đình mẫu hệ làm đúng các nghi thức tổ chức lễ cúng. Lễ cầu mưa là để tạ ơn các thần linh, thần nước (yang ea, ia, air, aia), cầu mong các vị thần linh giúp buôn làng mùa rẫy mới nguồn nước vô tận, mùa màng tươi tốt.

Theo tiếng Rhade, "Hrue Kam" nghĩa là tuần; Mah: là vàng; Hajan: là mưa.

Hrue Kam Mah (nghĩa Lễ cầu mưa).

Tái hiện “Lễ cúng bến nước” người dân tộc Ê Đê ảnh 1

Hình 8. Sau nghi thức cúng lễ, dân chúng cùng tham gia lễ hội té nước nhằm cầu mong điều tốt lành.

 

Theo truyền thuyết của tộc người Rhade, Công chúa vùng Vijaya-Degar tên là Hadrah Hajan Kapak, sinh đúng và ngày Hrue Kam Mah (ngày lễ cầu mưa) mà các dân tộc Đông Nam Á gọi Songkran (Cham gọi Rija/Raja Nagar).

Hadrah Hajan Kapak trở thành thứ hậu của vua Champa là Po Rome (sắc tộc Churu) mà người Cham gọi Bia Than Can (Hoàng hậu Than Can)

Theo lịch sử Champa, thứ hậu Bia Than Can (Bia: nghĩa là Hoàng hậu) có tên thật là: H'Drah Hajan Kpă (1630-1654), là con gái của một vị thủ lĩnh (tộc trưởng) người Rhade (Degar, Ede). Trong tiếng Rhade, H'Drah Hajan Kpă có nghĩa “Công chúa Hạt Mưa”. Tương truyền nhan sắc của bà đẹp trong trẻo như hạt mưa xa, như những tảng băng thanh khiết, đài các,…

Trong hành trình đến địa khu Vijaya Degar để tìm thuốc chữa bệnh hiếm muộn cho hoàng hậu Bia Sucih (Bia Than Cih), vua Po Rome đã tìm gặp thủ lĩnh Rhade, cũng chính nơi đây vua Po Rome đã gặp một công chúa xinh đẹp, thùy mị, nết na, …. Po Rome say đắm bởi vẻ đẹp quyến rũ của nàng H'Drah Hajan Kpă và quyết định đưa công chúa về kinh thành.

Sau khi xong thủ tục lễ cưới của Hoàng gia (Lakhah hay Bikuôi ung mŭ [bikuai ong muk]), vua đã phong cho bà H'Drah Hajan Kpă làm thứ hậu. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất sinh được con cái cho vua Po Rome, và bà là người duy nhất trong số các hoàng hậu của vua Po Rome vào dàn hoả thiêu chết theo chồng theo phong tục của Hindu.

Hình 9. Hadrah Hajan Kapak trở thành Bia Than Can (Hoàng hậu Than Can), mẫu tượng gốc trong đền tháp vua Po Rome lần đầu tiên đã bị mất cắp.

 

Hình 10. Bia Than Can (Hoàng hậu Than Can), bản mẫu bia lần hai, bên cạnh vua Po Rome trong tháp Champa tại Ninh Thuận.

 

LINK: Tham khảo

1. Lễ hội cầu mưa của người dân tộc Chăm

2. Lễ cầu mưa của người Rhade

3. Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jarai

4. Lễ hội cầu mưa của đồng bào Bahnar

5. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

6.  Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

7. Chế Mân vị vua Champa tộc người Jarai (Jrai)

8. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Jarai