Champa và quốc hiệu Champa trong lịch sử

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 13, 2024, 12:38 AM
Tác giả: Ts.Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com
Facebook: Putra Podam

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Chăm, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jrai, Rhade, Churu, Raglai, Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Chăm sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).

Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc cổ Champa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Simhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Chữ Hán: 林邑; Bính âm: Lin Yi) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Lâm Ấp (Lin Yi) là tiền thân của vương quốc Champa.

Theo khoa học lịch sử, vua mang danh xưng Lâm Ấp và Champa là vua Jaya Sambhuvarman (Phạm Phạn Chí), trị vì (572-629), qua đời vào năm 629. Lâm Ấp cáo chung năm 605, và tiếp tục làm vua Champa (605-629).

Danh xưng vua Champa đầu tiên là: Kandrapadharmavarman (Phạm Đầu Lê), trị vì (629-640), là vị vua Champa (Raja-di-raja) thuộc triều đại Simhapura theo tôn giáo Hinduism. Kandarpadharma là vị vua đầu tiên trong lịch sử chính thức phong tước hiệu Vua Champa: Campāpr̥thivībhuj (chúa tể của vùng đất Champa) và Campāpura (thành phố Champa). Kandarpadharma là thành viên của triều đại Simhapura, triều đại Gangeśvara do Gangaraja thành lập.

Danh xưng Champa xuất hiện lần đầu tiên trong các bia ký vào thế kỷ thứ VII. Bia ký C96 ở Mỹ Sơn năm 658 đề cập đến danh từ Campapuryyam (thành bang Champa), Campapura-pamesvara (chúa tể của thành bang Champa), và Campanagara (vương quốc Champa). Bia C73 tại Mỹ Sơn nhắc đến danh từ Campadesa (người mang lại thịnh vượng cho Champa). Danh xưng Champa còn xuất hiện qua văn bia vua Kandarpadharma tại Huế.

Tại Angkor, một bia ký của Đế chế Khmer ghi nhận Champa vào năm 668, người trị vì Champa (Campasvara) đã sai sứ bộ đến Kampuchea.

Champa một thời kỳ mệnh danh là Hoàn Vương (Huánwáng) từ năm (757-859). Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國; phạn ngữ: पाण्डुरङ्ग / Pāṇḍuraṅga; tiếng Chăm:  Panduranga / Paṅrauṅ) là tên ghi trong lịch sử Trung Hoa gọi vương quốc Champa trong thời kỳ từ 757 đến 859, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành), sau là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Vương quốc này được thành lập năm 757, là hệ quả của sự phân rã quốc gia Lâm Ấp. Địa phận của Hoàn Vương có lúc giới hạn trong khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay.

Theo một số tài liệu khác cho rằng Virapura là kinh đô Champa thời Hoàn Vương ở lãnh thổ xứ Kauthara (Khánh Hòa), bởi khu đền tháp Po Ina Nagar do các vị vua Hoàn Vương xây dựng. Nhưng theo G. Maspero, vua Satyavarman cư ngụ ở Panduranga, nơi mà tổ tiên ông đã sống và chú ông là vua Prithivindravarman đã sống từ trước. Với chi tiết trên, G. Maspero đã nhận định rằng, ít nhất hai vị vua đầu tiên của Hoàn Vương đã đóng đô ở đất Panduranga, chứ không phải ở Kauthara.

Theo Huanghua Sidaji, một thừa tướng nhà Đường (Tang prime minister) tên là Jia Dan biên soạn vào khoảng năm 800, thì Hoàn Vương (Huánwáng) là một vương quốc nằm quanh khu vực Quảng Bình và Quảng Trị. Các nhà du thám biển Champa cho biết đảo Zhànbùláo (Cù Lao Chàm hay Đảo Champa, được ghi trong các tài liệu của người Hồi giáo) nằm cách thủ đô Huánwáng 200 dặm về phía đông. Từ Zhànbùláo (Cù Lao Chàm) đến núi Ling (Lingaparvata) mất hai ngày, rồi đi một ngày đến nước Méndú (Phú Yên), đi thêm một ngày nữa đến nước Gǔdá (Kauthara), đi thêm nửa ngày mới đến nơi của Bēntuólàng (Panduranga).

Vương quốc Champa mang quốc hiệu Champapura (theo Sanskrit là: Campapura hay Campanagara) được vua Champa là Indravarman II, trị vì (854-893), chính thức sử dụng khi tôn vinh đất nước Champa.

Sử sách Trung Hoa ghi là: 占城 (Zhàn chéng hay Zhancheng) từ năm 877. Phiên âm theo Hán Việt là: Chiêm Thành), phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa), “Chiêm” là từ phiên âm từ “Champa”, “Thành” là từ chuyển ngữ của “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc.

Vương quốc Champa (Campānagara, tiếng Hindi: चम्पानगर) mang quốc hiệu Campāpura, được sử sách Trung Hoa ghi 占城 (Zhancheng), được phiên âm theo Hán Việt: “Chiêm Thành”, danh xưng chính thức trên bản đồ thế giới: Champa.

Kể từ đó, Champa trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến trong các văn bản lịch sử ở các quốc gia Đông Nam Á.

Hình 1. Hiệu huy Champa (Bani Champa), có một hình tròn nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa, bên trong chứa trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và hoa Champa là ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura,  Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Trăng Liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa. Hoa Champa (ngôi sao 5 cánh) và trăng liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa. Champa không còn vương nên đổi thành màu trắng, nhưng nhụy hoa Champa mãi màu vàng hoàng gia Champa.

 

Về sau, các bia ký thường đề cập đến sự ra đời một triều đại mới của Champa đặt thủ đô tại Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Sáng lập viên của vương triều Indrapura là vua Indravarman II (854-893). Ông tự cho mình là người xuất thân từ một dòng tộc mang tính cách huyền thọai được ghi trên bia ký vào năm 875 tại Ðồng Dương.

Indravarman II là vị vua theo tôn giáo: Hinduism, nhưng rất tôn sùng Phật Giáo (vị vua đầu tiên đưa Phật giáo Đại thừa vào Champa). Đây là nguyên nhân giải thích cho sự ra đời của nhiều công trình xây dựng các đền Phật Giáo ở Ðồng Dương. Mặc dù đã từng đứng ra thực hiện những trung tâm Phật Giáo đại thừa rất là đồ sộ có chu vi lớn hơn một cây số cộng thêm đức tin của ông đối với đạo Phật, nhưng vua Indravarman II vẫn còn giữ nguyên truyền thống Shiva Giáo của các vị vua tiền bối đã từng cai trị miền bắc của Champa trước đó. Thần dân Champa chưa bao giờ theo Phật giáo, sự xuất hiện tu viện Phật giáo ở Champa là do nhà vua xây để nghiên cứu, vì đức tin của nhà vua đối với Phật giáo. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Champa trong thời gian rất ngắn và kết thúc khoảng năm 925.

...

Sự kiện năm 1471 sau khi vua Trà Toàn thất bại, là một cuộc tàn sát đẫm máu nhất của vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đối với thần dân Champa. Sau cuộc chính biến lịch sử này có khoảng 30.000 người trốn thoát bằng thuyền qua cửa đầm Thi Nại là những di cư chính trị, Hoàng tộc Champa trong đó có con (hai hoàng tử) của vua Trà Toàn là Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang Malacca (Melaka) và một số khác chạy sang vùng đất Kelantan (Malaysia). Khoảng 40.000 người chạy sang Lào và Kampuchea. Sau cuộc tàn sát đẫm máu này, vua Lê Thánh Tông giải tán vương quốc Champa, thủ đô chính trị, hành chánh và tín ngưỡng của vương quốc Bắc Champa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Vijaya bị đổi thành Đồ Bàn và cấm người Champa đến cư ngụ. Thần dân Champa bị ép làm nô lệ và bị buộc phải đồng hóa vào xã hội Đại Việt.

vua Trà Toại (Po Kaprih), em vua Trà Toàn, dẫn theo một số tàn quân trốn lên xứ Bồn Man (Tây Nguyên ngày nay), được dân chúng tôn lên làm vua. Po Kaprih xưng hiệu Trà Toại và cho người sang Trung Hoa cầu cứu nhà Minh, báo cáo tình hình của Champa. Nhà Minh không tán thành việc Đại Việt chiếm đóng Champa nhưng không dám can thiệp trực tiếp.

Năm 1472, vua Lê Thánh Tông sai sứ sang Trung Hoa báo cáo sự tình, Minh Hiển Tông trách cứ Đại Việt chiếm đế đô Đồ Bàn (Vijaya). Sau đó nhà Minh sai sứ sang phong vương cho Trà Toại nhưng khi đến cửa Tân Châu (Quảng Nam) quân Lê Thánh Tông không cho cập bờ, vì Lê Thánh Tông phản đối việc phong vương cho Trà Toại.

Năm 1474, Lê Thánh Tông sai Lê Niệm mang 30.000 quân lên Tây Nguyên lùng bắt Maha Sajai (Trà Toại) đưa về hành hình tại Thăng Long. Vijaya cáo chung 400 năm.

Triều đại Vijaya chính thức cáo chung, Champa tan rã và lui dần về phía nam. Tướng Bố Trì Trì (vị tướng Champa theo Islam) chạy vào phía nam chiếm vùng Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua Champa.

Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, vua Lê Thánh Tông xâm chiếm hoàn toàn khu vực Vijaya-Degar. Sau cuộc chiến, Champa bị sụp đổ và thu hẹp dần phía nam chỉ còn địa khu Aia Ru (Phú Yên) hay tiểu quốc Hoa Anh (là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, đèo Cù Mông đến núi Đá bia-Thạch Bi Sơn thuộc Phú Yên và cư dân nòng cốt là người Rhade), tiểu khu Kauthara (Aia Terang-Nha Trang), tiểu quốc Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) và phía Tây là tiểu quốc Nam Bàn (tiểu quốc Jarai) gồm các dân tộc trên cao nguyên (Tây Nguyên ngày nay).

Chúa Nguyễn, do không đủ tiềm năng quân sự để chống các chúa Trịnh phương bắc, các chúa Nguyễn chỉ còn cách phát động phong trào Nam Tiến, tức là cầm gươm tiến về phía lãnh thổ Champa. Cuộc Nam Tiến của chúa Nguyễn càng tăng tốc theo thời gian trước sức ép của các chúa Trịnh. Nhưng cuộc Nam Tiến này chỉ dọc theo các vùng duyên hải, vì dễ bài binh bố trận, để đánh chiếm Champa. Ngược lại chúa Nguyễn không dám phiêu lưu lên các vùng rừng núi phía Tây (Tây Nguyên-tiểu quốc Nam Bàn), vì không nắm vững địa dư phong thổ nơi cộng đồng của tộc người Rhade, Jarai, Chăm, Stieng, Mnong, Bahnar, K’ho, Lat (Lạch), Chil, Sre, …

Chiến tranh Đại Việt-Champa năm 1471 kết thúc, danh xưng Champa đã phân rã và tồn tại các danh xưng như sau:

- Hoa Anh (1471 - 1611): Aia Ru (Phú Yên)

- Kauthara (757- 1653): Aia Terang (NhaTrang-Khánh Hòa)

- Nam Bàn (1471 đến thế kỷ 20): Vijaya- Degar (Tây Nguyên)

- Panduranga (757-1693): Ninh Thuận, Bình Thuận

 - Thuận Thành Trấn (1693 - 1832): Ninh Thuận, Bình Thuận

 

Hình 2. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192.

 

Champa và tên gọi địa khu qua các thời kỳ lịch sử:

Lâm Ấp (192 - 757): Lin Yi

Hoàn Vương (757-859): Huánwáng

Chiêm Thành (859-1471): Champa (Zhancheng)

Hoa Anh (1471 - 1611): Aia Ru (Phú Yên)

Kauthara (757- 1653): Aia Terang (NhaTrang-Khánh Hòa)

Nam Bàn (1471 đến thế kỷ 20): Vijaya- Degar (Tây Nguyên)

Panduranga (757-1693): Ninh Thuận, Bình Thuận

Thuận Thành Trấn (1693 - 1832): Ninh Thuận, Bình Thuận

 

Hình 3. Hiệu kỳ và năm độc lập của một số nước ở Đông Nam Á.

 

Hình 4. Hiệu kỳ của một số nước ở Đông Nam Á.

 

Hình 5. Ký số Champa và một số quốc gia ở Đông Nam Á.

 

Hình 6. AUM (OM) Champa và một số quốc gia ở Châu Á.

 

Hình 7. Năm độc lập và thời gian tồn tại trong lịch sử của một số nước Đông Nam Á.

 

Hình 8. Ý nghĩa tên vương quốc Champa và một số nước ở Đông Nam Á.

 

Hình 9. Garuda của Champa và một số nước Đông Nam Á.

 

Hình 10. Hình ảnh Vijaya-Degar tại Champa.

 

Hình 11. Hình ảnh Vijaya-Degar tại Champa.

 

Hình 12. Tháp Champa tại Vijaya-Degar.

 

Hình 13. Phù điêu thần Shiva tại Vijaya-Degar (Champa).

 

Hình 14. Hiệu kỳ Champa (Photo: Kauthara)

Hiệu kỳ Champa (tiếng Chăm: Dok Champa), gồm 9 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang đại diện cho tư cách bình đẳng và bên trái có một hình chữ nhật màu trắng xanh mang trăng lưỡi liềm (Aia Bulan) và ngôi sao 5 cánh (Batuk). Ngôi sao 5 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các tiểu bang như Indrapura,  Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo là quốc giáo của Champa; nền xanh da trời tượng trưng cho sự thống nhất của nhân dân Champa; ngôi sao và lưỡi liềm trước đó màu vàng là màu hoàng gia Champa, nhưng nay Champa không còn vua nên đổi thành màu trắng (Quốc gia Hồi giáo không còn vương).

 

Hình 15. Ông Y Bham Enoul (Chủ tịch Mặt trận 1), chào cờ Champa tại biên giới Tây Nguyên-Campuchia.

 

Hình 16. Hiệu kỳ Champa (Champa flags)

 

Hình 17. Hiệu kỳ Champa (Champa flags)