Công chúa H'bia Hadrah Hajan tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Chan của vua Po Rome

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 22, 2024, 1:17 AM

Po Rome (1627-1651), Theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao thì Po Rome lên ngôi năm Thỏ và thoái vị năm Thỏ, trị vì 25 năm, đóng đô ở Biuh Bal Pangdurang (Thành Bal Pangdurang). Po Rome một vị vua Hồi giáo (Islam) là con rể của vua Po Klaong Mah Nai (tức là Po Klaong Mah Nai đã truyền ngôi vua cho Po Rome). Cuộc đời và sự nghiệp của vua Po Rome đã được lịch sử ghi lại có hai dòng khác nhau, một là theo truyền thuyết, theo biên niên sử Champa Sakkarai dak rai patao tại vương quốc Champa và hai theo lịch sử và cây gia phả của Po Rome tại Kalantan (Malaysia).

Hình 1. Vua Po Rome, niên hiệu: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Dòng dõi vương triều theo Islam tại Serembi Makkah, thuộc tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia. Tín đồ Hindu thuộc Champa xưa đưa Po Rome thành thần Shiva (Ấn giáo).

 

Một Số Tên Gọi Vị Vua Po Rome

1. Bà Lâm: Tên vị vua Po Rome theo Hán văn (theo lịch sử Việt Nam).

2. Agong Ronan: Tên thường gọi vị vua Po Rome (tại Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan).

3. Nik Mustafa: Tên vị vua Po Rome trong lịch sử và gia phả tại Malaysia. Trong thời gian Po Rome ở Makkah, người Malay gọi là Serembi Makkah, tức là tiểu vương quốc Kelatan (Malaysia). Tại đây, Po Rome kết hôn với công chúa Islam, chính thức mang tên Thánh Nik Mustafa.

4. Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah: Tên đầy đủ của Po Rome là: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Chính thức là người có danh phận là thành viên của dòng dõi vương triều theo Islam tại Malaysia. Biên niên sử Malaysia ghi lại rằng vua trị vì tại tiểu vương quốc Kelantan hôm nay là dòng giỏi của vua Po Rome.

5. Sultan Abdul Hamid Shah: Tên vị vua Po Rome sau khi lên ngôi, niên hiệu của vua Po Rome trong sử Malaysia.

6. Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin: Tên đầy đủ của vị vua Po Rome sau khi lên ngôi vua. Po Rome cưới nhiều vợ, riêng người vợ công chúa Kelantan có ba người con trai đều tôn sùng Islam.

7. Ja Kathaot (ꨎ ꨆꨔꨯꨱꩅ): Tên vị vua Po Rome theo tương truyền, sau ngày ăn lá cây liêm (phun kraik), một cô gái Champa đã mang thai mặc dù chưa có chồng. Nghe tin này, gia đình đã đuổi cô ra khỏi nhà ở làng Ra-njaoh (làng này tọa lạc trên một khu vực rộng lớn từ Ga xe lửa Sông Mao cho đến Banâk Patau Ceng - Đập Đá Hàn, ở Bắc Bình-Bình Thuận). Ngay tại làng Pa-aok mà người Việt gọi là làng Tường Loan, cô sinh ra một bé trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Ja Kathaot.

8. Yang Thaok Po Rome (ꨢꩃ ꨔꨯꨱꩀ ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ): Tên vị vua Po Rome theo một tương truyền khác cho rằng, mẹ Po Rome kết thân với người bạn Cru (Churu) nhưng Cha mẹ và dòng tộc không chấp thuận nên bà phải rời khỏi làng khi mang thai. Sau khi Po Rome được sinh ra, nhau thai của ngài được chôn tại làng Pa-aok nay là làng Tường Loan, hiện nay là xóm đạo Thiên Chúa Giáo Hòa Thuận. Nơi chôn nhau cắt rốn này được người Chăm ở đây lập miếu thờ và gọi là Yang Thaok Po Rome. Miếu này tọa lạc bên cạnh đường từ Bảo Tàng Chăm Bình Thuận (Phan Hiệp) đi Sông Mao và cách Bảo Tàng gần 1km.

9. Po Rome Kathaot (ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ ꨆꨔꨯꨱꩅ): Truyền thuyết khác cho rằng, mẹ Po Rome là một hoàng hậu Chăm kết thân với người Cru (Churu). Do đó, thân nhân dòng tộc không chấp nhận mối tình này nên bà phải rời khỏi gia đình đến một cánh đồng ở Palei Bhan (Vụ Bổn - Phan Rang). Điều này cho thấy sau khi lên ngôi vua, Po Rome đã cho lập miếu thờ ở ngoài cánh đồng mà người Chăm gọi miếu này là Sang Po Rome Kathaot.

10. Yang Po Rome (ꨢꩃ ꨛꨯꨮ ꨣꨯꨟꨮ): Tên vị vua Po Rome được thần dân Champa kính trọng và thờ phượng tùy theo tín đồ Ahier (tín đồ Hindu cũ nay thờ Allah). Khi thờ theo Yang thì Ngài có tên là Yang Po Rome (thần Po Rome).

11. Cei Asit (ꨌꨬ ꨀꨦꨪꩅ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Cei (ꨌꨬ ) thì Ngài có tên là Cei Asit.

12. Po Gahluw (ꨛꨯꨮ ꨈꨨꨵꨭꨥ): Tên vị vua Po Rome nếu nếu thờ theo Yang Baruw [ꨢꩃ ꨝꨣꨭꨥ] (gốc Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Po Gahluw.

13. Cahya (ꨌꩍꨢ): Tên vị vua Po Rome nếu thờ theo Atuw [ꨀꨓꨭꨥ] (Hồi Giáo) thì Ngài có tên là Cahya.

Hình 2. Vua Po Rome, niên hiệu: Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah. Dòng dõi vương triều theo Islam tại Serembi Makkah, thuộc tiểu vương quốc Kelatan-Malaysia. Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo nhiều tư liệu, hoàng hậu (Bia Than Cih hay Sucih) là chính hậu của vua Po Rome (1627-1651) vị vua Hồi giáo (Islam - Asulam). Bia Sucih là một tín đồ Islam, con gái vua Po Mah Taha (1622-1627) là một vị vua luôn sùng bái Islam.

Theo các nhà nghiên cứu, sau khi từ trần, Po Rome được Hoàng gia Champa đưa làm lễ trong Thánh đường (Masjid / Magik) hoàn tất mọi thủ tục theo Islam (Hồi giáo).

Sau đó, Po Rome cũng được hoàn thành một nghi thức khác là hỏa táng dành cho vị vua mà tín đồ Ahier (Hindu thờ Allah) sùng bái và thờ phượng.

Đồng thời tín đồ Ahier cũng đưa tượng vua Po Rome dưới hình thể Mukha Linga (thần Shiva) vào thờ bên trong tháp, thay vì tháp này trước đó xây để thờ thần Shiva (Hindu) của Ấn giáo.

Hình 3. Bia Than Can (Hoàng hậu Than Can), bản mẫu bia lần hai.

 

Theo truyền thuyết Chăm, thực hiện nghi thức hỏa táng cho Po Rome, thì Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih) không chịu hình thức hỏa táng vì bà là tín đồ Islam (chỉ chấp nhận thổ táng theo Islam chứ không chịu hỏa táng) nên triều đình Champa thời đó xây một đền nhỏ phía sau tháp Po Rome để ghi công ơn.

Ngược lại Thứ hậu (Bia Than Can) chịu nghi thức hỏa táng theo chồng nên triều đình thời đó đưa tượng Bia Than Can vào tháp bên cạnh vua Po Rome.

Hình 4. Bia Than Can (Hoàng hậu Than Can), mẫu tượng gốc lần đầu đã bị mất cắp.

 

Po Rome là vị vua Hồi giáo (Islam), ngài đã cưới nhiều người vợ như: Bia Sucih (Bia Than Cih), Bia Than Can, Bia Puteri Siti, Bia Ut (Công nữ Ngọc Khoa), Bia Laku Makam, Bia Hatri, Bia Sumut ... và một số thứ phi khác.

Po Rome là một vị vua anh minh, tài ba của đất nước, hùng thiên vang mãi ngàn đời với những chiến công lẫy lừng mà vua Po Rome đã viết vào lịch sử.

 

Công chúa H'bia Hadrah Hajan (Hadrah Hajan Kapak) tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can

Theo truyền thuyết của sắc tộc Rhade, thứ hậu Bia Than Can (Bia: nghĩa là Hoàng hậu) có tên thật là: Hadrah Hajan Kpă (1630-1654), là con gái của một vị thủ lĩnh (tộc trưởng) người Rhade (Degar, Ede). Trong tiếng Rhade, H'Drah Hajan Kpă có nghĩa “Công chúa Hạt Mưa”. Tương truyền nhan sắc của bà đẹp trong trẻo như hạt mưa xa, như những tảng băng thanh khiết, đài các,…

Hình 5. Công chúa người Rhade H'bia Hadrah Hajan Kpă (Ảnh AI).

Công chúa thuộc dòng Rhade Kpă (Kpă, Kapă hay Kapak là chính dòng của tộc người Rhade). Hiện nay cư trú quanh thành phố Buôn Ama Thuột (Ban Me Thuot - Palei Amaik Ja Thuot), Krông Ana (Krong Ana), Krông Pač (Krong Pac), Čư̆ Mgar (Cek Magar). Họ chính của Rhade Kpă là: Niê, Buôn Yă (Byă hay Buon Yak), Êban (Eban), Niê Kdăm (Nie Kadam),…

Trong hành trình đến địa khu Vijaya Degar để tìm thuốc chữa bệnh hiếm muộn cho hoàng hậu Bia Sucih (Bia Than Cih), vua Po Rome đã tìm gặp thủ lĩnh Rhade, cũng chính nơi đây vua Po Rome đã gặp một công chúa xinh đẹp, thùy mị, nết na, …. Po Rome say đắm bởi vẻ đẹp quyến rũ của nàng H'Drah Hajan Kpă và quyết định đưa công chúa về kinh thành.

Sau khi xong thủ tục lễ cưới của Hoàng gia (Lakhah hay Bikuôi ung mŭ [bikuai ong muk]), vua đã phong cho bà H'Drah Hajan Kpă làm thứ hậu. Bà cũng là hoàng hậu duy nhất sinh được con cái cho vua Po Rome, và bà là người duy nhất trong số các hoàng hậu của vua Po Rome vào dàn hoả thiêu chết theo chồng theo phong tục của Hindu.

Ngày nay để tưởng nhớ đến nàng công chúa H'bia Hadrah Hajan (thứ hậu Bia Than Can) người dân trong vùng gọi ngọn núi Čư H’Mŭ (Čư Hơ Mŭ, Čư Mŭ) là ngọn “núi Bà” hay “núi Hadrah Hajan Kpă”.

Hình 6. Ngọn núi Čư H’Mŭ (Čư Hơ Mŭ, Čư Mŭ) là ngọn “núi Bà” hay “núi H'Drah Hajan Kpă”.

 

Theo Y Xim Ndu (tộc người Rhade), đây là một dãy núi trải dài, cũng là ranh giới giữa hai tỉnh Daklak (Cao Nguyên Madrak [M’drăk]) và tỉnh Khánh Hoà, với phần đỉnh là các khối núi đá mọc lên sừng sững và hiểm trở. Trong đó, có hai khối đá đặc biệt nhô cao như hình ảnh đôi vợ chồng hoặc mẹ con, sau này người Kinh trong vùng có tên gọi mới là núi “Mẹ Bồng Con” hay núi “Vọng Phu”, biểu tượng của người phụ nữ chung thuỷ.

Để chinh phục được ngọn núi này là một hành trình vô cùng gian nan bởi đây là khu vực có địa hình rất dốc, rừng rậm nguyên sinh, có nhiều suối thác, trên đỉnh núi có nhiều khối đá cheo leo, hiểm trở. Đỉnh núi cao hơn 2000m so với mực nước biển, cả quãng đường leo bộ cả đi và về cũng hơn 20km, đường dốc liên tục, leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác. Nếu đi theo hướng xã Cek Krua (Čư Kroa) của huyện Madrak thì cực nhọc hơn. Theo nhiều người chia sẽ đi theo hướng từ xã Ea M’Doal của huyện Madrak và hướng từ phía Ninh Hoà của tỉnh Khánh Hoà thì tốt hơn.

 

Một số hình ảnh tháp Po Rome

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

Công chúa H'Bia Than Chan