Thần dân Champa không theo Buddhism (Phật giáo)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 9, 2024, 10:29 PM

1. Quốc hiệu Champa

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).

Danh xưng Champa xuất hiện lần đầu tiên trong các bia ký vào thế kỷ thứ VII. Bia ký C96 ở Mỹ Sơn năm 658 đề cập đến danh từ Campapuryyam (thành bang Champa), Campapura-pamesvara (chúa tể của thành bang Champa), và Campanagara (vương quốc Champa). Bia C73 tại Mỹ Sơn nhắc đến danh từ Campadesa (người mang lại thịnh vượng cho Champa). Danh xưng Champa còn xuất hiện qua văn bia vua Kandarpadharma tại Huế.

Tại Angkor, một bia ký của Đế chế Khmer ghi nhận vào năm 668, người trị vì Champa (Campasvara) đã sai sứ bộ đến Kampuchea.

Quốc hiệu Champapura (theo Sanskrit là: Campapura hay Campanagara) được Indravarman II chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước Champa. Sử sách Trung Hoa ghi là: 占城 (Zhàn chéng hay Zhancheng) từ năm 877. Theo Hán Việt là: Chiêm Thành), phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa), “Chiêm” là từ phiên âm từ “Champa”, “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc, …Tây Phương gọi Champa.

Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến trong các văn bản lịch sử ở các quốc gia Đông Nam Á dưới thời cổ đại.

Thời kỳ này, các bia ký thường đề cập đến sự ra đời của một triều đại mới của Champa đặt thủ đô tại Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Sáng lập viên của vương triều Indrapura là vua Indravarman II. Ông tự cho mình là người xuất thân từ một dòng tộc mang tính cách huyền thọai được ghi trên bia ký vào năm 875 tại Ðồng Dương.

 

Indravarman II là vị vua theo Hinduism (Ấn giáo), nhưng rất tôn sùng Phật Giáo (vị vua đầu tiên đưa Phật giáo Đại thừa vào Champa). Đây là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của nhiều công trình xây dựng các đền Phật Giáo ở Ðồng Dương.

Mặc dù đã từng đứng ra thực hiện những trung tâm Phật Giáo đại thừa rất đồ sộ có chu vi lớn hơn một cây số cộng thêm đức tin của ông đối với đạo Phật, nhưng vua Indravarman II vẫn còn giữ nguyên truyền thống Shiva giáo của các vị vua tiền bối đã từng cai trị miền bắc của Champa trước đó. Thần dân Champa chưa bao giờ theo Phật giáo, sự xuất hiện tu viện Phật giáo ở Champa là do nhà vua xây để nghiên cứu, vì đức tin của nhà vua đối với Phật giáo.

Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Champa trong thời gian rất ngắn và kết thúc khoảng năm 925.

 

Hình 1. Sources: Asia 800 AD. From Wikimedia Commons, the free media repository.

 

Hình 2. Sources: Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192.

 


Hình 3. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara).

Ý nghĩa Hiệu kỳ: Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura, Amaravati, Vijaya, authara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

2. Indravarman II, vua Brahman tôn sùng Phật giáo Đại thừa

Vua Indravarman II (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma), trị vì (854-893), là vị vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism (Ấn giáo). Sinh tại Indrapura-Champa và qua đời năm 893 tại Indrapura-Champa. Một tôn vương mang nhiều chiến công chống đế quốc Angkor tên Laksmindra Bhumicvara Gramasvamin, được thần dân đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II. Tên hiệu: Sri Indravarmadeva. Người phối ngẫu: Công chúa Rajakula Haradevi. Thân mẫu tên: Mahadevi và thân phụ tên: Bhadravarman. Sau khi qua đời ông được dân chúng truy tặng và thờ dưới tên Paramabuddhaloka.

Dưới thời Indravarman II, trung tâm quyền lực chính trị và tôn giáo được dời lên phía Bắc tại Indrapura, thành phố Sấm Sét (nay là Đồng Dương, cách Đà Nẵng hơn 50km về phía nam) trên bờ sông Ly Ly (một nhánh sông Thu Bồn). Vị thế Indrapura rất thuận lợi trong việc phòng thủ chống lại những cuộc tiến công của quân Khmer và quân Java.

Trong thời gian trị vì ông thiết lập bang giao hòa hảo giữa Champa và Trung Quốc. Các sử gia Trung Quốc bắt đầu đề cập đến Champa hoặc thành phố Champa qua bia ký tiếng Phạn (Sanskrit).

Indravarman II, tự nhận mình là một bậc thầy đã giác ngộ sau nhiều năm tu tập. Ông không thuộc thành viên gia tộc hay quý tộc nào của các triều đại trước đó.

Phật giáo Đại Thừa được phát triển mạnh trong giai đoạn này, nhiều nhà sư Trung Hoa được phép đến Indrapura truyền đạo. Indravarman II, cho xây dựng đền thờ, Phật đường, tu viện Lakshmindra Lokesvara, một tu viện Phật giáo Đại thừa bên cạnh đền thờ Hinduism ở Đồng Dương (Indrapura), phía đông nam Mỹ Sơn, nhưng Phật giáo không thịnh hành.

Giai đoạn này, đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất được trọng vọng, đạo Hinduism rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman (theo tôn giáo Hinduism).

Champa dưới thời Indravarman II rất hùng mạnh, hai miền Nam-Bắc được thống nhất trong hòa bình. Năm 861, 862 và 865, quân Champa tổ chức nhiều cuộc tấn công vào phủ An Nam.

Năm 889 vua Angkor Yasovarman hai lần tiến quân vào Champa nhưng đều bị đánh bại và chết trong rừng sâu vào năm 890.

Một phần đất trên Đồng Nai thượng và lãnh thổ đông-bắc Angkor (Cao nguyên Rattanakiri và Mondolkiri) đặt dưới quyền kiểm soát của Champa.

 

Theo D-G-E- Hall cho rằng: “Dưới thời vua IndravarmanII, đức vua lập kinh đô lấy tên Indrapura (tỉnh Quảng Nam). Đây là một triều đại thanh bình nổi tiếng về cơ sở Phật giáo với một tu viện to lớn. Đây là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của Phật giáo đại thừa ở Champa”.

Kinh đô Đồng Dương không kì vĩ như kinh đô Angkor (Camphuchia), không quy mô như trung tâm Phật giáo Borrobudur (Indonesia) nhưng lại được đánh giá cao bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tượng Phật đồng Laksmindra Lokesvara là một trong số những giá trị nghệ thuật điêu khắc tuyệt mĩ, không chỉ là đỉnh cao của nghệ thuật Champa mà là niềm kiêu hãnh của khu vực Đông Nam Á. Tượng đồng Bồ Tát Ta Ra (Tượng Laksmindra Lokeshvara) theo nhận định đó là pho tượng bằng đồng lớn nhất và đẹp nhất của nghệ thuật Champa. Những phát hiện ở trung tâm Phật giáo Đồng Dương nhiều tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng La Hán và tượng Thiên Thần Hộ Pháp đã thể hiện được đỉnh cao nền nghệ thuật Đông Nam Á.

Tuy nhiên, điều này KHÔNG khẳng định vương triều Đồng Dương - Indrapura tại Champa theo Phật giáo.

Tuong Laskmindra Lokeshvara Tara Bao Tang Dieu Khac Cham Danang Fantasticity Com 02

Hình 4. Tượng Laskmindra Lokeshvara / Tara. Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam. Cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X.

Hình 5. PᕼậT ᐯIệᑎ ĐồᑎG ᗪươᑎG - ᗰᗩᖇᗩ. Ảnh: Lê Trí Công.

 

Vua Indravarman II, cho xây dựng tu viện Phật giáo Đại thừa tại Đồng Dương vì ông ta thích các giáo lý tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng triều đại vua Indravarman II theo Phật giáo Đại thừa là một sự nhầm lẫn. Vì thần dân Champa không ai theo Buddhism (Phật giáo).

Tu viện Lakshmindralokecvara được xây trong thời điểm đó là trung tâm nghiên cứu về Hinduism (Balamon) và Buddhism (Phật giáo) ở Champa cũng như Đông Nam Á, chứ tu viện không thể khẳng định thần dân Champa thời đó theo Phật giáo.

Vì giai đoạn này, đẳng cấp tu sĩ (Brahman) rất được trọng vọng, đạo Hinduism rất thịnh hành. Indravarman II rất tự hào vì các đại thần dưới quyền đều là những người Brahman và Ksatriya, và chính nhà vua cũng là một Brahman (theo tôn giáo Hinduism).

 

Hình 6. CT. Y Bham Enoul - Chủ tịch Mặt trận 1-FULRO dưới lá cờ giải phóng Champa.

 

Hình 7. FULRO và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.

 

Hình 8. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa treo trước nhà Sàn Ede tại buôn Ako Dhong-Daklak. Ảnh chụp 2005 bởi Putra Podam.

 

Hình 9. Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa (trái), và Hiệu kỳ Champa (phải). Ảnh: Putra Podam.

 

https://kauthara.org/files/Linh%20Tinh2/po_dharma_z.jpg

Hình 10. Hiệu kỳ Champa (trái), và Hiệu kỳ Mặt trận 1 giải phóng Cao Nguyên Champa (phải). Ảnh: Putra Podam.