Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 30, 2024, 6:03 PM

Tham khảo: 700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công chúa ...

 

Putra Podam người Chăm Bani (Chăm theo đạo), tôn giáo là Awal (Hồi giáo dòng Awal hay Islam Champa). Awal là một hệ phái tôn giáo Islam tại Champa đã tiếp nhận từ thế giới Ả Rập khoảng từ thế kỷ thứ 10.

Hình 1. Ts. Putra Podam (bên phải), người Chăm Bani (Chăm theo đạo), Agama Awal (Hồi giáo Awal hay Islam Awal). Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Malaysia.

 

Po Dharma, tên thật trong khai sinh là Quảng Văn Đủ, sinh năm 1945 tại Palei Baoh Dana (thôn Chất Thường, Ninh Thuận).

Po Dharma là người Chăm Bani (Chăm theo đạo), tôn giáo Ahier (Hồi giáo mới, hồi giáo sau cùng). Ahier (Akhir) là một hệ phái tôn giáo mới thờ Po Allah, Allah là Đấng Tối Cao, ngoài ra Ahier còn tôn kính nhiều thần linh, vua chúa Champa, chăm sóc gìn giữ và bảo tồn đền, tháp Champa cũng như văn hóa bản địa Champa.

Năm 1982, Po Dharma được tuyển vào chức vụ nghiên cứu khoa học tại Viện Viễn Đông Pháp Cổ (EFEO) chuyên về lịch sử và nền văn minh Champa. Năm 2003, ông lên chức Phó Giáo Sư tại viện này, đã từng giảng dạy tại nhiều trường đại học Pháp (EFEO, EHESS, INALCO) và nước ngoài như đại học Malaya, đại học Kebangsaan (Mã Lai), đại học Tokyo (Nhật Bản), đại học Bắc Kinh, Quảng Châu, Quảng Tây (Trung Quốc). Ông cũng thường có mặt trên các diễn đàn khoa học quốc tế ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ để trình bày những đề tài liên quan đến Champa.

Hình 2. Po Dharma (bên phải), Tiến Sĩ tại Viện Viễn Đông Pháp.

 

-----***-----

Putra Podam vinh dự được học tập và làm việc cùng Po Dharma từ năm 2002 đến năm 2017 (thời gian tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Kampuchea, Pháp). Trong thời gian này, Po Dharma là một bậc đàn anh, bậc thầy,... nên Putra Podam đã học được nhiều thứ và phong cách làm việc từ Po Dharma.

Qua trò chuyện, Po Dharma cho rằng: 

- Không có vương quốc của người Chăm, mà chỉ có Vương quốc Champa. Trên bia đá ghi: Nagara Champa.

- Không có vua người Chăm, mà chỉ có vua Champa. Trên bia ký ghi: Raja Champa.

- Không có tháp Chăm (tháp Chàm), mà chỉ có tháp Champa. Trên bia ký ghi: Bimong Champa.

- Không phải là Urang Chăm, người dân của vương quốc Champa, trên bia đá ghi: Urang Champa 

-----***-----

 

Chế Mân (R'cam Mal, hoàng tử Harijit), con của hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Sinhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 13. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân xăm lăng của Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến.

Quốc vương Chế Mân để lại cho hậu thế hai công trình kiến trúc là tháp Yang Mum (Kon Tum) và tháp Po Klaong Garai (Phan Rang).

Chế Mân cũng là vị vua theo Islam sớm nhất trong hoàng gia Champa. Còn gọi Raja Kembayatkhi bang giao với thế giới Melayu, Chế Mân kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

Hình 3. Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Chế Mân, vị vua ảnh hưởng Hồi giáo (Islam) khi bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

 

Hình 4. Công chúa Tapasi Majapahit (Islam Indonesia), là hoàng hậu của đức vua Chế Mân (Raja Kembayat). Ảnh: Sưu tầm.

 

Theo Po Dharma, Chế Mân (R'cam Mal) là vị vua liên bang tại khu vực Vijaya-Degar. Tại khu vực Vijaya-Degar thì người  Ană Krai (Anak Garai - con của rồng), là nhánh lớn nhất của tộc người Urang Radaya (gồm Rhade và Jarai), được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa qua sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. 

Người Jarai là một nhánh lớn của tộc người Urang Degar cổ (gồm hai dân tộc Jarai và Rhade) được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Champa qua sự tấn công của đế quốc Mông Cổ.

Người Jarai thuộc khu vực Vijaya-Degar thuộc Tây Nguyên Champa, mà ngày nay là khu vực Cao Nguyên gồm: Daklak (Buon Ama Thuot, Ban Ame Thuot), Gia Lai (Plei Ku), Kontum (Kontum),...

Người Jarai nói tiếng Jarai, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Melayu-Polynesia trong ngữ hệ Nam đảo.

Tại Việt Nam, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Cham (Chăm, Chàm); Jarai (Djarai, Jrai, Gia Rai); Rhade (Rade, Ede, Ê Đê); Raglai (Ra Glai, Raglay, Rang Chơk, Rang ngok); Chru (Cru, Chu Ru).

 

Bước vào thiên niên thế kỷ thứ 14 đánh dấu một khúc quanh mới trong chính sách bang giao giữa Champa và Đại Việt. Nhân dịp viếng thăm Champa vào năm 1301, thượng hoàng Trần Nhân Tôn hứa gã công chúa Huyền Trân (tức là em gái của vua Trần Anh Tôn) cho vua Chế Mân.

Đây là cuộc tình hy hữu chưa từng xãy ra trong tiến trình lịch sử ở các nước  Đông Nam Á và cũng là một bi kịch tình sử mà các sử gia, các nhà văn và cả kịch ảnh Việt Nam không ngừng bàn đến, tùy theo gốc độ quan điểm của mỗi tác gỉa, như Bao La Cư Sĩ, G. Coedes, Lê Ước, Lê Trang Kiều, G. Maspero, Đỗ Trọng Huề, Phạm Văn Sơn, Thái Văn Kiểm, Võ Liêu 

Cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân không phải là câu truyện hoang đường, mà là một biến cố lịch sử được ghi lại lần đầu tiên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT).

Hình 5. Huyền Trân công chúa (Công chúa Đại Việt), Ảnh: Sưu tầm.

 

-----***-----

LINK: Tham khảo liên quan

700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công chúa ...

-----***-----

 

Ở tỉnh Gia Lai ngày nay, tuy Vua lửa không còn nhưng dấu tích về họ vẫn hiện hữu trên vùng đất linh thiêng Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai). Nơi đây kỳ bí với câu chuyện của 14 đời Patao Apui (vua lửa) tồn tại hơn 5 thế kỷ và thanh gươm thần thánh có quyền năng hô mưa, gọi gió ở Tây Nguyên.

Hình 6. Plei Ơi được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Ảnh: Sưu tầm.

Hình 7. Vua lửa Siu Luynh, các đời vua lửa truyền nhau một thanh gươm thiêng để làm phép khi tế lễ. Ảnh: KT

 

Hình 8. Theo truyền thuyết, “gươm thần” của người Jarai được nhiều dân tộc công nhận. Người giao tiếp được với gươm thần Patao Apui được gọi là Vua Lửa . Với người Jarai, gươm thần là bảo vật gia truyền.

 

Hình 9. Ngôi nhà sàn, nhà dài của tộc người Urang Rhade và tộc người Urang Jarai. 

 

Hình 10. Nhà rông của các ông Rơ Châm H'Nui làng Grut - xã Ia Khươl, ông R'Cham Lur già làng làng Brong - xã Nghĩa Hưng, ông Ksor Krôh làng Mrong Ngó 4 - xã Ia Ka, các ông đều ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.