Triều vương kết thúc tiểu bang Panduranga

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jul 28, 2024, 8:23 PM
Ts. Putra Podam (Văn Ngọc Sáng)
Email: putrapodam@gmail.com
Facebook: Putra Podam

 

Căn cứ vào các bia ký Champa, tư liệu cổ Việt Nam và Trung Hoa, các nhà nghiên cứu phương Tây đã phác họa lịch sử vương quốc Champa một cách tổng thể từ thế thế kỷ thứ 2 đến thể kỷ 15 (1471), năm thất thủ Vijaya, tức là thành Ðồ Bàn (G. Maspero: 1928); G. Coedes: 1964). 

Sau năm 1471, các bia ký Champa không còn xuất hiện, nên một số nhà nghiên cứu ít quan tâm đến lịch sử cận đại của Panduranga và Thuận Thành Trấn thuộc Champa.

Theo nhiều thư tịch cổ, thần dân Champa sống ở tiểu bang Panduranga (Panrang, Kraong, Parik, Pajai) còn lưu trữ rất nhiều văn bản cổ viết bằng chữ Thrah (Srah) liên quan đến lịch sử và nền văn minh Champa sau năm 1471 (P-B. Lafont: 1980). Trong kho tàng thư tịch cổ này, Sakkarai Dak Rai Patao, viết về Biên Niên Sử của vua chúa Panduranga.

Theo Ts. Putra Podam, lịch sử Champa có giai đoạn mang danh xưng Hoàn Vương (Huán Wáng) từ năm (757-859), đóng đô ở phía nam Champa, tức gồm các địa khu kéo dài từ Vijaya, Kauthara và Panduranga, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành). Căn cứ thêm lịch sử ba đời vua đầu tiên của Hoàn Vương đều sinh ra và qua đời tại Kauthara, khẳng định Virapura định đô xung quanh Kauthara (Aia Terang). Hoàn Vương được xem là tiền thân của Kauthara và Panduranga biết đến đầu tiên từ năm 757 và tồn tại đến hết triều vương Panduranga là vua Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692. Năm 1693 đánh đấu danh xưng Panduranga đã được Việt Nam đổi tên Thuận Thành Trấn (1693 - 1832).

Theo Ts. Po Dharma, trong Biên Niên Sử Panduranga (Sakkaray Dak Rai Patao), Panduranga được biết đến thời kỳ tiền sử gồm 5 vị vua gồm Po Aluah, Po Binnasur, Po Putik, Po Sulika, Po Klong Garai nhưng không cho biết trị vì từ năm nào.

Theo Ts. Po Dharma thời kỳ lịch sử của Panduranga bắt đầu từ Triều đại Po Sri Agarang (1193-1235 hay 1205-1247), lên ngôi năm Sửu, thoái vị năm Mùi (dị bản khác cho là năm Ngọ), trị vì 43 năm, đóng đô ở Bal Hanguw (gần biên giới Krong Pha, Dalat).

Một số nghiên cứu khác cho rằng, Panduranga tồn tại từ (1611 - 1692). Tính từ năm thất thủ Kauthara (1611) và tồn tại đến hết triều vương Po Saot (Bà Tranh) vào năm 1692 đóng đô tại Panduranga. Triều vương Po Saot là thời kỳ cuối của Panduranga.

 

Po Saot - triều vương kết thúc Panduranga

Po Saot (Bà Tranh), trị vì (1659-1692). Là vị vua theo Islam (Hồi giáo) mang tên Raja Wan Daim (Raja Champa). Theo gia phả vua Champa tại Kelantan- Malaysia thì Po Saot là cháu trai của vua Po Rome (vua theo Islam) với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade), nguồn gốc người Churu, Raglai, Rhade.

Theo tài liệu Wiki thì cho rằng, Po Saot là con trai của Po Rome và Bia Than Chan. Sinh ra tại Panduranga-Champa và qua đời năm 1693 tại Đàng Trong- Đại Việt.

Ngài nhận tấn phong của vua Việt Nam vào năm Mùi, nhưng cho mãi đến năm Tý, ngài mới lên ngôi. Ngài thoái vị năm Thân, trị vì 33 năm, đóng đô ở Bal Canar, Panduranga (Tuy Phong, Parik).

Theo gia phả vua Champa tại Kelantan (Malaysia) thì Po Saot có tên Raja Wan Daim (Ba Trauh), phong danh Datu Jambu (1670-1686), phong vua Champa (1686-1692). Po Saot lên ngôi vua năm 1659, tiếp tục tìm cách khôi phục sức mạnh Champa để lấy lại các vùng đất cũ.

Năm 1685, Po Saot yêu cầu Cha Ferret, một nhà truyền giáo người Pháp phục vụ tại Champa một bản sao Thiên kinh Qur'an (Koran).

Năm 1690, nhận thấy quân đội đã mạnh hơn, Po Saot cho quân tiến đánh phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh đưa quân đánh tan quân Champa ở Thái Khang và Diên Ninh, đuổi theo vượt biên giới đánh vào thành Panduranga.

Năm 1693, quân chúa Nguyễn bắt được vua Po Saot (Bà Tranh) đưa về Phú Xuân, một năm sau Po Saot qua đời tại Phú Xuân.

Năm 1693, kết thúc triều vương Panduranga.

Hình 1. Vua Po Saot (Ba Tranh), vua theo Islam (Hồi giáo) mang tên Raja Wan Daim (Raja Champa). Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade), nguồn gốc cha người Churu và và mẹ người Rhade.

 

Hình 2. Salasilah Kesultanan Islam Champa. Po Saot (Raja Wan Daim - Ba Tranh) và gia phả vua Islam tại Champa.

 

Hình 3. Bản đồ Panduranga (757-1693) và Thuận Thành trấn (1693-1832).

 

Hình 4. Danny Wong Tze Ken, The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century: A Study of Nguyen Foreign Relations, Paris-San Jose: Champaka, Monograph 5, 2007, p.192. Bản đồ Việt Nam hiện đại gồm: Đại Việt, Champa và Khmer.

 

LINK: LIÊN KẾT LIÊN QUAN

1. Po Saktiray Daputik (Bà Tử) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

2. Po Saot (Bà Tranh) vua Champa tộc người Rhade (Ede)

3. Tiểu quốc Hoa Anh của tộc người Rhade

4. Nước Nam Bàn (tiểu quốc Jarai)

5. Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) khác danh xưng "Mih Ai"

6. Kỷ niệm 980 năm Vương phi Mỵ Ê (H’Bia Mamih Ea) 1044-2024

7. Công chúa Hadrah Hajan Kapak tộc Rhade trở thành thứ hậu Bia Than Can của vua Po Rome

8. Po Krung Garai (Po Klong Garai) vua tộc người Rhade và Jarai

9. Chế Bồng Nga vua liên bang thuộc kinh thành Vijaya-Degar là tộc người Raday và Jarai

10. Chế Mân vị vua Champa tộc người Raday (Rhade, Jarai)

11. Y Jut một trí thức người Rhade (1888-1934)

12. Champa (ꨌꩌꨛꨩ - چمڤا) và hiệu kỳ Champa

13. Quá trình hình thành hiệu kỳ Fulro và ý nghĩa

14. Vì sao FULRO mang tên “Mặt trận giải phóng Champa” và hiệu kỳ Hồi giáo

15. Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau