Danh sách vua Champa (Champa king)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 13, 2024, 8:08 PM

Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com
Facebook: Putra Podam

 

 

Champa là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chính thức độc lập từ thế kỷ 2 (năm 192) tồn tại đến thế kỷ 19 (năm 1832). Champa 1640 năm tồn tại và phát triển, thuộc khu vực miền Trung của đất nước Việt Nam hiện đại.

Champa xưa trải qua các nền văn hóa như: Văn hóa Bàu Tró: 5.000 TCN- 4.500 TCN; Văn hóa Xóm Cồn: 1.800 TCN - 1.200 TCN; Văn hóa Tiền Sa Huỳnh: 1.500 TCN - 500 TCN; Văn hóa Long Thạnh: 1.500 TCN - 980 TCN; Văn hóa Bình Châu: 1.000 TCN - 900 TCN; Văn hóa Sa Huỳnh: 500 TCN - Thế kỷ I SCN.

Champa có nền văn hóa đa dạng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, văn hóa tôn giáo và thương mại với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ và đường biển.

Champa từ đầu Công Nguyên được biết đến qua các đền đài Hinduism (Ấn giáo) và công trình kiến trúc đá ấn tượng, đặc biệt là những tháp Champa, tượng đài và đền thánh được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 17.

Hình 1. Năm độc lập và thời gian tồn tại trong lịch sử của Champa 1640 năm (192-1832) và một số nước Đông Nam Á.

 

Các đời vua Champa từ giai đoạn đầu Lâm Ấp (192-757), giai đoạn Hoàn Vương (757-859), giai đoạn Chiêm Thành (859-1471) thì các vua chúa ở Champa đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism trở thành quốc giáo từ thời kỳ Champa mang danh xưng Chiêm Thành đó là đời vua Bhadravarman II (Xà-da Ha-la-bạt-ma), trị vì (905-917).

Hình 2. Vua Paramesvaravarman I (Dịch-lợi Phê Mi Thuế), trị vì từ (972-982). Tên bính âm: Bōměishuìhè Yìnchá; bí danh Paramesvara Yang Pu Indra. Vua Chiêm Thành (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Sinh ra tại Indrapura-Champa và qua đời năm 982 tại Indrapura-Champa. Vị vua Champa đầu tiên tử trận dưới lưỡi gươm Nam tiến lần đầu tiên của Hoàng đế Đại Cồ Việt Lê Đại Hành (Sau khi người Việt độc lập từ người Hán).

 

Giai đoạn Lâm Ấp (192-757), các vua chúa Lâm Ấp đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism quốc giáo.

Giai đoạn Hoàn Vương (757-859), các vua chúa Hoàn Vương đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism quốc giáo.

Giai đoạn một, Chiêm Thành (859-1257), các vua chúa Chiêm Thành đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism quốc giáo.

Giai đoạn hai, Chiêm Thành từ 1257, đa số vua theo tôn giáo Islam. Từ năm 1360 thời vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin), Chiêm Thành Islam trở thành Quốc giáo.

Sau khi thành Vijaya (Đồ Bàn, Chà Bàn) sụp đổ vào năm 1471 (thế kỷ 15), đây cũng thời kỳ đánh dấu sự tàn lụi hoàn toàn của Hinduism (Ấn giáo) ở Chiêm Thành và cả Đông Nam Á. Sau thế kỷ 15  Islam tại Panduranga phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo, mở mang giao thương với Đông Nam Á và thế giới.

Một số vua Chiêm Thành theo tôn giáo Islam như danh sách dưới đây:

- Vua Harivarman II (Dịch-lợi Băng-vương-la, tên hiệu: Sri Harivarmadeva), trị vì (988-997), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Jarai (Jrai). Thủ đô Champa tại Indrapura, ranh giới Đại Cồ Việt và Champa trong giai đoạn này tại đèo Ngang.

-  Vua Po Aluah (Yang PuKu Vijaya Sri, Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma), trị vì (998-1006), theo tôn giáo Islam. Vua Champa lần đầu tiên sang Makkah hành hương. Makkah trong giai đoạn này mà Champa thường nhắc đến là khu đất thánh thuộc tiểu bang Kelantan (Malaysia) chứ không phải Makkah ở Ả Rập Saudi.

- Vua Indravarman V (Cei Harideva, Jaya Simhavarmadeva, tên hiệu: Paramodbhava), trị vì (1257-1285), theo tôn giáo Islamsắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). . Binh lính Champa theo Islam thua trận sang định cư lần thứ 2 tại đảo Hải Nam, nơi Champa đi lập nghiệp lần đầu vào năm 992 thời Lưu Kỳ Tông.

- Vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân, R'cam Mal, Hoàng tử Harijit, Raja Kembayat), trị vì (1285-1307), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Vua Trần Nhân Tông sang ở Champa 9 tháng, hứa gã Huyền Trân cho Vua Chế Mân. Sau khi Chế Mân qua đời, Huyền Trân chạy trốn khỏi Champa về Thăng Long.

- Vua Jaya Simhavarman IV (Chế Chí, Chế Dà La, Hoàng tử: Po Sah, Tên hiệu: Harijitatmaja), trị vì (1307-1312), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam). Chế Chí là con vua Chế Mân và chánh hậu Bhaskaradevi (Islam Java). Chế Chí bị bắt và qua đời tại Thăng Long.

- Vua Jaya Simhavarman V (Chế Năng, Chế Đà A Bà Niêm, Chế Đa A Ba), trị vì (1312-1318), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam). Chế Năng là con vua Chế Mân và hoàng hậu Tapasi (Islam Java). Chế Năng thua trận cùng hoàng gia chạy sang Java lánh nạn quê hương mẫu hậu Tapasi. Đây là đợt di dân thứ ba của người Champa đi Java và hải ngoại.

- Vua Jaya Ananda (Chế Anan, Patalthor), trị vì (1318-1342), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai).  Chế Anan là thống soái quân lực của vua Chế Năng.

- Vua Maha Sawa (Trà Hòa), trị vì (1342-1360), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Trà Hòa con rể vua Jaya Ananda (Chế Anan). Trà Hòa thuộc dòng dõi vua Chế Mân.

- Vua Jaya varman (Chế Bồng Nga, R'cam Bunga, Anak Champa Bunga, Ngo-ta-Ngo-che, Tên hiệu: Jaya varman, Sultan Zainal Abidin), trị vì (1360-1390), theo tôn giáo Islamsắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Hoàng hậu (vợ): Siti Zubaidah (Kelantan-Malaysia). Vua Chế Bồng Nga đánh chiếm Thăng Long 4 lần.

- Vua Maha Saya (Maha Trà Duyệt, Bàn La Trà Duyệt, Po Dam, Po Kathit), trị vì (1458-1460), Tôn giáo: Islam.

- Vua Maha Sajan (Maha Trà Toàn, Bàn-La Trà Toàn, Po Kabrah, Panluo Chaquan, Chandranekalawa), trị vì (1460-1471), Tôn giáo: Islam. Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) chặt đầu vua Trà Toàn tại Nghệ An và treo trên đầu thuyền khắc chữ: “Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ”. Hậu duệ (Hai hoàng tử): Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang tị nạn Melaka. Số khác chạy sang Kelantan (Malaysia), Lào và Kampuchea. Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đã tàn sát thần dân Champa, phá hủy thành Vijaya. Đồng hóa Champa vào xã hội Đại Việt.

- Vua Maha Sajai (Maha Trà Toại, Bàn-La Trà Toại, Po Kabrih), trị vì (1471-1474), vua Islam. Thành Đồ Bàn tại Vijaya-Degar hoàn toàn bị xóa sổ.

- Wan Bo Tri Tri (Wan Bo, Sultan Wan Abu Adullah), trị vì 1471, 1474-1478). Vua Chiêm Thành (Champa), Tôn giáo: Islam. Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Wan Bo Tri Tri là con rể của vua Maha Sajan (Maha Trà Toàn). Wan Bo rời Patani đến Champa để giúp cha vợ là Trà Toàn chống Đại Việt. Wan Bo xưng vương và cho lui quân về Panduranga (Phan Lung).

- Wan Abu Yusof, trị vì (1478), Vua Chiêm Thành (Champa), tôn giáo: Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri), Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga.

- Wan Abdul Kadir (Kou Lai), trị vì 1479-?). Vua Chiêm Thành (Champa), tôn giáo: Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri), Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga.

Hình 3. Các Vương quốc Hồi giáo (Vương quốc Hồi giáo đầu tiên ở Đông Nam Á) dựa trên bằng chứng lịch sử, không phải truyền thuyết. Vương triều Chế Bồng nga, Chiêm Thành trở thành Islam Quốc giáo tại Vijaya (The first Sultanates / Islamic Kingdoms in Southeast Asia - based on historical evidence, not legend.). Nguồn: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).

 

Hình 4. Đức vua Chế Mân (Raja Kembayat, R'cam Mal). Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Chế Mân, vị vua Islam (Hồi giáo). Bang giao với thế giới Melayu, và kết hôn với công chúa Tapasi Majapahit (Indonesia).

 

Hình 5. Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Islam (Hồi giáo). Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.

 

Vua Panduranga từ Vương triều thứ 2: Bal Hanguw, đến Vương triều thứ 8: Bal Canar thuộc triều đại Po Klaong Mah Nai, Po Rome, Po Nrop, Po Saktiraydapaghoh, Po Jatamah, Po Saot, Po Saktiraydapatih, , Po Ganuhpatih, Po Thuntiraydaputih, Po Rattiraydaputao, Po Tisundimahrai, Po Tisuntiraydapaghoh, Po Tisuntiraydapuran, Po Krei Brei, Po Chongchan. Đặc biệt vương triều thứ 8, dòng dõi vua chúa, quý tộc, hoàng gia là tộc người Churu và Raglai. Thời kỳ này tại Panduranga (thuộc Champa) Islam là quốc giáo. Giai đoạn này không có vua là tộc người Chăm (Cham).

Hình 6. Po Klaong Mah Nai (niên hiệu: Po Mah Taha),1622-1627, vị vua sùng bái Islam (Hồi giáo). Vua Panduranga thuộc triều vương thứ 8, đóng đô ở Bal Canar, gồm các vua: Po Klaong Mah Nai, Po Rome, Po Nrop, Po Saktiraydapaghoh, Po Jatamah, Po Saot, Po Saktiraydapatih, Po Ganuhpatih, Po Thuntiraydaputih, Po Rattiraydaputao, Po Tisundimahrai, Po Tisuntiraydapaghoh, Po Tisuntiraydapuran, Po Krei Brei, Po Chongchan. Đặc biệt vương triều thứ 8, dòng dõi vua chúa, quý tộc, hoàng gia là tộc người Churu và Raglai. Thời kỳ này Panduranga (thuộc Champa) Islam là quốc giáo. Giai đoạn này không có vua tộc người Chăm (Cham).

 

Thuận Thành trấn (Bal Canar) thuộc Panduranga: từ Vương triều thứ 9, tộc người Chăm lên cai trị Thuận Thành Trấn. Thuận thành trấn vương không xuất phát từ dòng dõi quý tộc hay từ hoàng gia Champa gồm:

Po Ladhuanpaghuh (Nguyễn Văn Hào), trị vì (1793-1799), Thuận Thành trấn (Panduranga). Phó cai trị là Po Saong Nyung Ceng (1794-1799). Nổi bật: cuộc khởi nghĩa Tuan Phaow (Tuần Phủ), một vị công hầu đến từ Malaysia.

- Po Saong Nyung Ceng (Nguyễn Văn Chấn, Po Ceng), trị vì (1799-1822), Thuận Thành trấn (Panduranga). Po Klan Thu làm phó vương.

- Po Bait Lan (Nguyễn Văn Lân), trị vì 1822, Thuận Thành trấn (Panduranga). Minh Mệnh đưa Bait Lan lên nối ngôi, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.

- Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh), trị vì (1822-1828), Thuận Thành trấn (Panduranga). Cei Dhar Kaok làm phó vương.

 -Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa), trị vì (1828-1832), Thuận Thành trấn (Panduranga). Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) làm phó vương.

Giai đoạn Thuận Thành trấn, do người Chăm cai trị, nhưng không xuất phát từ dòng dõi quý tộc hay hoàng gia Panduranga, nên trong cuộc khởi nghĩa của Katip Sumat và Katip Thak Wa (Ja Thak Wa) triệu tập một hội đồng để chỉ định Po War Palei (La Bôn Vương), dân tộc Churu, Raglai lên làm quốc vương (Po Patrai). Po War Palei là người Churu, Raglai thuộc hoàng gia Po Rome. Sự phong chức cho Po War Palei làm qốc vương có nghĩa  Katip Thak Wa muốn phục hưng lại triều đại Panduranga thuộc tộc người Churu, Raglai thuộc dòng dõi hoàng gia Champa chính thống.

 

Một số danh xưng Champa trải qua các giai đoạn lịch sử:

- Hồ Tôn Tinh (trước thế kỷ 1 TCN):  Xưa kia có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm, vị vua của vương quốc này là Tràng Minh, hiệu Quỷ Vương có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh. Hoàng tử Chung Tư, người kế vị vua Hồ Tôn Tinh, có một người vợ là công chúa Bạch Tinh. Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Quỷ Vương, mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh, mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh và cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư, quá căm giận, dẫn đầu một đoàn hầu binh xẻ núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm, giết chết Quỷ Vương, đưa công chúa Bạch Tinh về.

- Lâm Ấp (192 - 757): Lin Yi (tiền thân Champa)

- Hoàn Vương (757 - 859): Huánwáng (Champa)

- Chiêm Thành (859 - 1471): Zhancheng (Champa)

- Hoa Anh (1471 - 1611): Aia Ru-Phú Yên (Champa)

- Kauthara (757 - 1653): Aia Terang-NhaTrang (Champa)

- Nam Bàn (1471 đến thế kỷ 20): Vijaya- Degar Tây Nguyên (Champa)

- Panduranga (757-1693): Ninh Thuận - Bình Thuận (Champa)

- Thuận Thành Trấn (1693 - 1832): Ninh Thuận - Bình Thuận (Champa)

Hình 7. Hiệu huy Champa (Bani Champa), có một hình tròn nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa, bên trong chứa trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và hoa Champa là ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura,  Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Trăng Liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa. Hoa Champa (ngôi sao 5 cánh) và trăng liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa. Champa không còn vương nên đổi thành màu trắng, nhưng nhụy hoa Champa mãi màu vàng hoàng gia Champa.

 

Hình 8. Hiệu kỳ Champa (Hala dok Champa): Hiệu kỳ Champa (Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura,  Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

1. Lâm Ấp (192 - 757): Lin-Yi

Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Lin Yi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công.

Lâm Ấp là vương quốc khởi đầu cho lịch sử Champa độc lập đã nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Người Melayu Champa có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ 2 (Filliozat, 1969).

Tiếng Chăm hay tiếng Melayu Champa là hệ ngôn ngữ thuộc gia đình Đa Đảo “Autronesian”. Tiếng Chăm có mối quan hệ khăng khít với tiếng Mã Lai. So với tiếng Mã Lai người ta đã tìm thấy dấu tích vào thế kỷ thứ 7, còn tiếng Melayu Champa đã xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1988; Coedes, 1939).

Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756.

Triều đại
Tên tiếng Phạn
Tên khác
Thời gian
Dòng dõi
Vương triều thứ 1: (192-336)
Lâm Ấp (Linyi)
Sri Mara
 Khu Liên,
 Ou Lian,
 Zhulian,
192-220
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
?
 Phạm Hùng,
 Fan Hiong,
 Fan Hsung,
 
220-280
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Cháu ngoại vua Khu Liên
?
 Phạm Duật,
 Phạm Dật,
 Fan Yi,
280 - 336
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Hùng
Vương triều thứ 2:
(336-420)
Lâm Ấp (Lin Yi)
?
 Phạm Văn,
 Fan Wen,
336-349
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Phạm Văn là tổng chỉ huy quân  đội của Phạm Duật.
 Sau khi Phạm Duật qua đời, Phạm Văn chiếm ngai vàng.
Bhadravarman
 Phạm Phật,
 Fan Fo,
349-380
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Văn
 Bhadravarman I
 Phạm Hồ Đạt,
 Fan Huda,
 Dharmamaharaja,
 Tên hiệu: Sri   Bhadravarman I,
380-413
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Phật
Gangaraja (Lâm Ấp và Simhapura)
Gangaraja
 Phạm Địch Chân,
 Phạm Địch Chớn,
 Ti Chen,
 Jaya Gangarajavarman I.
413-?
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Hồ Đạt
 Manorathavarman
 Mã-nặc-lạp-đát-bạt-ma,
 Dịch-lợi Mã-nặc-lạp-đát-bạt-ma,
 Fan Wendi,
?-?
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Cháu của vua Gangaraja
Lâm Ấp
 Gangarajavarman II
 Dịch-lợi Phạm Địch Văn
?-420
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Em của vua Manorathavarman
Vương triều thứ 3: (420-530)
Kandapurpura
 
?
 Phạm Dương Mại I,
 Văn Địch,
 Fan Yang Mai I,
 Yang Mah,
421-431
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Địch Văn
?
 Dương Mại II
431-446
Mất 455
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Dương Mại I
Devanika
 Phạm Thần Thành,
 Phạm Chút,
 Fan Tou,
455-472
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Dương Mại II
Jayavarman II
 Phạm Đang Căng Thuần,
 Phạm Đăng Căn Thăng,
 Kieou Tcheou Lo,
472-492
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Phạm Đang Căng Thuần cướp ngôi giết vua Phạm Trần Thành
?
 Phạm Chư Nông
492-498
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Phạm Chư Nông là con vua Phạm Trần Thành, giết vua Phạm Đang Căng Thuần trả thù cho vua cha và giành lại ngôi báu.
?
 Phạm Văn Tẩn,
 Phạm Văn Tổn,
 Fan Wen Kuoan,
498-510
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Phạm Chư Nông 
Devavarman
 Phạm Thiên Khởi
510-526
 Vua Lâm Ấp (L1in Yi)
 Tôn giáo: Hindu
Vijayavarman
 Phạm Bật Tôi Bật Ma
526-529
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
Vương triều thứ 4: (529-757)
Simhapura
Rudravarman I
 Luật Đà La Bạt Ma
529-572
 
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Tôn giáo: Hindu
 Mẹ là cháu gái vua Manorathavarman
 
 Jaya Sambhuvarman
Phạm Phạn Chí
572-629
 Vua Lâm Ấp (Lin Yi)
 Lâm Ấp cáo chung (572-605)
 Vua Champa (605-629)
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Rudravarman I
Kandrapadharmavarman
Phạm Đầu Lê
629-640
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Jaya Sambhuvarman (Phạm Phạn Chí)
 Tước hiệu vua Champa đầu tiên
 Prabhasadharma
 Phạm Trấn Long,
 Jaya Prabhasadharma,
640-645
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Kandarpadharma (Phạm Đầu Lê)
 Bhadresvaravarman
 Bạt Đà La Thú La Bạt Ma
645-646
 
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Con trai của một công chúa là em gái của vua Phạm Trấn Long
 Isanavarman
 (Daughter of Kandarpadharma)
 Công chúa Tchou Koti
646-653
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Con gái chánh phi của vua Kandarpadharma (Phạm Đầu Lê), và là em gái của vua Jaya Prabhasadharma (Phạm Trấn Long)
 Vikrantavarman I
 Dịch-lợi Chư-cát-địa
653-686
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Vikrantavarman I là con của Hoàng tử Jagaddharma (cháu vua Kandarpadharma - Phạm Đầu Lê)
 Naravahanavarman
 
686-?
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 
 Vikrantavarman II
 Sri Vikrantavarman
 Dịch-lợi Kiến-đa-thế-ma
687-741
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu
 Con vua Vikrantavarman I
 
 Lútuóluó
 Dịch-lợi Lô-đà-la
?-757
 Vua Champa
 Tôn giáo: Hindu

Hình 9.  Asia 400 AD. From Wikimedia Commons, the free media repository. Bản đồ thế giới năm 400 Sau Công nguyên. Thời kỳ vương quốc Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國; Huán Wáng). Bản đồ Đông Nam Á thế kỷ thứ 5.

 

2. Hoàn Vương (757- 859): Huan-wang

Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國; Huán wáng), là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc Champa trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Vương quốc Hoàn Vương được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp. Hoàn Vương độc lập cho đến năm 859 thì thống nhất với 4 tiểu quốc khác để thành hình quốc gia Champa.

Theo lịch sử, sứ mệnh cống nạp cuối cùng của Lâm Ấp cho triều đình nhà Đường vào năm 749, do một người cai trị tên là Lútuóluó (Dịch-lợi Lô-đà-la) cử đi. Sau này, Cựu Đường (Old Book of Tang) chép rằng Lâm Ấp (Lin Yi) đổi tên thành Huánwáng (Hoàn Vương) vào thời Chi Đức (the Zhide) khoảng năm 756.

Để tìm hiểu Virapura đặt tại đâu thì có nhiều ý kiến cho rằng, Virapura kinh đô Hoàn Vương đặt tại Panduranga, số khác cho rằng định đô tại Kauthara, còn lại định đô xung quanh khu vực Quảng Trị.

Theo lịch sử Champa, Hoàn Vương là một giai đoạn lịch sử từ năm (757-854) thuộc triều vương thứ năm với vị vua đầu tiên là Prithivindravarman. Triều đại của Prithivindravarman đánh dấu điểm khởi đầu của triều đại Hoàn Vương, kinh đô ở Virapura phía nam Champa. Triều đại Simhapura ở Thung lũng sông Thu Bồn được thành lập bởi Gangaraja (413-?) và kết thúc vào khoảng năm 740 sau Công Nguyên. Từ đó trung tâm quyền lực của Champa chuyển dần về phía nam Virapura (Hùng Tráng Thành).

Theo Huanghua Sidaji, một thừa tướng nhà Đường (Tang prime minister) tên là Jia Dan biên soạn vào khoảng năm 800, thì Hoàn Vương (Huánwáng) là một vương quốc nằm quanh khu vực Quảng Trị.

Theo một số tài liệu cho rằng Virapura (Hùng Tráng thành) là kinh đô Champa thời Hoàn Vương ở lãnh thổ xứ Kauthara (Khánh Hòa), bởi khu đền tháp Po Ina Nagar do các vị vua Hoàn Vương xây dựng.

Theo Wiki, vua Prithivindravarman vị vua Hoàn Vương đầu tiên, theo tôn giáo Hinduism, sinh ra tại Kauthara và qua đời năm 774 tại Virapura thuộc kinh đô Hoàn Vương. Vua Satyavarma là vị vua Hoàn Vương thứ hai, theo tôn giáo Hinduism.  Sinh ra tại Kauthara và qua đời năm 787 tại Kauthara. Satyavarma là cháu trai (con trai của chị gái) của vua Prithindravarman, người sáng lập một triều đại tập trung về phía nam của Champa. Vua Indravarman I, là vị vua Hoàn Vương thứ ba, theo tôn giáo Hinduism. Sinh tại Champa và qua đời năm 802 tại Kauthara. Indravarman I kế nhiệm ngôi vua từ anh trai là Satyavarman (770-787).

Theo Ts. Putra Podam, lịch sử Champa có giai đoạn mang danh xưng Hoàn Vương (Huánwáng) từ năm (757-859) được dời về phía nam Champa, tức gồm các địa khu kéo dài từ Vijaya, Kauthara và Panduranga, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Căn cứ tthêm lịch sử ba đời vua đầu tiên của Hoàn Vương đều sinh ra và qua đời tại Kauthara, thì khẳng định Virapura định đô xung quanh Kauthara.

Theo G. Maspero, vua Satyavarman (770-787) cư ngụ ở Panduranga, nơi mà tổ tiên ông đã sống và chú ông là vua Prithivindravarman (757-770) đã sống từ trước. Với chi tiết trên, G. Maspero đã nhận định rằng, ít nhất hai vị vua đầu tiên của Hoàn Vương đã đóng đô ở đất Panduranga.

Căn cứ các nhà du thám biển Champa cho biết đảo Zhànbùláo (Cù Lao Chàm hay Đảo Champa, được ghi trong các tài liệu của người Hồi giáo) nằm cách thủ đô Huánwáng 200 dặm về phía đông. Từ Zhànbùláo (Cù Lao Chàm) đến núi Ling (Lingaparvata) mất hai ngày, rồi đi một ngày đến nước Méndú (Phú Yên), đi thêm một ngày nữa đến nước Gǔdá (Kauthara), đi thêm nửa ngày mới đến nơi của Bēntuólàng (Panduranga).

Theo Ts. Po Dharma, trong Biên Niên Sử Panduranga (Sakkaray Dak Rai Patao), Panduranga được biết đến thời kỳ tiền sử gồm 5 vị vua gồm Po Aluah, Po Binnasur, Po Putik, Po Sulika, Po Klong Garai nhưng không cho biết trị vì từ năm nào. Theo Ts. Po Dharma, 5 vị vua này không phải là người thường mà là những vị thần linh, tự sinh ra (jiéng éng hay éngkat) và tự giáng thế để cai trị xứ sở Chăm. Sau một thời gian lên ngôi, các vị thần thánh này không chết, nhưng trở về thế giới linh thiên (nao meng rup). Theo Ts. Po Dharma thời kỳ lịch sử của Panduranga bắt đầu từ Triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247), lên ngôi năm Sửu, thoái vị năm Mùi (dị bản khác cho là năm Ngọ), trị vì 43 năm, đóng đô ở Bal Hanguw (gần biên giới Krong Pha, Dalat). Căn cứ nghiên cứu của Ts. Po Dharma, thì thần dân Champa chỉ biết đến Panduranga hay chính xác hơn biết về vị vua đầu tiên của xứ Panduranga là vào năm 1193 hay 1205. Người Chăm tại Panduranga hoàn toàn không biết sự tồn tại của Virapura (Hùng Tráng Thành), bởi Hoàn Vương độc lập từ năm (757-859).

Theo Ts. Putra Podam, nếu Hoàn Vương (Huánwáng) tồn tại ở phía nam Champa bao gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga từ năm (757-859), thì có nghĩa rằng Hoàn Vương cũng được xem là tiền thân của Panduranga. Do vậy, Panduranga phải được được biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh dấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832).

Điều trên sẽ mâu thuẫn với lý thuyết của Ts. Po Dharma. Ông cho rằng thời kỳ lịch sử của Panduranga chỉ bắt đầu từ Triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247).

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, Panduranga chỉ tồn tại từ (1611 - 1692). Tính từ năm thất thủ Kauthara (1611) và tồn tại đến hết triều vương Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692 đóng đô tại Panduranga và chuyển sang triều vương Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727) đóng đô tại Thuận Thành trấn (Panduranga) cho đến khi xóa khỏi bản đồ vào năm 1832.

Căn cứ cơ sở trên, theo Ts.Putra Podam, Hoàn Vương (Huánwáng) độc lập từ năm (757-854) tồn tại ở phía nam Champa (gồm các địa khu Vijaya, Kauthara và Panduranga), kinh đô Hoàn Vương mang tên Virapura (Hùng Tráng Thành) phải đặt tại xung quanh Kauthara, chứ không phải đặt tại Panduranga.

Triều đại

Tên tiếng Phạn

Tên khác

Thời gian

Dòng dõi

Vương triều thứ 5: (757-854)

Kauthara-Panduranga

 

 Prithivindravarman

 Sri Prithivindravarman

 Dịch-lợi Tất-để-bân-đà-la-bạt-ma,

 Tên truy tặng:  Rudraloka.

757-770

 Vua Hoàn Vương (Raja-di-raja)

 Tôn giáo: Hindu

 

Satyavarma

 

Dịch-lợi Tát-đa-bạt-ma,

Tên hiệu: Sri Satyavarman,

Tên truy tặng: Isvaraloka.

770-787

Vua Hoàn Vương (Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Satyavarma là cháu vua Prithindravarman, con trai của chị gái nhà vua.

Nă 774, người Java tấn công phá đền Po Ina Nagar lần thứ nhất.

 Indravarman I

 Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma

787-801

 Vua Hoàn Vương (Raja-di-raja)

 Tôn giáo: Hindu

 Em vua Satyavarman

 Năm 787, người Java tấn công Champa lần thứ hai và phá đền Hòa Lai.

 Harivarman I

 Dịch-lợi Ha-lê-bạt-ma,

 Tên hiệu: Sri  Harivarman Deva Rajadhiraja.

802-817

 Vua Hoàn Vương (Raja-di-raja)

 Tôn giáo: Hindu

 Em rể vua Indravarman I.

 Chữ viết Champa đầu tiên được khắc, thay thế dần chữ Phạn (Sanskrit).

 Vikrantavarman III

 Dịch-lợi Bì-kiến-đà-bạt-ma,

 Tên hiệu: Sri Vikrantavarmadeva

817-854

 Vua Hoàn Vương (Raja-di-raja)

 Tôn giáo: Hindu

 Con vua Harivarman I

Hình 10. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.

 

3. Chiêm Thành (859-1471): Zhan-cheng (Champa)

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).

Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Lin Yi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Lâm Ấp (Lin Yi) là tiền thân của vương quốc Champa.

Theo khoa học lịch sử, vua mang danh xưng Lâm Ấp và Champa là vua Jaya Sambhuvarman (Phạm Phạn Chí), trị vì (572-629), qua đời vào năm 629. Lâm Ấp cáo chung năm 605, và tiếp tục làm vua Champa (605-629).

Danh xưng vua Champa đầu tiên là: Kandrapadharmavarman (Phạm Đầu Lê), trị vì (629-640), là vị vua Champa (Raja-di-raja) thuộc triều đại Simhapura theo tôn giáo Hinduism. Kandarpadharma là vị vua đầu tiên trong lịch sử chính thức phong tước hiệu Vua Champa: Campāpr̥thivībhuj (chúa tể của vùng đất Champa) và Campāpura (thành phố Champa). Kandarpadharma là thành viên của triều đại Simhapura, triều đại Gangeśvara do Gangaraja thành lập.

Danh xưng Champa xuất hiện lần đầu tiên trong các bia ký vào thế kỷ thứ VII. Bia ký C96 ở Mỹ Sơn năm 658 đề cập đến danh từ Campapuryyam (thành bang Champa), Campapura-pamesvara (chúa tể của thành bang Champa), và Campanagara (vương quốc Champa). Bia C73 tại Mỹ Sơn nhắc đến danh từ Campadesa (người mang lại thịnh vượng cho Champa). Danh xưng Champa còn xuất hiện qua văn bia vua Kandarpadharma tại Huế.

Tại Angkor, một bia ký của Đế chế Khmer ghi nhận Champa vào năm 668, người trị vì Champa (Campasvara) đã sai sứ bộ đến Kampuchea.

Champa một thời kỳ mệnh danh là Hoàn Vương (Huan-wang) từ năm (757-859). Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國), là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc Champa trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Theo một số tài liệu khác cho rằng Virapura là kinh đô Champa thời Hoàn Vương ở lãnh thổ xứ Kauthara (Khánh Hòa), bởi khu đền tháp Po Ina Nagar do các vị vua Hoàn Vương xây dựng. 

Vương quốc Champa mang quốc hiệu Champapura (theo Sanskrit là: Campapura hay Campanagara) được vua Champa là Indravarman II, trị vì (854-893), chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước Champa.

Sử sách Trung Hoa ghi là: 占城 (Zhàn chéng hay Zhancheng) từ năm 877. Phiên âm theo Hán Việt là: Chiêm Thành), phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa), “Chiêm” là từ phiên âm từ “Champa”, “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc.

Vương quốc Champa (Campānagara, tiếng Hindi: चम्पानगर) mang quốc hiệu Campāpura, được sử sách Trung Hoa ghi 占城 (Zhancheng), được phiên âm theo Hán Việt: “Chiêm Thành”, danh xưng chính thức trên bản đồ thế giới: Champa.

Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến trong các văn bản lịch sử ở các quốc gia Đông Nam Á.

Về sau, các bia ký thường đề cập đến sự ra đời một triều đại mới của Champa đặt thủ đô tại Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Sáng lập viên của vương triều Indrapura là vua Indravarman II (854-893). Ông tự cho mình là người xuất thân từ một dòng tộc mang tính cách huyền thọai được ghi trên bia ký vào năm 875 tại Ðồng Dương.

Indravarman II là vị vua theo tôn giáo: Hinduism, nhưng rất tôn sùng Phật Giáo (vị vua đầu tiên đưa Phật giáo Đại thừa vào Champa). Đây là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của nhiều công trình xây dựng các đền Phật Giáo ở Ðồng Dương. Mặc dù đã từng đứng ra thực hiện những trung tâm Phật Giáo đại thừa rất là đồ sộ có chu vi lớn hơn một cây số cộng thêm đức tin của ông đối với đạo Phật, nhưng vua Indravarman II vẫn còn giữ nguyên truyền thống Shiva Giáo của các vị vua tiền bối đã từng cai trị miền bắc của Champa trước đó. Thần dân Champa chưa bao giờ theo Phật giáo, sự xuất hiện tu viện Phật giáo ở Champa là do nhà vua xây để nghiên cứu, vì đức tin của nhà vua đối với Phật giáo. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Champa trong thời gian rất ngắn và kết thúc khoảng năm 925.

Sự kiện năm 1471 sau khi vua Trà Toàn thất bại, là một cuộc tàn sát đẫm máu nhất của vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đối với thần dân Champa. Sau cuộc chính biến lịch sử này có khoảng 30.000 người trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm Thi Nại là những di cư chính trị, Hoàng tộc Champa trong đó có con (hai hoàng tử) của vua Trà Toàn là Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang Malacca (Melaka) và một số khác chạy sang vùng đất Kelantan (Malaysia). Khoảng 40.000 người chạy sang Lào và Kampuchea. Sau cuộc tàn sát đẫm máu này, vua Lê Thánh Tông giải tán vương quốc Champa, thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ. Thần dân Champa bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt.

vua Trà Toại (Po Kaprih), em vua Trà Toàn, dẫn theo một số tàn quân trốn lên xứ Bồn Man (Tây Nguyên ngày nay), được dân chúng tôn lên làm vua. Po Kaprih xưng hiệu Trà Toại và cho người sang Trung Hoa cầu cứu nhà Minh, báo cáo tình hình của Champa. Nhà Minh không tán thành việc Đại Việt chiếm đóng Champa nhưng không dám can thiệp trực tiếp.

Năm 1472, vua Lê Thánh Tông sai sứ sang Trung Hoa báo cáo sự tình, Minh Hiển Tông trách cứ Đại Việt chiếm đế đô Đồ Bàn (Vijaya). Sau đó nhà Minh sai sứ sang phong vương cho Trà Toại nhưng khi đến cửa Tân Châu (Quảng Nam) quân Lê Thánh Tông không cho cập bờ, vì Lê Thánh Tông phản đối việc phong vương cho Trà Toại.

Năm 1474, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm mang 30.000 quân lên Tây Nguyên lùng bắt Maha Sajai (Trà Toại) đưa về hành hình tại Thăng Long. Vijaya cáo chung 400 năm.

Triều đại Vijaya chính thức cáo chung, Champa tan rã và lui dần về phía nam. Tướng Bố Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua Champa.

Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, vua Lê Thánh Tông xâm chiếm hoàn toàn khu vực Vijaya-Degar. Sau cuộc chiến, Champa bị sụp đổ và thu hẹp dần phía nam chỉ còn địa khu Aia Ru (Phú Yên) hay tiểu quốc Hoa Anh (là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, đèo Cù Mông đến núi Đá bia-Thạch Bi Sơn thuộc Phú Yên và cư dân nòng cốt là người Rhade), tiểu khu Kauthara (Aia Terang-Nha Trang), tiểu quốc Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) và phía Tây là tiểu quốc Nam Bàn (tiểu quốc Jarai) gồm các dân tộc trên cao nguyên (Tây Nguyên ngày nay).

Chúa Nguyễn, do không đủ tiềm năng quân sự để chống các chúa Trịnh phương bắc, các chúa Nguyễn chỉ còn cách phát động phong trào Nam Tiến, tức là cầm gươm tiến về phía lãnh thổ Champa. Cuộc Nam Tiến của chúa Nguyễn càng tăng tốc theo thời gian trước sức ép của các chúa Trịnh. Nhưng cuộc Nam Tiến này chỉ dọc theo các vùng duyên hải, vì dễ bài binh bố trận, để đánh chiếm Champa. Ngược lại chúa Nguyễn không dám phiêu lưu lên các vùng rừng núi phía Tây (Tây Nguyên-tiểu quốc Nam Bàn), vì không nắm vững địa dư phong thổ nơi cộng đồng của tộc người Rhade, Jarai, Chăm, Stieng, Mnong, Bahnar, K’ho, Lat (Lạch), Chil, Sre, …

Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, danh xưng Champa đã phân rã thành các danh xưng như sau:

Hoa Anh (1471 - 1611): Aia Ru (Phú Yên)

Kauthara (757- 1653): Aia Terang (NhaTrang-Khánh Hòa)

Nam Bàn (1471 đến thế kỷ 20): Vijaya- Degar (Tây Nguyên)

Panduranga (757-1693): Ninh Thuận, Bình Thuận

 - Thuận Thành Trấn (1693 - 1832): Ninh Thuận, Bình Thuận

 

Triều đại

Tên tiếng Phạn

Tên khác

Thời gian

Dòng dõi

Vương triều thứ 6: (859-991)

Indrapura-Chiêm Thành (Champa)

Indravarman II

 

Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma,

Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin,

Tên hiệu: Sri Indravarmadeva,

Tên truy tặng: Paramabuddhaloka

 

854-893

Vua Chiêm Thành (Champa) 

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Indravarman II là vị vua đầu tiên đưa Phật giáo Đại thừa vào Champa.

Indravarman II, không thuộc thành viên gia tộc của các triều đại trước.

Quốc hiệu Champapura: Bính âm: Zhancheng; Hán Việt: Chiêm Thành, chính thức sử dụng năm 877.

Jaya Simhavarman I

Xà-da Tăng-gia-bạt-ma,

Jaya Simhavarmadeva,

Jaya Sinhavarmadeva Campapura Paramesvara,

Tên hiệu: Sri Jaya Simhavarmadeva.

897-904

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Cháu vua Indravarman II.

Chính hậu: Tribhuvana Mahadevi hay Tribhuvanadevi.

Thứ hậu: Surendradevi.

Hoàng tử: Saktivarman.

 

Jaya Saktivarman

 

904-905

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Jaya Simhavarman I.

Bhadravarman II

Xà-da Ha-la-bạt-ma

905-917

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Bhadravarman II tiếp tục quan hệ với Java (quốc gia Ða Ðảo).

Indravarman III

Xà-da Nhân-đức-man

918-960

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Bhadravarman II.

Islam (Hồi giáo) chính thức được phổ biến trong hoàng gia thời vua Indravarman III.

Năm 918, tạc tượng Bhagavati bằng vàng để tôn vinh nữ thần từ Yang Pu Kauthara trở thành Yang Pu Nagara.

Năm 945, vua Khmer là Rajendravarman II, đánh Kauthara cướp tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.

Jaya Indravarman I

Dịch-lợi Nhân-di-bàn,

961-971

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Indravarman III.

Năm 965, vua Jaya Indravarman I, tạc tượng nữ thần Bhagavati bằng đá hoa cương được lưu đến nay.

Paramesvaravarman I

Dịch-lợi Bế Mi Thuế,

Dịch-lợi Phê Mi Thuế,

Paramesvara Yang Pu Indra,

972-982

 

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Jaya Indravarman I

Paramesvaravarman I, vị vua đầu tiên của Champa đối diện trực tiếp Đại Cồ Việt.

Văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc Champa chính thức du nhập vào đời sống cung đình người Việt.

Indravarman IV

Dịch-lợi Nhân-đà-la-bạt-ma,

Xá Lợi Đà Ngô Nhựt Hoàn,

Ngô Nhựt Hoàn.

983-986

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Indrapura-Chiêm Thành (Champa)

?

Lưu Kỳ Tông,

Lưu Kế Tông,

Liu Ji-zong,

986-989

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tướng người Việt cướp ngôi, tự xưng vương Champa.

Thần dân Champa theo Islam chạy sang nhà Tống, đặc biệt Hải Nam và Quảng Châu để tị nạn.

Tín đồ Islam ở Champa theo Bằng Vương La ở phía Nam nổi dậy chống Lưu Kỳ Tông.

Vương triều thứ 7: (991-1044):

Vijaya-Chiêm Thành (Champa)

Harivarman II

Dịch-lợi Băng-vương-la,

Tên hiệu: Sri Harivarmadeva,

988-997

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Jarai (Jrai)

Harivarman II, dời thủ đô Champa về Indrapura.

Ranh giới Đại Cồ Việt và Champa trong giai đoạn này tại đèo Ngang.

Yang Puku Vijaya Sri

 

Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma,

Po Allah,

Tên hiệu: Yang Puku Vijaya Sri,

Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi,

998-1006

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Jarai (Jrai)

Con vua Harivarman II.

Lần đầu tiên vua Champa sang Mecca (Makkah) hành hương.

Islam cùng với đạo Hinduism phát triển.

Trung tâm quyền lực đầu tiên đặt tại Vijaya.

 

Harivarman III

Dịch-lợi Ha-lê-bạt-ma,

Hà Lê Bạt Mã,

Tên hiệu: Sri Harivarmadeva,

1007-1018

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Giống lúa Chiêm lần đầu tiên đưa sang Trung Quốc.

Vijaya

Yang Pu ku Sri

 

Thi Nặc Bài Ma Diệp,

Chế-mai-pa Mộ-tài (Chemeipai Moti).

Tên hiệu: Paramesvaravarman II.

1018-1030

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), vị Hoàng đế đầu tiên đổi quốc hiệu là Đại Việt.

Vikrantavarman IV

Dịch-lợi Bì-kiến-đà-bạt-ma,

Yang pon ku Sri Vikrantavarmadeva

1030-1041

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Paramesvaravarman II

Jaya Simhavarman II

Sạ Đẩu,

Po Tik,

Tên hiệu: Yang po ku Sri Simhavarmadeva

1041-1044

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Vikrantavarman IV.

Vua Lý Thái Tông đánh phá thành Phật Thệ, bắt Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea).

Vương triều thứ 8: (1044-1074)

Kauthara-Chiêm Thành (Champa)

 

Jaya Paramesvaravarman I

Ứng Ni,

Quách Gia Di,

Isvaramurti,

Tên hiệu: Yang Po Ku Sri Jaya Paramesvaravarmadeva.

1044-1060

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Tướng Champa Quách Gia Di, giết vua Sạ Đẩu, dâng cho vua Lý Thái Tông.

Thần dân Champa chạy lên Tây Nguyên lánh nạn thành người Rhadé.

Bhadravarman III

?

1060-1061

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Jaya Paramesvaravarman I.

Rudravarman III

Chế Củ,

Yang Po Ku Sri Rudravarmadeva,

1061-1074

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Jaya Paramesvaravarman I, em trai vua: Bhadravarman III.

Vua Lý Thánh Tông chiếm Vijaya bắt vua Rudravarman III đưa về Thăng Long.

Vương triều thứ 9: (1074-1139)

Indrapura- Chiêm Thành (Champa)

Harivarman IV

Hoàng tử Than (Thân),

Vishnumurti, Madhavamurti,

Devatamurti,

Tên hiệu: Yang Po Ku Vijaya Sri Harivarmmadeva,

1074-1080

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Cha một quý tộc họ Dừa (bộ tộc phía bắc), mẹ họ Cau (bộ lạc phía nam).

Jaya Indravarman II

Chế Ma Na,

Hoàng tử: Vak,

Vak Yang Devatamurtti,

Tên hiệu: Yang Po Ku Sri Jaya Indravarmmadeva Devatamurtti,

Tên truy tặng: Paramabuddhaloka

1080-1081

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Harivarman IV.

Lên ngôi vua lúc 9 tuổi. (Nhường ngôi vua).

 

Paramabhodhisatva

Si-bà Ra-ma Bồ-đề Sát-bà,

Hoàng tử: Pan (Phan),

Tên hiệu: Yang Po Ku Vijaya Sri Paramabhodhisatva.

1081-1086

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Hoàng tử Vak còn nhỏ 9 tuổi, nên Hoàng tử Pan là chú lên thay.

Sau đó lại nhường ngôi cho hoàng tử Vak (Chế Ma Na).

Jaya Indravarman II

 (restore)

Chế Ma Na,

Hoàng tử: Vak,

Vak Yang Devatamurtti,

Tên hiệu: Yang Po Ku Sri Jaya Indravarmmadeva Devatamurtti,

Tên truy tặng: Paramabuddhaloka

1086 -1113

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Làm vua lần 2.

Tôn giáo: Hindu

Con vua Harivarman IV.

Harivarman V

Hoàng tử: Sundaradeva,

Tên hiệu: Sri Harivarmadeva

1114-1129

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Cháu vua Jaya Indravarman II (Chế Ma Na).

Vua Harivarman V không người thừa kế nên đề cử con nuôi Devaraja làm Thái tử.

Vương triều thứ 10: (1139-1145)

Vijaya- Chiêm Thành (Champa)

Jaya Indravarman III

Jaya Indravarman,

Po Sulika,

Thái tử: Dav Veni Laskmi Sinyang,

Tên hiệu: Devaraja,

Tên truy tặng: Rudraloka.

1139-1145

Chiến tranh 10 năm

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con nuôi vua Harivarman V.

Vương triều thứ 11: (1145-1318)

Vijaya- Chiêm Thành (Champa)

Rudravarman IV

Parabrahman,

Tên hiệu: Sri Rudravarmadeva,

Tên truy tặng: Paramabrahmaloka,

1145-1147

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Năm 1145 bị quân Khmer truy lùng vua bỏ Vijaya chạy lên cao nguyên: Rhade, Jarai, Churu, Raglai, Bahnar, …

Jaya Harivarman I

Chế Bì La Bút,

Chế Bì Ri Bút,

Hoàng tử:  Sivanandana,

Ratnabhumivijaya,

Tên hiệu: Sri Jaya Harivarmmadeva,

1147-1166

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua Rudravarman IV.

Chính hậu: Jinnyan.

Jaya Harivarman II

Hoàng tử: Sakan,

Sakan Vijaya,

1166-1167

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Jaya Harivarman I

Jaya Indravarman IV

Po Klung Girai,

Po Klong Garai,

Po Klau Girai,

Jaya Indravarman,

Tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva,

 

1167-1190

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Jarai (Jrai)

Người Islam ở đảo Hải Nam dạy quân vua Champa cách cưỡi ngựa xung trận.

Suryajayavarman

(vua Khmer)

Vua Khmer tại Vijaya

1190-1191

Champa trở thành thuộc địa của Chân Lạp. Panduranga và Vijaya là hai tỉnh của đế quốc Angkor lần thứ nhất.

Jaya Indravarman V

(vua Champa)

 

Rasupati,

 

1191-1192

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Rasupati tự xưng vua xứ Vijaya.

Suryavarman

(vua Khmer)

Hoàng tử: vidyanandana,

Vua Khmer tại Panduranga 1190-1192,

Vua Khmer tại Vijaya năm 1192.

1192-1203

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Đế quốc Khmer chiếm đóng

Dhanapati,

1203-1220

Quân đội Khmer dẹp cuộc nổi dậy trên Cao Nguyên Champa.

Champa trở thành một tỉnh của đế quốc Angkor lần thứ hai khoảng 17 năm.

Jaya Paramesvaravarman II

Hoàng tử: Angsaraja,

Sri Ajirang,

 

1220-1254

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua: Jaya Harivarman II

Nhiều bộ lạc trên Tây Nguyên về thần phục.

Jaya Indravarman VI

Hoàng tử: Sakan,

Sakan Vijaya,

Harideva,

1252-1257

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Em vua: Jaya Paramesvaravarman II

Indravarman V

Cei Harideva,

Jaya Simhavarmadeva,

Tên hiệu: Paramodbhava

1257-1285

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Con vua: Jaya Paramesvaravarman II.

Vợ: Paramaratnastri, Suryalaksmi, Gaurendraksmi.

Hậu duệ (con): Hoàng tử: Jaya Simhavarma III,

Công chúa: Suryadevi.

Binh lính Champa theo Islam thua trận sang định cư đảo Hải Nam, nơi Champa đi lập nghiệp năm 992 thời Lưu Kỳ Tông.

Jaya Simhavarman III

Chế Mân,

R'cam Mal,

Hoàng tử Harijit,

Raja Kembayat,

1285-1307

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai),

Con vua: Indravarman V,

Con Hoàng hậu: Gaurendraksmi

Các người vợ:

- Bhaskaradevi (Islam tại Java),

- Tapasi (Islam tại Java),

- Paramecvari (Huyền Trân, Đại Việt).

Vua Trần Nhân Tông sang ở Champa 9 tháng, hứa gã Huyền Trân cho Vua Chế Mân.

Huyền Trân chạy trốn khỏi Champa.

Jaya Simhavarman IV

Chế Chí,

Chế Dà La,

Hoàng tử: Po Sah,

Tên hiệu: Harijitatmaja.

Tên vương: Jaya Simhavarman IV

1307-1312

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).

Chế Chí là con vua Chế Mân và chánh hậu Bhaskaradevi (Islam Java).

Chế Chí bị bắt và qua đời tại Thăng Long.

Jaya Simhavarman V

Chế Năng,

Chế Đà A Bà Niêm,

Chế Đa A Ba,

1312-1318

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam).

Chế Năng là con vua Chế Mân và hoàng hậu Tapasi (Islam Java).

Chế Năng thua trận cùng hoàng gia chạy sang Java lánh nạn quê hương mẫu hậu Tapasi.

Đây là đợt di dân thứ ba của người Champa đi Java và hải ngoại.

Vương triều thứ 12: (1318-1390)

Vijaya-Chiêm Thành (Champa)

Jaya Ananda

Chế Anan,

Thủ (Patalthor),

Tên hiệu: Jaya Ananda,

1318-1342

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Hậu duệ: Chế Mỗ

Chế Bồng Nga.

Chế Anan là thống soái quân lực của vua Chế Năng.

Maha Sawa

Trà Hòa,

Trà Hòa Bồ Đề,

1342-1360

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Trà Hòa con rể vua Jaya Ananda (Chế Anan).

Trà Hòa thuộc dòng dõi vua Chế Mân.

Jaya varman

Chế Bồng Nga,

Sultan Zainal Abidin,

R'cam Bunga,

Jaya R'cam B'nga,

Anak Champa Bunga,

Ngo-ta-Ngo-che,

Tên hiệu: Jaya varman.

 

1360-1390

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Con vua: Chế Anan (Jaya Ananda)

Hoàng hậu (vợ): Siti Zubaidah (Kelantan-Malaysia)

Hậu duệ (con):

- Chế Ma Nô Đà Nan,

- Chế San Nô,

- Công chúa Puteri Amina.

Vua Chế Bồng Nga đánh chiếm Thăng Long 4 lần.

Vương triều thứ 13: (1390-1458)

Vijaya-Chiêm Thành (Champa)

Jaya Simhavarman VI

La Ngai,

La Khải,

Ko Cheng,

Tên hiệu: Jaya Simhavarmadeva,

Tên vương: Sri Jayasimhavarmadeva,

1390-1400

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

La Khải là phó tướng của Chế Bồng Nga, đưa thi thể Chế Bồng Nga làm thủ tục Islam (Hồi giáo).

Hoàng hậu (vợ) tên Paramesvari.

Hậu duệ (con): Indravarman VI.

La Khải cai trị khắt khe, hai con trai của vua Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và Chế San Nô sợ bị ám hại đã chạy sang Đại Việt xin tị nạn.

Indravarman VI

Ngauk Klaung Vijaya

Chang-pa-ti-lai

Ba Đích Lại,

1400-1441

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Con vua:

Jaya Simhavarman VI.

Nhà Hồ nam tiến năm 1400, 1402, 1403. Champa bắc tiến năm 1407.

Virabhadravarman

 

Srindra Visnukirti

1441-1444/46?

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Cháu vua: Jaya Simhavarman VI, cũng là cháu vua: Indravarman VI.

Vương triều thứ 14: (1458-1471)

Vijaya-Chiêm Thành (Champa)

 

Maha Vijaya

Maha Bí Cai

1441-1446

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Cháu vua: Ba Đích Lại.

Soán ngôi của anh trai là: Maha Kali (Maha Quý Lai).

Vua Lê Nhân Tông tiến chiếm Vijaya bắt công chúa Po Sah Ina.

Nhiều hoàng tôn Champa chạy lên Tây Nguyên như: Trà Toàn (Po Ka Prah), Trà Toại (Po Ka Prih).

Maha Kali

Maha Quý Lai

1446-1449

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Anh trai vua: Maha Vijaya (Maha Bí Cai)

Vua Lê Nhân Tông đánh lên Tây Nguyên tiêu diệt các dân tộc người Thượng chiếm xứ Bồn Man (Jarai-Kontum).

Maha Kaya

Maha Quý Do,

Maha Kido,

Bí Do

 

1449-1458

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Hindu

Quý Do em vua: Maha Kali (Maha Quý Lai), giết anh Quý Lai và cướp ngôi vua.

 

Maha Saya

Maha Trà Duyệt,

Bàn La Trà Duyệt,

Maha Bàn La Trà Duyệt,

Po Dam,

Po Kathit,

1458-1460

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Con vua:  Maha Vijaya (Maha Bí Cai).

Trà Duyệt giết vua Maha Kaya (Maha Quý Do), tự xưng vương, hiệu Maha Trà Duyệt.

Maha Sajan

 

Maha Trà Toàn,

Bàn-La Trà Toàn,

Po Kabrah,

Panluo Chaquan,

Chandranekalawa.

1460-1471

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Trà Toàn em vua: Trà Duyệt.

Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) chặt đầu vua Trà Toàn tại Nghệ An và treo trên đầu thuyền khắc chữ: “Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ”.

Hậu duệ (Hai hoàng tử): Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang tị nạn Melaka.

Số khác chạy sang Kelantan (Malaysia), Lào và Kampuchea.

Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đã tàn sát thần dân Champa, phá hủy thành Vijaya. Đồng hóa Champa vào xã hội Đại Việt.

Maha Sajai

Maha Trà Toại,

Bàn-La Trà Toại,

Po Kabrih,

 

1471-1474

Vua Chiêm Thành (Champa)

(Raja-di-raja)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Trà Toại em vua: Trà Toàn.

Lê Thánh Tông sai tướng Lê Niệm lên Tây Nguyên bắt Maha Sajai (Trà Toại) đưa hành hình tại Thăng Long.

Thành Đồ Bàn tại Vijaya-Degar hoàn toàn bị xóa sổ.

 

Wan Bo Tri Tri

Wan Bo,

Sultan Wan Abu Adullah.

1471,

1474-1478

Vua Chiêm Thành (Champa)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Wan Bo Tri Tri là con rể của vua Maha Sajan (Maha Trà Toàn).

Wan Bo rời Patani đến Champa để giúp cha vợ là Trà Toàn chống Đại Việt.

Wan Bo xưng vương và cho lui quân về Panduranga (Phan Lung).

 

Wan Abu Yusof

 

1478

Vua Chiêm Thành (Champa)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri)

Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga

 

Wan Abdul Kadir 

Kou Lai

1479-?

Vua Chiêm Thành (Champa)

Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai)

Cháu của Wan Bo (Wan Bo Tri Tri)

Xưng vương Chiêm Thành tại Panduranga

 

Hình 11. Vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin, R'cam Bunga),  Champa (Champa empire) tấn công Thăng Long (Hà Nội) từ năm (1360-1390).

 

7. Panduranga (757-1832): Ninh Thuận, Bình Thuận

Panduranga (757-1693):

Căn cứ vào các bia ký Champa, tư liệu cổ Việt Nam và Trung Hoa, các nhà nghiên cứu phương Tây đã phác họa lịch sử vương quốc Champa một cách tổng thể từ thế thế kỷ thứ 2 đến thể kỷ 15 (1471), năm thất thủ Vijaya, tức là thành Ðồ Bàn (G. Maspero: 1928); G. Coedes: 1964). Sau năm 1471, các bia ký Champa không còn xuất hiện, nên một số nhà nghiên cứu ít quan tâm đến lịch sử cận đại của Panduranga (Champa).

Theo nhiều thư tịch cổ Chăm, người Chăm sống ở tiểu bang Panduranga (Phan Rang và Phan Rí) còn lưu trữ rất nhiều văn bản cổ viết bằng chữ Thrah (Srah) liên quan đến lịch sử và nền văn minh Champa sau năm 1471 (P-B. Lafont: 1980). Trong kho tàng thư tịch cổ này, Sakkarai Dak Rai Patao, viết về Biên Niên Sử của vua chúa Panduranga.

Theo Ts. Putra Podam, lịch sử Champa có giai đoạn mang danh xưng Hoàn Vương (Huánwáng) từ năm (757-859), đóng đô tại Panduranga-Kauthara. Hoàn Vương được xem là tiền thân của Panduranga được biết đến đầu tiên từ năm 757 (Hoàn Vương tại địa khu Panduranga) và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh đấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832).

Theo Ts. Po Dharma, trong Biên Niên Sử Panduranga (Sakkaray Dak Rai Patao), Panduranga được biết đến thời kỳ tiền sử gồm 5 vị vua gồm Po Aluah, Po Binnasur, Po Putik , Po Sulika, Po Klong Garai nhưng không cho biết trị vì từ năm nào. Theo Ts. Po Dharma thời kỳ lịch sử của Panduranga bắt đầu từ Triều đại Po Sri Agarang  (1193-1235 hay 1205-1247), lên ngôi năm Sửu, thoái vị năm Mùi (dị bản khác cho là năm Ngọ), trị vì 43 năm, đóng đô ở Bal Hanguw (gần biên giới Krong Pha, Dalat).

Một số nghiên cứu khác cho rằng, Panduranga tồn tại từ (1611 - 1692). Tính từ năm thất thủ Kauthara (1611) và tồn tại đến hết triều vương Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692 đóng đô tại Panduranga và chuyển sang triều vương Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727) đóng đô tại Thuận Thành trấn (Panduranga).

 

Thuận Thành Trấn (1693-1832):

Thuận Thành Trấn, chính thức tồn tại từ năm 1693 đến hết năm 1832.  Năm 1692, nhà Nguyễn tấn công Panduranga-Champa, thay đổi danh xưng “Panduranga” thành “Trấn Thuận Thành” thành lập phủ Bình Thuận đầu tiên trên lãnh thổ của vương quốc này, tập trung những cư dân người Kinh sinh sống ở Champa, cư dân này là công dân của triều đình Huế.

Năm 1771, Champa trở thành nạn nhân của cuộc chiến giữa Tây Sơn làm chủ ở phương bắc và Nguyễn Ánh chiếm đóng Sài Gòn để làm hậu cứ. Nằm trên địa thế bị kèm kẹp giữa lãnh thổ của Tây Sơn và Nguyễn Ánh, vương quốc Champa bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa người Việt và chấp nhận phải qui phục phe thắng trận dù là Nguyễn Ánh hay Tây Sơn. Kể từ đó, Champa hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh.

Năm 1802, Nguyễn Ánh thắng trận, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, quyết định phục hưng lại nền độc lập Champa và giao quyền cai trị cho Po Saong Nyung Ceng, người đã từng giúp đỡ Nguyễn Ánh chống quân Tây Sơn. Bên cạnh đó, vua Gia Long còn ban cho người kế cận trong chiến trường chống Tây Sơn là Lê Văn Duyệt lên làm Tổng Trấn Gia Định Thành và giao quyền bảo trợ vương quốc Champa ở phía nam của triều đình Huế.

Kể từ đó, nền hòa bình và thịnh vượng trở lại trên vương quốc Champa, một quốc gia đặt dưới quyền đô hộ của triều đình Huế qua trung gian của Lê Văn Duyệt, phó vương ở miền Nam . Sau ngày băng hà của vua Gia Long vào năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, tìm cách xóa bỏ qui chế Gia Định Thành của Lê Văn Duyệt và đưa vương quốc Champa vào vòng kiểm soát trực tiếp của triều đình Huế. Chiến tranh giữa vua Minh Mệnh và Lê Văn Duyệt bắt đầu bùng nổ gây ảnh hưởng trực tiếp trên vương quốc Champa. Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt (tổng trấn Gia Định Thành) từ trần, lịch sử Champa cũng kết thúc khi vua Minh Mệnh cho quân tiến vào tiêu diệt và diệt chủng thần dân Champa, xóa danh xưng vương quốc Champa, xóa Champa khỏi bản đồ thế giới và sáp nhập hoàn toàn vùng đất của vương quốc Champa vào nước Việt Nam. Champa trở thành khúc giữa của bản đồ Việt Nam hiện đại. 

Triều đại

Tên tiếng Phạn

Tên khác

Thời gian

Dòng dõi

Vương triều thứ 1: Bal Banây

 Po Aluah

Yang Puku Vijaya Sri,

Dương-phổ-cu Bi-trà-xá-lợi

998-1006

 Vua Chiêm Thành (Champa)

 Tôn giáo: Islam

 Sắc tộc: Raday (Jarai, Rhade)

 Theo Po Dharma: Vua huyền sử Panduranga?

 Po Binnasur

?

?-?

 Theo Po Dharma: Vua huyền sử Panduranga?

 Po Putik (Po Putrik)

?

?-?

 Theo Po Dharma: Vua huyền sử Panduranga?

 Po Sulika

 Bà Gia Nễ Các Đáp

 Jaya Harivarman II

? – 1167

1166-1167

 Theo Po Dharma: Vua huyền sử Panduranga?

P o Klong Garai

 Jaya Indravarman IV 

Bà Khắc Lượng Gia Lai

1167-1190?

1167-1205

 Vua Chiêm Thành (Champa)

 Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Raday (Jarai, Rhade)

  Theo Po Dharma: Vua huyền sử Panduranga?

Vương triều thứ 2:

Bal Hanguw

 Po Sri Agarang

 Kế Khả

1205-1247

Vua Panduranga

 Cei Anâk

 Kế Lực

1247-1281

 Vua Panduranga

 Con trai Sri Agarang

Vương triều thứ 3:

Bal Anguai

 Po Dobatasuar

 Bà Điệp

1281-1306

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Ngài không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Sri Agarang,

 Po Patarsuar

 Bà Bức

1306-1328

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Em vua Po Dobatasuar

 Po Binnasuar

 Bà Bính

1328-1373

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Em vua Po Patarsuar

 Po Binnasuar (vua Panduranga-Panrang)

 Khác vua Chế Bồng Nga (vua Champa tại Vijaya Degar).

Vương triều thứ 4:

Bal Anguai

 Po Parican

 Bà Phát

1373-1397

 Vua Panduranga

 Không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Dobatasuar

Vương triều thứ 5:

Bal Cau

 Po Kasit

 Bà Khiết

1433-1460

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Con vua Po Parican

 Po Kabrah

 Bà Kế

1460-1494

 Vua Panduranga

  Tôn giáo: Islam

 Con vua Po Kasit

 Po Kabrah đi hành hương Malaysia và hứa gả em gái công chúa Po Sah Ina kết hôn Po Haniim Per (Islam).

 Po Kabih

 Bà Cấp

1494-1530

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Em vua Po Kabrah

 Po Karutdrak

 Bà Khứ

1530-1536

 Vua Panduranga

Tôn giáo: Islam

 Em vua Po Kabih

Vương triều thứ 6:

Bal Cau

 Maha Sarak

 Maha Trà Lộc

1536-1541

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Ngài không có liên hệ thân tộc với vương triều Po Parican

 Po Kunarai

 Bà Bãi

1541-1553

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Ngài là em của Po Maha Sarak

 Po At

 Bà Ất

 

Sultan Shafi'i Ibn Abu Khasim,

Sultan Yakup Shah ibu Din.

1553-1579

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Cháu vua Po Kunarai

Vương triều thứ 7:

Bal Canar

 Po Klong Halau

 Bà Khắc-Lượng Khất-Lưu

Po Klau Halu

1579-1603

 Vua Panduranga

T ôn giáo: Islam

 Ngài không có liên hệ thân tộc với vương triều Maha Sarak

 Po Nit

 Bà Nhiếp

1603-1613

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Con vua Po Klong Halau

 Po Jai Paran

 Bà Thái

1613-1618

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam  

 Em vua Po Nit

 Po Aih Khang

 Bà Ưng

1618-1622

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam  

 Con vua Po Jai Paran

Vương triều thứ 8:

Bal Canar

 Po Klaong Mah Nai

 

 Bà Khắc-Lượng Như-Lai,

 Po Maha Taha,

 Po Klong M’hnai,

 Po Klong Menai,

Wan Abdul Muzaffar Walaliyullah.

1622-1627

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

Sắc tộc: Churu, Raglai

P o Rome

 

 Bà Lâm,

 Agong Ronan,

 Nik Mustafa,

 Nik Mustafa Bin Wan Abul Muzaffar Waliyullah,

 Sultan Abdul Hamid Shah,

 Sultan Abdul Hamid Shah Bin Syarif Wan Abu Muzaffar Bin Syarif Wan Abdullah Umdatuddin,

Ong Tpouo,

 Ja Kathaot,

 Po Rome Kathaot,

 Yang Po Rome,

 Yang Thaok Po Rome,

 Cei Asit,

 Cahya,

 Po Gahluw.

1627-1651

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Thân phụ: Wan Abul Muzaffar,

 Sắc tộc Churu

 Thân Mẫu: Chăm

 Con rể vua Po Klaong Mah nai.

 Vợ (vương hậu):

 Hoàng hậu Sucih (Bia Sucih hay Than Cih),

 Thứ hậu Than Can (Bia Than Can) là công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade,

 Tam hậu Puteri Siti (Công chúa Siti),

 Công nữ Ngọc Khoa,

 Bia Laku Makam (Hoàng hậu Laku Makam),

 Bia Hatri (Hoàng hậu Hatri),

 Bia Sumut (Hoàng hậu Sumut).

 Po Nrop

 

 Bà Thấm,

 Po Nraop,

 Po Ibrahim,

 Nik Ibrahim,

 Sultan Ibrahim,

 Sultan Nik Ibrahim Bin Nik Mustafa.

1651-1653

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Con trai trưởng vua Po Rome

 Thân phụ: Po Rome, sắc tộc Churu

 Thân Mẫu: Kelantan-Malaysia

 Po Saktiraydapaghoh

 Bà Thích

1654-1657

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Con rể vua Po Rome

 Sắc tộc: Churu, Raglai

 Po Jatamah

 Bà Chất,

Po Jatamuh,

Wan Muhammad,

Sultan Wan Muhammad Amin.

1657-1659

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Con rể vua Po Saktiraydapaghoh

 Sắc tộc: Churu, Raglai

 Po Saot

 

 Bà Tranh,

 Po Sot,

 Wan Daim,

 Raja Wan Daim.

 

1659-1692

 Vua Panduranga

 Tôn giáo: Islam

 Po Saot là cháu trai của vua Po Rome (vua theo Islam) với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade).

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Saktiraydapatih

 

 Bà Tử,

 Kế Bà Tử,

 Po Saktiray Depatih,

 Po Saktiray Da Patih,

 Po Saktiraydaputih.

1695-1727

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Em ruột vua Po Saot

 Po Saktiray Depatih là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade).

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Ganuhpatih

 Bà Thị

1727-1730

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con của vua Saktiraydapatih

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Thuntiraydaputih

 Nguyễn Văn Thuận

1730-1732

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con của vua Po Saot

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Rattiraydaputao

 Nguyễn Văn Đạt

1732-1763

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con trai của Po Thuntiraydaputih

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Tisundimahrai

 Nguyễn Văn Thiết

1763-1765

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Ngài thuộc triều đại thân tộc của vương triều vua Po Mah Taha

 Sắc tộc: Churu, Raglai

 Po Tisuntiraydapaghoh

 Nguyễn Văn Tịch

1768-1780

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con của Po Rattiraydaputao

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Tisuntiraydapuran

 Nguyễn Văn Tá

1780-1781

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con trai Po Tisuntiraydapaghoh

hậu duệ của Po Saktiraydapatih.

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Krei Brei

 

 Nguyễn Văn Chiêu,

 Cei Brei,

 Cei Krei Brei,

 Muhammad Ali,

 Muhammad Ali ibn Wan Daim.

1783-1786

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con của Po Tisuntiraydapaghoh.

 Anh trai Po Tisuntiraydapuran

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Tisuntiraydapuran

 Nguyễn Văn Tá

1786-1793

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Lần 2

 Tôn giáo: Islam

 Con trai Po Tisuntiraydapaghoh

 Hậu duệ của Po Saktiraydapatih.

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

 Po Chongchan

 Nguyễn Văn Tòng

1796

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Tôn giáo: Islam

 Con trai Po Tisuntiraidapuran

 Sắc tộc: Churu, Raglai, Rhade

Vương triều thứ 9:

Bal Canar

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Po Ladhuanpaghuh

 Nguyễn Văn Hào

1793-1799

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

Tôn giáo: Islam

 Sắc tộc: Churu, Raglai,

 Phó cai trị là Po Saong Nyung Ceng (1794-1799).

 Nổi bật: cuộc khởi nghĩa Tuan Phaow (Tuần Phủ), một vị công hầu đến từ Malaysia.

 Po Saong Nyung Ceng

 Nguyễn Văn Chấn,

 Po Ceng,

1799-1822

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Sắc tộc: Chăm

 Hậu duệ (con trai) Po Phaok The.

 Po Klan Thu làm phó vương

 Po Bait Lan

 Nguyễn Văn Lân

1822

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Sắc tộc: Chăm

 Minh Mệnh đưa Bait Lan lên nối ngôi, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.  

 Po Klan Thu

 Nguyễn Văn Vĩnh

 1822-1828

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Sắc tộc: Chăm

 Hậu duệ (con trai) là Cei Dhar Kaok

 Cei Dhar Kaok làm phó vương

 Po Phaok The

 Nguyễn Văn Thừa

1828-1832

 Thuận Thành trấn   (Panduranga)

 Sắc tộc: Chăm

 Con Po Saong Nyung Ceng

 Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) làm phó vương

 

Hình 12. Năm 1000, đánh dấu sự nhường bước đầu tiên của Champa trước sức ép của dân tộc Việt, tức là một sự thoái lui dần về phương nam, hơn 400 năm (1000-1471) thủ đô Vijaya tồn tại và cáo chung, và hơn 800 năm (1000-1832) vương quốc Champa cáo chung. Triều đại Vijaya chính thức cáo chung, Champa tan rã và lui dần về phía nam. Tướng Bố Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng vua Champa. Panduranga hoàn toàn Islam là Quốc giáo từ thế kỷ 15 (1471) cho đến thế kỷ 19 (1832). Nguồn ảnh: SEA Heritage & History (Di sản và lịch sử Đông Nam Á).

 

Hình 13. Bản đồ Panduranga (thuộc Champa) từ năm 757-1832. Bản đồ gốc: Champaka1.

 

Sau năm 1858, Việt Nam, Lào, Kampuchea trở thành xứ thuộc địa thuộc Pháp (Đông Dương thuộc Pháp), thì Việt Nam bị chia cắt ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) thành ba nước khác nhau.

- Nam Kỳ (Cochinchine) là thuộc địa, coi như lãnh thổ của Pháp. (Nước Khmer - Kampuchea thuộc Pháp).

- Trung Kỳ (Annam) đặt dưới sự che chở, bao bọc của Pháp. (Nước Champa thuộc Pháp)

- Bắc Kỳ (Tonkin) đặt dưới sự che chở, bao bọc của Pháp. (Nước Đại Việt thuộc Pháp)


Hình 14. Bản đồ Việt Nam, Lào, Kampuchea trở thành xứ thuộc địa thuộc Pháp (Đông Dương thuộc Pháp), Việt Nam bị chia cắt ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine).

 

Hình 15. Bản đồ Việt Nam và Đông Nam Á, từ sau năm 1975.