Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) vua Đại Cồ Việt lần đầu tiên xâm chiếm Champa

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 8, 2024, 10:54 PM

Đinh Bộ Lĩnh, hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (Nước Việt Lớn) và cho định đô ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh khai mở triều đại nhà Đinh, khẳng định nước Nam độc lập hoàn toàn với phương Bắc, và khẳng định với phương Bắc rằng đây là đất nước của người Việt chứ không phải của người Hán.

Năm 970, Đinh Tiên Hoàng lấy niên hiệu Thái Bình. Cùng với niên hiệu Thái Bình, nhà Đinh còn đúc đồng tiền "Thái Bình hưng bảo", góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam không chỉ ở lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa mà còn cả kinh tế. Sử gia Lê Tung viết trong Việt giám thông khảo tổng luận: "Vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy".

 

Về phía Champa, năm 971, sau khi vua Jaya Indravarman I từ trần, con trai là Paramesvaravarman I (Dịch-lợi Phê Mi Thuế), lên kế vị năm 972, trị vì từ (972-982). Tên bính âm: Bōměishuìhè Yìnchá; bí danh Paramesvara Yang Pu Indra. Vua Chiêm Thành (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Sinh ra tại Indrapura-Champa và qua đời năm 982 tại Indrapura-Champa.

Năm 972, 979, vua Paramesvaravarman I (vua Champa) đã cử ngoại giao đặt quan hệ với nhà Tống.

Paramesvaravarman I, là vị vua Champa đầu tiên đối diện trực tiếp với quốc gia láng giềng miền bắc Đại Cồ Việt.

Tháng 10 năm 979, vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiền Hoàng) và hoàng tử Đinh Liễn của Đại Việt bị thái giám tên Đỗ Thích giết chết khi đang ngủ trong sân cung, tình trạng bất ổn xảy ra ở Đại Việt. Giả thuyết khác cho rằng chính Lê Hoàn là chủ mưu vụ ám sát vua Đinh Tiên Hoàng để giành ngôi vua.

Sau khi biết tin, Ngô Nhật Khánh, một nhà bất đồng chính kiến ​​​​chính thức của hoàng gia Việt Nam lưu vong ở Champa, đã thuyết phục vua Paramesvaravarman (vua Champa) xin dẫn hơn một ngàn chiến thuyền từ Champa tiến đánh Hoa Lư, nhưng không thành, Ngô Nhật Khánh bị giết, quân Champa phải rút về.

Hình 1. Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), Hoàng đế Đại Cồ Việt, trị vì 980-1005. Lần đầu tiên sau khi người Việt độc lập từ người Hán, đã đưa quân xâm chiếm Champa.

 

Năm 980, vua Lê Ðại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi Hoàng đế nước Đại Cồ Việt. Kể từ đó, mối bang giao giữa Champa và Ðại Cồ Việt trở thành mối quan hệ giữa hai đối tượng thù địch.

 

Đầu năm 982, vua Đại Cồ Việt là Lê Hoàn (Lê Đại Hành), dẫn đại quân tiến đánh vào Indrapura. Đây là cuộc Nam chinh đầu tiên của người Việt tấn công vào đất Champa.

Vua Champa là Paramesvaravarman I tử trận ngay tại cửa thành, chấm dứt triều đại Indrapura. Quân xâm lược cướp phá một thành phố ở Bắc Champa, bắt cóc hàng trăm nhạc công, vũ công trong hậu cung, cướp bóc nhiều vàng, bạc, các đồ vật quý giá, bắt hàng ngàn tù binh, trong đó có một nhà sư Ấn Độ tên Thiền Trước Tăng (Bhiksu). Lãnh thổ Bắc Champa bị chiếm đóng từ 982 đến 983.

Sau chiến thắng này, văn hóa và nghệ thuật (nhất là âm nhạc) Champa chính thức được du nhập vào đời sống cung đình và dân gian Việt. Đền đài, dinh thự tại Hoa Lư được trang trí bằng những chiến lợi phẩm do thợ Champa chạm trổ và sản xuất ra.

Hình 2. Vua Paramesvaravarman I (Dịch-lợi Phê Mi Thuế), trị vì từ (972-982). Tên bính âm: Bōměishuìhè Yìnchá; bí danh Paramesvara Yang Pu Indra. Vua Chiêm Thành (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Sinh ra tại Indrapura-Champa và qua đời năm 982 tại Indrapura-Champa. Vị vua Champa đầu tiên tử trận dưới lưỡi gươm Nam tiến lần đầu tiên của Hoàng đế Đại Cồ Việt Lê Đại Hành (Sau khi người Việt độc lập từ người Hán).

 

Sau khi vua Paramesvaravarman I vừa tử trận vào năm 982, Indravarman IV (Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma hay Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn), trị vì (983-986), vị vua Chiêm Thành (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism, được hoàng triều tôn lên làm vua đã chạy vào Panduranga để lánh nạn quân Đại Cồ Việt.

Nội bộ nhà Lê cũng xảy ra tranh chấp về quyền lãnh đạo trên lãnh thổ Bắc Champa, cuối cùng một giải pháp được áp dụng: nơi nào có đông đảo người Champa cư ngụ thì giao cho người địa phương quản lý, nơi nào đông dân cư gốc Kinh sinh sống thì triều đình Đại Cồ Việt đặt quan cai trị trực tiếp. Sự kiện này chứng tỏ sự cộng cư giữa các nhóm cư dân địa phương sau khi Lâm Ấp giành được độc lập vẫn còn khắng khít, nhưng từ khi người Kinh bắt đầu cai trị trực tiếp lãnh thổ Bắc Champa chống đối bắt đầu xảy ra.

Năm 983, một trưởng làng người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Champa tên Lưu Kỳ Tông (Lưu Kế Tông) nổi dậy giết chết người con nuôi của Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Xây thành lũy quanh Phật Thành (Fo Che) phòng thủ lãnh thổ Bắc Champa, rồi chiêu mộ hơn 10.000 người và nhiều voi ngựa tiến đánh Đại Cồ Việt.

Lê Đại Hành (Lê Hoàn) tiến quân đánh nhưng sau khi vượt núi Đông Cổ và sông Bà Hòa (Thanh Hóa), đại quân của nhà Tiền Lê chịu không nổi sương lam chướng khí phải rút về.

Năm 986, vua Champa Indravartman IV (Ngô Nhựt Hoàn) từ trần, Lưu Kỳ Tông liền tự xưng vương trên lãnh thổ Champa và xin nhà Tống thừa nhận.

Lưu Kỳ Tông (Lưu Kế Tông), trị vì (986-989), tên gọi khác Lưu Kỳ Tông, tên bính âm Liu Ji-zong, sinh ra tại Quảng Bình và qua đời tại Indrapura-Cham. Là tướng người Việt xưng vương trên lãnh thổ Champa.

Lưu Kỳ Tông là người Kinh sinh sống trên lãnh thổ Bắc Champa, không xuất thân từ vương tộc hay đẳng cấp tôn giáo nào, sự tiếm quyền của Lưu Kỳ Tông là một đe dọa cho cộng đồng Champa cũng như cho người Hoa địa phương.

Sau khi xưng vương Champa, Lưu Kỳ Tông liền cử một sứ đoàn do một người Hồi giáo tên là Lý Triệu Tiên dẫn đầu đến Trung Quốc để tìm kiếm sự công nhận của Trung Quốc.

Sau khi Lưu Kỳ Tông soán ngôi, nhiều người theo tôn giáo Islam ở Champa chạy sang nhà Tống, đặc biệt là Hải Nam và Quảng Châu để tị nạn. Cùng năm đó, một người Champa gốc Hoa tên Pu Bo E (Abu Nurs) dẫn theo khoảng 150 người đổ bộ lên đảo Hải Nam và vùng duyên hải nam Quảng Châu. Trong hai năm tiếp theo, Li Ning Bian và Hu Siuan (Hussain) đứng đầu dẫn khoảng gần 500 người tị nạn từ Champa đã đến Quảng Châu và yêu cầu sự bảo vệ của Trung Quốc.

Người Champa gốc Nam Đảo còn lại theo Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một vương tôn Champa phía Nam nổi dậy kháng chiến chống Lưu Kỳ Tông và được dân chúng tôn lên làm vua vào năm 988, hiệu Harivarman II tại Phật Thành (Vijaya), nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura (Đồng Dương), vì muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Sau ngày từ trần của Lưu Kỳ Tông vào năm 989, Harivarman II dời thủ đô Champa về Indrapura.