#

Theo Ts. Putra Podam, nếu Hoàn Vương (Huánwáng) tồn tại ở phía nam Champa bao gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga từ năm (757-859), thì có nghĩa rằng Hoàn Vương cũng được xem là tiền thân của Panduranga (mặc dù Panduranga chưa độc lập). Do vậy, Panduranga phải được được biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh dấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832). Điều trên sẽ mâu thuẫn với lý thuyết của Ts. Po Dharma, vì ông cho rằng thời kỳ lịch sử của Panduranga chỉ bắt đầu từ triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247).

#

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Linyi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Lâm Ấp là vương quốc khởi đầu cho lịch sử Champa độc lập đã nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Người Melayu Champa có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ 2 (Filliozat, 1969). Tiếng Chăm hay tiếng Melayu Champa là hệ ngôn ngữ thuộc gia đình Đa Đảo “Autronesian”. Tiếng Chăm có mối quan hệ khăng khít với tiếng Mã Lai. So với tiếng Mã Lai người ta đã tìm thấy dấu tích vào thế kỷ thứ 7, còn tiếng Melayu Champa đã xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1998; Coedes, 1939). Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756.

#

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Linyi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Lâm Ấp là vương quốc khởi đầu cho lịch sử Champa độc lập đã nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Người Melayu Champa có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ 2 (Filliozat, 1969).

#

Theo Ts. Putra Podam, lịch sử Champa có giai đoạn mang danh xưng Hoàn Vương (Huán Wáng) từ năm (757-859), đóng đô ở phía nam Champa, tức gồm các địa khu kéo dài từ Vijaya, Kauthara và Panduranga, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Căn cứ tthêm lịch sử ba đời vua đầu tiên của Hoàn Vương đều sinh ra và qua đời tại Kauthara, khẳng định Virapura định đô xung quanh Kauthara (Aia Terang). Hoàn Vương được xem là tiền thân của Kauthara và Panduranga biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh đấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832).

#

Theo Ts. Putra Podam, nếu Hoàn Vương (Huánwáng) tồn tại ở phía nam Champa bao gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga từ năm (757-859), thì có nghĩa rằng Hoàn Vương cũng được xem là tiền thân của Panduranga. Do vậy, Panduranga phải được được biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh dấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832). Hoàn Vương (Huánwáng) độc lập từ năm (757-854) tồn tại ở phía nam Champa (gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga), kinh đô Hoàn Vương mang tên Virapura (Hùng Tráng Thành) phải đặt tại xung quanh Kauthara, chứ không phải đặt tại Panduranga.

#

Champa là một quốc gia tồn tại trong khu vực Đông Nam Á, chính thức độc lập từ thế kỷ 2 (năm 192) đến thế kỷ 19 (năm 1832). Champa 1640 năm tồn tại và phát triển, nay thuộc khu vực miền Trung của đất nước Việt Nam hiện đại. Champa xưa với một số nền Văn hóa như: Văn hóa Bàu Tró: 5.000 TCN- 4.500 TCN; Văn hóa Xóm Cồn: 1.800 TCN – 1.200 TCN; Văn hóa Tiền Sa Huỳnh: 1.500 TCN – 500 TCN; Văn hóa Long Thạnh: 1.500 TCN – 980 TCN; Văn hóa Bình Châu: 1.000 TCN – 900 TCN; Văn hóa Sa Huỳnh: 500 TCN – Thế kỷ I SCN. Với nền hóa, văn minh cổ về ngôn ngữ, văn hóa là xã hội tiền sử của thời đại Kim khí. Champa có nền văn hóa đa dạng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, văn hóa tôn giáo và thương mại với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ và đường biển. Champa từ đầu Công Nguyên được biết đến qua các đền đài Hinduism (Ấn giáo) và công trình kiến trúc đá ấn tượng, đặc biệt là những tháp Champa, tượng đài và đền thánh được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 17. Sau thế kỷ 15, Champa tiếp nhận và phát triển nền văn minh mới từ thế giới Ả Rập, thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu.

#

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).

#

Po Aluah (Yang Puku Vijaya Sri) vị vua Islam Champa đầu tiên đặt quyền lực tại Vijaya và nhiều lần bình ổn xứ Panduranga. Chính vua Po Aluah mà tác giả Ts.Po Dharma tuyên bố là patao jiéng éng hay patao éngkat “vua tự sinh ra”, lên ngôi năm 995 (thế kỷ 10) đóng đô ở Bal Sri Banây (Nại, Ninh Chữ, Phan Rang), sau đó ngài trở về thế giới linh thiên (nao meng rup). Điều này khẳng định Po Aluah mà Ts.Po Dharma tuyên bố “vua tự sinh ra” ở Panduranga, chính là Po Aluah (Yang Puku Vijaya Sri) vị vua Islam Champa đầu tiên tại Vijaya thuộc triều vương thứ bảy (991-1044): Vijaya-Chiêm Thành (Champa). Dưới thời Yang Puku Vijaya Sri (Po Aluah), đạo Islam cùng với đạo Hinduism phát triển mạnh mẽ. Tân vương tổ chức lại quân đội và cử nhiều phái đoàn sang Trung Hoa thông sứ với hy vọng được nhà Tống bảo vệ khi bị Đại Cồ Việt tấn công.

#

Thời kỳ này, một số gia đình thuộc hoàng tộc người Melayu gốc Nam Đảo như Rahdar Ahmed Abu Kamil, Naqid Amr Ali đã trốn chạy khỏi chính sách cai trị khắc nghiệt của tiểu vương Java, được tể tướng Champa là Po Klung Pilih Rajadvara nhận tị nạn. Từ đó, Islam (Hồi giáo) chính thức được phổ biến trong chốn hoàng gia Champa thời vua Indravarman III. Qua một thời gian ngắn, tôn giáo Islam (Hồi giáo) được đông đảo quần chúng Champa tin theo và cải đạo từ Hinduism sang Islam. Nhân cơ hội, những gia đình quí tộc tị nạn này truyền bá nền văn minh và văn hóa Nam Đảo, đặc biệt là lối kiến trúc và cách điêu khắc cho nghệ nhân Champa. Cũng giai đoạn này, thần dân Champa đã nắm vững kỹ thuật đi biển, biết cách giao lưu buôn bán, giao hảo tốt với các quốc gia lân bang như Trung Hoa và Java. Đây là thời kỳ đầu tiên cũng như sớm nhất tôn giáo Islam được truyền bá vào Champa và trong chốn hoàng gia triều đại vua Indravarman III.

#

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).