Champa thời Hoàn Vương (Huánwáng): 757-859

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Aug 7, 2024, 9:22 PM

2. Hoàn Vương (Huánwáng): 757-859

Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國; Huánwáng) là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc Champa trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Vương quốc Hoàn Vương được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp. Hoàn Vương độc lập cho đến năm 859 thì thống nhất với 4 tiểu quốc khác để thành hình quốc gia Champa.

Theo lịch sử, sứ mệnh cống nạp cuối cùng của Lâm Ấp cho triều đình nhà Đường vào năm 749, do một người cai trị tên là Lútuóluó (Dịch-lợi Lô-đà-la) cử đi. Sau này, Cựu Đường (Old Book of Tang) chép rằng Lâm Ấp (Linyi) đổi tên thành Hoàn Vương (Huánwáng) vào thời Chi Đức (the Zhide) khoảng năm 756.

Để tìm hiểu Virapura định đô tại đâu thì có nhiều ý kiến cho rằng, Virapura kinh đô Hoàn Vương đặt tại Panduranga, số khác cho rằng định đô tại Kauthara, còn lại định đô xung quanh khu vực Quảng Trị.

Theo lịch sử Champa, Hoàn Vương là một giai đoạn lịch sử từ năm (757-854) thuộc triều vương thứ năm với vị vua đầu tiên là Prithivindravarman. Triều đại của Prithivindravarman đánh dấu điểm khởi đầu của triều đại Hoàn Vương, kinh đô ở Virapura phía nam Champa. Triều đại Simhapura ở Thung lũng sông Thu Bồn được thành lập bởi Gangaraja (413-?) và kết thúc vào khoảng năm 740 sau Công Nguyên. Từ đó trung tâm quyền lực của Champa chuyển dần về phía nam Virapura (Hùng Tráng Thành).

Theo Huanghua Sidaji, một thừa tướng nhà Đường (Tang prime minister) tên là Jia Dan biên soạn vào khoảng năm 800, thì Hoàn Vương (Huánwáng) là một vương quốc nằm quanh khu vực Quảng Trị.

Theo một số tài liệu cho rằng Virapura (Hùng Tráng thành) là kinh đô Champa thời Hoàn Vương ở lãnh thổ xứ Kauthara (Khánh Hòa), bởi khu đền tháp Po Ina Nagar do các vị vua Hoàn Vương xây dựng.

Theo Wiki, vua Prithivindravarman vị vua Hoàn Vương đầu tiên, theo tôn giáo Hinduism, sinh ra tại Kauthara và qua đời năm 774 tại Virapura thuộc kinh đô Hoàn Vương. Vua Satyavarma là vị vua Hoàn Vương thứ hai, theo tôn giáo Hinduism.  Sinh ra tại Kauthara và qua đời năm 787 tại Kauthara. Satyavarma là cháu trai (con trai của chị gái) của vua Prithindravarman, người sáng lập một triều đại tập trung về phía nam của Champa. Vua Indravarman I, là vị vua Hoàn Vương thứ ba, theo tôn giáo Hinduism. Sinh tại Champa và qua đời năm 802 tại Kauthara. Indravarman I kế nhiệm ngôi vua từ anh trai là Satyavarman (770-787).

Theo Ts. Putra Podam, lịch sử Champa có giai đoạn mang danh xưng Hoàn Vương (Huánwáng) từ năm (757-859) được vua Prithivindravarman dời đô về phía nam Champa tức gồm các địa khu kéo dài từ Vijaya, Kauthara và Panduranga, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Căn cứ tthêm lịch sử ba đời vua đầu tiên của Hoàn Vương đều sinh ra và qua đời tại Kauthara, khẳng định Virapura định đô xung quanh Kauthara. Giai đoạn vua Prithivindravarman thì Panduranga chưa độc lập.

Theo G. Maspero, vua Satyavarman (770-787) cư ngụ ở Panduranga, nơi mà tổ tiên ông đã sống và chú ông là vua Prithivindravarman (757-770) đã sống từ trước. Với chi tiết trên, G. Maspero đã nhận định rằng, ít nhất hai vị vua đầu tiên của Hoàn Vương đã đóng đô ở đất Panduranga.

Căn cứ các nhà du thám biển Champa cho biết đảo Zhànbùláo (Cù Lao Chàm hay Đảo Champa, được ghi trong các tài liệu của người Hồi giáo) nằm cách thủ đô Huánwáng 200 dặm về phía đông. Từ Zhànbùláo (Cù Lao Chàm) đến núi Ling (Lingaparvata) mất hai ngày, rồi đi một ngày đến nước Méndú (Phú Yên), đi thêm một ngày nữa đến nước Gǔdá (Kauthara), đi thêm nửa ngày mới đến nơi của Bēntuólàng (Panduranga).

Một số nghiên cứu mới cho rằng, Hoàn Vương độc lập với Lâm Ấp vì Hoàn Vương là một phần của Đông Lào và không liên quan Lâm Ấp hay Chiêm Thành.

Theo Ts. Po Dharma (nhà nghiên cứu người Chăm tại Ninh Thuận) thời kỳ lịch sử của Panduranga bắt đầu từ Triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247), lên ngôi năm Sửu, thoái vị năm Mùi (dị bản khác cho là năm Ngọ), trị vì 43 năm, đóng đô ở Bal Hanguw (gần biên giới Krong Pha, Dalat). Căn cứ nghiên cứu của Ts. Po Dharma, thì thần dân Champa chỉ biết đến Panduranga hay chính xác hơn biết về vị vua đầu tiên của xứ Panduranga là vào năm 1193 hay 1205. Người Chăm tại Panduranga hoàn toàn không biết sự tồn tại của Virapura (Hùng Tráng Thành) từ năm (757-859).

Theo Ts. Putra Podam, nếu Hoàn Vương (Huánwáng) tồn tại ở phía nam Champa bao gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga từ năm (757-859), thì có nghĩa rằng Hoàn Vương cũng được xem là tiền thân của Panduranga (mặc dù Panduranga chưa độc lập). Do vậy, Panduranga phải được được biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh dấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832). Điều trên sẽ mâu thuẫn với lý thuyết của Ts. Po Dharma, vì ông cho rằng thời kỳ lịch sử của Panduranga chỉ bắt đầu từ triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247).

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, Panduranga chỉ tồn tại từ (1611 - 1692). Tính từ năm thất thủ Kauthara (1611) và tồn tại đến hết triều vương Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692 đóng đô tại Panduranga và chuyển sang triều vương Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727) đóng đô tại Thuận Thành trấn (Panduranga) cho đến khi xóa khỏi bản đồ vào năm 1832.

Căn cứ cơ sở trên, theo Ts.Putra Podam (người Champa tại Bình Thuận), Hoàn Vương (Huánwáng) độc lập từ năm (757-854) tồn tại ở phía nam Champa (gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga), kinh đô Hoàn Vương mang tên Virapura (Hùng Tráng Thành) phải đặt tại xung quanh Kauthara, chứ không phải đặt tại Panduranga.

 

Hình 1. Prithivindravarman (757-770) là vua đầu tiên khởi xướng việc thờ phụng nữ thần Bhagavati (phu nhân của thần Shiva) biểu tượng của Ấn Độ giáo (Hinduism). Năm (646-653), ngôi tháp bằng gỗ thờ nữ vương Jagaddharma, đã được vua Prithivindravarman xây dựng lại để thờ nữ thần Bhagavati trên ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), ngày nay được gọi đền Po Ina Nagar tại Kauthara (Khánh Hòa). Bimong Po Ina Nagar - Aia Terang (Nha Trang), không phải là Bimong dành riêng cho nữ thần Po Ina Nagar (Thánh mẫu Vương quốc) mà bimong còn thờ 3 vị Nam thần khác là: Shandhaka, Gansha Sri Vinayaka và Sri Malada-Kuthara.

 

 

Hình 2, 3. Po Ina Nagar là danh hiệu của nữ thần Bhagavati - Parvati (phu nhân Đấng Shiva), tức Yang Pu Nagara (Thánh Mẫu Vương Quốc). Thần Shiva và người vợ Bhagavati – Parvati (ảnh bên phải).

 

 2.1. Triều vương thứ năm (757-854): Hoàn Vương

Prithivindravarman (Dịch-lợi Tất-để-bân-đà-la-bạt-ma), trị vì (757-770). Vị vua Hoàn Vương (Raja-di-raja; Champa), theo tôn giáo Hinduism, sinh tại Kauthara và qua đời năm 774 tại Virapura thuộc kinh đô Hoàn Vương. Hiệu Sri Prithivindravarman. Tên truy tặng là Rudraloka.

Theo một số tài liệu cho rằng Virapura là kinh đô Champa thời Hoàn Vương ở lãnh thổ xứ Kauthara (Khánh Hòa), bởi khu đền tháp Po Ina Nagar do các vị vua Hoàn Vương xây dựng. Triều đại của Prithivindravarman đánh dấu điểm khởi đầu của triều đại Hoàn Vương, kinh đô ở Virapura phía nam Champa. Triều đại Simhapura ở Thung lũng sông Thu Bồn được thành lập bởi Gangaraja (413-?) và kết thúc vào khoảng năm 740 sau Công Nguyên. Từ đó trung tâm quyền lực của Champa chuyển dần về phía nam.

Sứ mệnh cống nạp cuối cùng của Lâm Ấp cho triều đình nhà Đường vào năm 749, do một người cai trị tên là Lútuóluó cử đi. Sau này, Cựu Đường (Old Book of Tang) chép rằng Lâm Ấp (Linyi) đổi tên thành Huánwáng (Hoàn Vương) vào thời Chi Đức (the Zhide) khoảng năm 756.

Sau khi vua Bhadresvaravarman bị triều thần lật đổ vào năm 646, thì công chúa Tchou Koti, con gái chánh phi của vua Kandarpadharma (Phạm Đầu Lê), và là em gái của vua Jaya Prabhasadharma (Phạm Trấn Long), phong làm nữ vương trị vì của Champa vào năm 646, hiệu Jagaddharma. Đức độ của bà Jagaddharma rất được dân chúng kính trọng. Sau khi qua đời, nữ vương Jagaddharma được dân chúng lập đền bằng gỗ để thờ Jagaddharma tại tháp Po Ina Nagar (Nha Trang).

Prithivindravarman là vua đầu tiên khởi xướng việc thờ phụng nữ thần Bhagavati (phu nhân của thần Shiva) biểu tượng của Ấn Độ giáo (Hinduism). Năm (646-653), ngôi tháp bằng gỗ thờ nữ vương Jagaddharma, đã được vua Prithivindravarman xây dựng lại để thờ nữ thần Bhagavati trên ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), ngày nay được gọi đền Po Ina Nagar tại Kauthara (Khánh Hòa).

Dưới thời Prithivindravarman, văn minh và văn hóa Ấn giáo, tiếng Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phụng. Giai đoạn này Champa thịnh vượng phát triển đạt đỉnh cao về nghệ thuật, văn học và sự ổn định. Các thành phố cảng Champa thống trị các tuyến thương mại hàng hải qua Biển Đông, từ Ấn Độ, Trung Đông, đến Đông Nam Á và đến nhà Đường, Trung Quốc. Al-Mas'udi mô tả các tàu chở hàng từ Basra, Siraf, Oman, Ấn Độ, các đảo Zabaj và Sanf đã đến cửa sông Khanfu (thành phố cảng Quảng Châu) ở Trung Quốc. Đó là các thành phố cảng Champa của Amaravati (Châu Sa), Simhapura (Trà Kiệu), Hội An, đảo Lý Sơn và Panduranga nơi đã tìm thấy số lượng lớn đồ gốm Hồi giáo và đồng dinar Ả Rập có niên đại từ thế kỷ 7-10 sau Công nguyên.

Năm 774, người Java từ phía nam đã phát động một cuộc xâm lược bằng đường biển bất ngờ vào Kauthara, cướp bóc các thành phố, đánh cắp báu vật và đốt cháy đền Po Ina Nagar. Prithivindravarman đã bị quân xâm lược giết chết. Sau này ông được truy tặng danh hiệu Rudraloka.

 

Satyavarman (Dịch-lợi Tát-đa-bạt-ma), trị vì (770-787), là vị vua Hoàn Vương (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Tên hiệu: Sri Satyavarman, sau này ông được truy tặng danh hiệu Isvaraloka. Sinh ra tại Kauthara và qua đời năm 787 tại Kauthara.

Satyavarma là cháu trai (con trai của chị gái) của vua Prithindravarman, người sáng lập một triều đại tập trung về phía nam của Champa. Năm 774, quân Java tấn công vào Kauthara cướp bóc trong các thành phố, đánh cắp báu vật trong đền đền Po Ina Nagar và đốt tượng thần Shiva. Vua Satyavarman cùng hoàng tộc chạy lên miền bắc (Vijaya) lánh nạn. Tại địa khu này, vua được người Vijaya, người Tây Nguyên (người Thượng), người dân tộc khác như Bahnar, Hre, … giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công và đẩy lui quân Java.

Năm 784 vị vua Satyavarman Isvaraloka quyết định xây trung tâm tín ngưỡng Ấn Giáo bằng gạch có đền đài hùng tráng để thờ thần Shiva và phu nhân Bhagavati (Po Ina Nagar). Satyavarman mất năm 787 và người kế vị là em trai tên Indravarman I (Nhân-đà-la-bạt-ma).

 

Indravarman I (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma), trị vì (787-801), là vị vua Hoàn Vương (Raja-di-raja), ngài theo tôn giáo Hinduism. Sinh tại Champa và qua đời năm 802 tại Kauthara. Indravarman I kế nhiệm ngôi vua từ anh trai là Satyavarman (770-787).

Năm 787, sau khi vua Satyavarman qua đời và em trai vua Indravarman I mới được kế vị vua Champa, người Java (là javavalasaṅgha) đã phát động cuộc tấn công lần thứ hai vào Champa dọc theo miền nam Champa (nay là bờ biển miền nam Việt Nam). Người Java cướp phá thủ đô Virapura, phá hủy các ngôi đền Hòa Lai thờ Bhadradhipatisvara ở phía tây Virapura, mang về nhiều chiến lợi phẩm và thiếu nữ Champa về Java. Tuy nhiên, người Java vẫn chiếm đóng Panduranga cho đến khi bị vua Indravarman đánh đuổi vào năm 799. Nhà vua đã khôi phục lại các ngôi đền.

Vua Indravarman I, cai trị Champa đến năm 801, và được kế vị bởi Harivarman I (802-817), là người em rể của Indravarman I.

 

Harivarman I (Dịch-lợi Ha-lê-bạt-ma), trị vì (802-817), sinh tại Champa và qua đời năm 817 tại Kauthara (Nha Trang). Ngài là vị vua Hoàn Vương (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism, được người Trung Quốc gọi là Huánwáng (Hoàn Vương). Tên hiệu: Sri Harivarman Deva Rajadhiraja.

Vua Harivarman I, lên nắm quyền vào năm 802, là em rể của vua Indravarman I (787-801), một vị vua theo chủ nghĩa hòa bình. Từ năm 813 đến 817, ông cùng các tướng chỉ huy quân sự Senapati Pangro và Senapati Pamr cho xây dựng đền Po Ina Nagar ở Nha Trang, và tu sửa ba Kalan tại Hòa Lai (Thuận Bắc, Ninh Thuận), gần Phan Rang (Panrang). Ba tòa tháp này được xây dựng hoàn toàn bằng gạch đỏ, bị bỏ hoang từ lâu. Trường phái kiến ​​trúc được mệnh danh là “phong cách Hòa Lai”, các di tích ở Po Dam (Tuy Phong, Bình Thuận), Mỹ Sơn A'1, A'2 và F3 cũng thuộc phong cách này. Dưới thời Harivarman I, những chữ viết Champa đầu tiên được khắc, thay thế dần chữ Phạn (Sanskrit).

Vua Harivarman I, không giống như các đời vua tiền nhiệm, năm 803, vua Lâm Ấp đã gây chiến chống lại tỉnh Annan (miền Bắc Việt Nam) của đế quốc Đường (Tang Empire's).

Hoàn Vương chiếm được hai huyện Anan (An Nam). Năm 809, thống đốc An Nam của Trung Quốc là Zhang Chu, phản công Hoàn Vương và thu hồi các quận bị mất. Tuy nhiên Harivarman đã tuyên bố chiến thắng người Trung Quốc. Nhà vua cũng ra lệnh cho Senapati Pamr đánh cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn và tuyên bố thắng lợi.

Năm 813, vua Harivarman I, giao cho con trai là Vikrantavarman III (817-854) phụ trách cai trị Panduranga một cách độc lập và hòa bình. Panduranga sau đó trở thành chế độ phong kiến ​​của mandala Champa. Khi vua Harivarman qua đời vào năm 817, Vikrantavarman III chính thức lên ngôi vua Champa..

 

Vikrantavarman III (Dịch-lợi Bì-kiến-đà-bạt-ma), trị vì (817-854), thái tử Panduranga sinh ra tại Virapura,vị vua Hoàn Vương (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism, tên hiệu là Sri Vikrantavarmadeva, kế nhiệm từ vua cha là Harivarman I.

Năm 813, Vikrantavarman III được vua cha bổ nhiệm làm người cai trị (Adhipati) của Công quốc Panduranga (Phan Rang), và trở thành vua Hoàn Vương vào năm 817. Ông thực hiện các nghi lễ dâng hiến cánh đồng lúa cho đền thờ Shiva dưới các tên Vikrantarudresvara và Vikrandevadhibhadresvara trong đền Po Ina Nagar để ca ngợi tổ tiên của nhà vua.

Một bia ký có niên đại từ năm 829 sau Công Nguyên ở Bakul, Ninh Thuận đề cập đến các đền thờ được xây dựng để thờ thần Shiva. Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương quốc là một đất nước phồn thịnh, quân đội hùng mạnh.

Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) miêu tả thêm: "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quý tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quý: "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai" hay "... quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".

Hoàn Vương lại trở thành nạn nhân của sự giàu có, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Quâ đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai. Vikrantavarman III mất năm 854, không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.

Năm 859, một vương tôn tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Jaya Indravarman II. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Zhancheng (Campapura), tiếng Việt là Chiêm Thành, tiếng Tây phương là Champa.

 

 

  

Hình 4. Akhar Hayap (Chữ Champa cổ) là một loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ), chữ viết này xuất hiện khá sớm trên bia đá Võ Cạnh ở Champa vào thế kỷ thứ 2 (Coedes, 1940; Filliozat, 1969). Trong thời kỳ đầu Chữ Champa cổ chủ yếu dùng để tạc, khắc kinh kệ Phạn ngữ (tiếng Phạn), do đó số lượng ký tự chữ Champa cổ hoàn toàn phụ hợp để khắc Phạn ngữ. Bia ký được được cho rằng sớm nhất trong lịch sử Champa, và sớm nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á.

 

Bản dập Văn khắc Đông Yên Châu. Nguồn: Geogre Coedes, 1939

Hình 5. Bia đá Champa cổ sử dụng chữ Champa cổ (Akhar Hayap) ghi tiếng Cham (tiếng mẹ đẻ). Tiếng Cham cổ xuất hiện trên bia ký Đông Yên Châu vào thế kỷ thứ 4 (Coedes, 1939; Al-Ahmadi, 1988). Từ thế kỷ thứ 4, trên bia ký Champa thường khắc song ngữ phần đầu là tiếng Phạn và phần cuối là tiếng Cham. Bản dập Văn khắc Đông Yên Châu. Nguồn: Geogre Coedes, 1939.

 

Hình 6. Sources: Asia 800 AD. From Wikimedia Commons, the free media repository. Bản đồ thế giới năm 800 Sau Công nguyên. Thời kỳ vương quốc Hoàng Vương (HuánWáng) 757-859.

 

LINK: Liên kết liên quan

1. Nhà nước Lâm Ấp (Linyi) tiền thân vương quốc Champa (192-757)

2. Triều vương cuối cùng nhà nước Lâm Ấp (tiền thân Champa): 192 - 757

3. Triều vương kết thúc tiểu bang Panduranga

4. Virapura (Hùng tráng thành) kinh đô Hoàn Vương định đô tại Kauthara

5. Danh sách vua Champa (Champa king)

6. Champa và quốc hiệu Champa trong lịch sử

7. Po Allah (Yang Puku Vijaya Sri): vị vua Islam đầu tiên của Champa

8. Triều đại vua Indravarman III (918-960): Islam chính thức gia nhập hoàng gia Champa

9. Thần dân Champa không theo Buddhism (Phật giáo)

10. Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) vua Đại Cồ Việt lần đầu tiên xâm chiếm Champa