Chế Bồng Nga và Po Binnasuar là hai nhân vật khác nhau

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Mar 19, 2024, 9:20 PM

Dr. Putra Podam (Ts.Văn Ngọc Sáng).

Email: putrapodam@gmail.com

Video: Chế bồng Nga và Po Binnasuar (Po Binthuar) là hai nhân vật khác nhau

 

Trong thời gian qua, một số sinh viên và nhân sĩ trí thức Chăm gởi thư đến Báo điện tử Kauthara yêu cầu giải thích về nguồn gốc lịch sử của Chế Bồng Nga và Po Binnasuar  (tức Po Binthuar), hai vị vua khác nhau hay chỉ là một nhân vật như một số người Chăm hiểu nhầm.

Ts.Putra Podam, tổng biên tập Báo điện tử Kauthara sẽ trả lời thắc mắc liên quan đề tài mà quí độc giả quan tâm. Sau đây Ban biên tập Kauthara xin đăng nguyên văn bài viết của Ts.Putra Podam.

---Chế Bồng Nga và Po Binnasuar  (hay Po Binthuar) là hai nhân vật độc lập không liên quan nhau---

 

Chế Bồng Nga (1360- 23/1/1390), theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là Jaya R'čăm B'nga (Anak Orang Champa Bunga), hay theo niên hiệu của vua sau khi kết hôn với công chúa Siti Zubaidah thuộc Kelantan-Malaysia là: Sultan Zainal Abidin. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trong tài liệu Trung Hoa ngài có tên: Ngo-ta-Ngo-che là tên hiệu của vua thứ ba thuộc vương triều thứ 12 Vijaya.

- Chế Bồng Nga (vị vua Hồi giáo) là con trai út, của vua Chế A Nan (Che Anan hay Jaya Ananda) trị vì từ 1318-1342.

- Sau khi Chế A Nan (Che Anan) qua đời, con rể là Trà Hòa (Maha Sawa) giành được ngôi vua và  trị vì từ  1342-1360.

- Sau khi vua Trà Hòa mất, Chế Bồng Nga được quần thần tôn làm kế vương trị vì từ 1360-1390.

- Kế nhiệm là La Ngai [La Khai] (Jaya Simhavarman VI) trị vì từ 1390-1400.

Hình 1. Chế Bồng Nga, vị vua thứ ba của Vương triều thứ 12 liên bang Champa đóng đô tại Vijaya.

 

Chế Bồng Nga, vị vua thứ ba của Vương triều thứ 12 liên bang Champa đóng đô ở Thành Đồ Bàn. Vijaya-Degar là tiểu quốc của người Degar Tây Nguyên và Champa. Tên gọi của địa khu Vijaya-Degar, còn được người Trung Hoa gọi là Tân Châu nhằm phân biệt với Cựu Châu là vùng Amaravati ở phía bắc sau khi Champa chiếm kinh đô và chuyển từ thành kinh đô từ vùng Amaravati về Vijaya-Degar. Cùng với các địa khu khác như Panduranga, Kauthara và Amaravati thì Vijaya-Degar là một trong bốn tiểu quốc từ lúc hình thành thống nhất giữa Degar Tây Nguyên và Champa. 

Các nhà nghiên cứu qua các bia ký đã cho rằng, Vijaya bao phủ toàn bộ tỉnh Bình định ngày nay, nhiều công trình còn cho thấy Vijaya-Degar có lúc bao gồm cả Quảng Ngãi. Tiểu quốc Amaravati, Vijaya-Dega thường được gộp thành khu vực bắc Chăm trong lịch sử Champa. 

Năm 1471, vua  Lê Thánh Tông (Đại Việt) đã tấn công vào kinh đô Vijaya-Degar chiếm địa khu Vijaya-Degar và Amaravati, sáp nhập hai địa khu thành Thừa tuyên Quảng Nam. Champa mất hoàn toàn miền bắc và lui về vùng phía nam đèo Cù Mông.

Nhà Hán học người Pháp Georges Maspero trong cuốn La royaume de Champa (Vương quốc Champa) đã cho hay giai đoạn 1360-1390 dưới triều Chế Bồng Nga là giai đoạn cực thịnh trong lịch sử Champa.

Các sử gia người Việt như Ngô Sĩ Liên cũng phải thừa nhận tài năng của Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền đã đe dọa sự tồn vong của Đại Việt, bốn lần tiến vào Thăng Long và ông đã chấn hưng nhà nước Champa từ quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.

Chế Bồng Nga bị tử trận, chấm dứt một trang hùng sử. Trong vòng 30 năm, Chế Bồng Nga đã khôi phục những vùng đã mất từ hơn 300 năm trước đó (Bố Chánh, Địa Lý và Ma Linh bị mất năm 1069; châu Ô, châu Rí năm 1306).

Chế Bồng Nga là vua liên bang Champa đóng đô ở Vijaya từ năm 1360 đến năm 1390. Lịch sử Chế Bồng Nga không được tìm thấy di tích trên bia đá, mà chỉ truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và còn phụ thuộc vào tư liệu của Việt Nam và Trung Hoa.

Hình 2. Chế Bồng Nga (1360 -1390) là vị vua Hồi giáo. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 3. Chân dung Chế Bồng Nga (1360-1390) là vị vua Hồi giáo (Islam). Khi lên ngôi vua Chế Bồng Nga lấy niên hiệu là Sultan Zainal Abidin và cưới công chúa Siti Zubaidah Kelantan-Malaysia. Ảnh VTV1.

 

Hình 4. Chế Bồng Nga, một thời oanh liệt vàng son. (Ảnh Internet).

 

Hình 5. Quân Champa tấn công Thăng Long. (Tranh từ Pháp Luật VN).

 

Hình 6. Thành Thăng Long. (Ảnh từ quehuongonline.vn).

 

Hình 7. Thành Đồ Bàn (Vijaya), phế tích những vương triều (Ảnh: Internet).

 

Toàn cảnh thành Đồ Bàn từ trên cao

Hình 8. Toàn cảnh thành Đồ Bàn chụp từ trên cao. Ảnh: Sưu tầm.

 

Hình 9. Di tích sư tử đá trong thành Đồ Bàn.Ảnh: Sưu tầm.

 

@ Siti Zubaidah là công chúa mỹ miều, được sự chiều chuộng của bao hoàng tử Kelantan-Malaysia, nhưng công chúa quyết định rời hoàng gia về sống chung với hoàng tử Champa là Sultan Zainal Abidin (Chế Bồng Nga).

Truyện thơ được viết bằng tiếng Melayu dưới dạng chữ Jawi. Sau ngày cưới, Champa bị nước láng giềng tấn công khủng khiếp, và hoàng tử bị bắt đưa đi. Để cứu chồng mình, công chúa Siti Zubaidah vùng dậy đưa quân tấn công nước láng giềng và đưa chồng về quê hương trong sự chiến thắng huy hoàng. Vở kịch được phục dựng với diễn viên Tiara Jacquelina thủ vai chính và nam điện ảnh Halim Othman cùng với 120 diễn viên khác. Điều đáng chú ý là trang phục của nhân vật mang tính truyền thống Champa, như: Aw atah kalau tabaong, Khan ta-mbak di akaok, Talei mbak.

Hình 10. Nữ điện ảnh Tiara trong vai công chúa Siti Zubaidah là chính hậu của vua Chế Bồng Nga (Sultan Zainal Abidin).

 

Hình 11. Chế Bồng Nga, lên ngôi vua niên hiệu Hồi giáo: Sultan Zainal Abidin. Nguồn: VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam.

 

 

Có nhiều sử gia đặt câu hỏi: Chế Bồng Nga (Cei Bunga) có phải là Po Binnasuar (Po Binthuar) hay không?

- Theo E. Aymonier (Légendes historiques des Chams, in Excursions et Reconnaissances XIV-32, 1890, trang 165) có đặt câu hỏi: Cei Sak Bir Bangu, đọc ra có âm tương tự như Chế Bồng Nga, lúc đầu E. Aymonier đặt câu hỏi có chăng hai nhân vật này là một? nhưng về sau ông E. Aymonier khẳng định đây là hai nhân vật khác nhau.

- Theo Po Dharma, Chế Bồng Nga là người gốc Vijaya, cụm từ phiên âm từ Phạn ngữ = Sri + varman, danh xưng này thiếu một tiền tố, do đó người ta không đoán được ngài tên là Sri Inravarman? Hay Sri Jayavarman? lên ngôi vua từ năm 1360 đến1390. Sau ngay từ trần của Chế Bồng Nga vào năm 1390, thì tướng La Ngai [La Khai] là người nối ngôi vua Champa đóng đô ở Vijaya.

 

Trong khi: 

Po Binnasuar (Po Binthuar) là vị vua Hồi giáo (Islam), người gốc làng Aia Radak ở Panduranga có bà hoàng hậu tên là Bia Soy. Ðền của Po Binnasuar và Bia Soy vẫn còn ở làng Bal Riya (Bính Nghĩa)-Ninh Thuận. Po Binnasuar lên ngôi từ năm 1316 đến 1361 hay 1328-1373 tùy theo dị bản.

Po Binnasuar là em của vua Po Patarsuar (1294-1316 hay 1306-1328) lên ngôi năm Ngọ, thoái vị năm Thìn, trị vì 23 năm tại Panduranga, đóng đô Bal Anguai.

Theo biên niên sử Chăm, Po Binnasuar là vua thứ ba của của vương triều Dobatasuar tiểu vương quốc Panduranga ở miền nam Champa.

Theo tư liệu lưu trữ tại Pháp mang số hiệu CAM 151(14) và CM 13(3), Po Binnasuar sinh tại làng Aia Radak vào năm thìn (Ina garai), mồng 5 (klam) sau rằm vào ngày thứ bảy lịch Chăm.

Sau ngày từ trần, Po Binnasuar được tôn kính theo Hồi giáo tôn hiệu là: Cei Sak Bir Bangu. Po Binnasuar cũng được tôn kính theo Yang với tôn hiệu là Po Var Palei Dhak Nagar Haniem Par.

- Kế nhiệm là Po Parican (Bà Phát) nối ngôi ở Panduranga trị vì từ năm (1361-1385 hay1373-1397), đóng đô Bal Anguai.

Hình 12. Po Binasuar, vị vua thứ ba của vương triều Dobatasuar (II. Triều đại Po Dobatasuar) của tiểu bang Panduranga, đóng đô ở Bal Anguai.

 

Hình 13. Đền Po Binasuar (Po Binthuar) tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa (Palei Bal Riya), xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

 

Hình 14. Đền Po Binasuar (Po Binthuar) tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa (Palei Bal Riya), xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

 

Hình 15. Po Binasuar (Po Binthuar) lễ rước Y trang tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa (Palei Bal Riya) được tổ chức nghiêm trang.

 

Nguyên nhân sai lầm:

Dorohiem và Dohamide không phải nhà nghiên cứu và cũng có thể chưa đọc công trình nghiên cứu của E. Durand xuất bản vào năm 1905, nên hai ông viết bài khảo luận mang tên “Biên niên sử hoang đường của dân tộc Chăm” (Légendes historiques des Chams) của E. Aymonier thành "Biên niên sử liên bang Champa" lịch sử.

Hơn nữa, Dorohiem và Dohamide còn tự kết luận rằng Chế Bồng Nga là Po Binthuar trong bài khảo luận.

Nhưng theo lịch sử Chế Bồng Nga là vị vua liên bang Champa đóng đô ở Vijaya (1369-1390).

Còn Po Binthuar gốc làng Bal Riya (Bính nghĩa) là vua của tiểu vương quốc Panduranga (1316-1361 hoặc 1328-1373, tùy theo dị bản).

Sự sai lầm trong cuốn sách Dân Tộc Chàm Lược Sử của Dorohiem và Dohamide, sau này hàng loạt nhà nghiên cứu Việt Nam và giới trí thức Chăm sao chép lại sự sai lầm trong tác phẩm của Dorohiem và Dohamide.

 Hình 16. Vua Chế Bồng Nga (Jaya R'čăm B'nga) vua liên bang Vijaya (bảng trên) đóng đô thành Vijaya. Vua Po Binnasuar (Po Binthuar) vua tiểu bang Panduranga bảng (bên dưới) đóng đô Bal Anguai.

 

-----***-----

LINK: Video Tin liên quan

1. Chế bồng Nga và Po Binnasuar (Po Binthuar) là hai nhân vật khác nhau

2. Vua Champa Chế Bồng Nga và nỗi kinh hoàng đối với Đại Việt

3. Che Bong Nga (Islam) / Sultan Zainal Abidin Raja Agung Terakhir Orang Melayu Champa. (Tiếng Malayu - Malaysia)

4. Hận Đồ Bàn: của nhạc sĩ Xuân Tiên – Một trang sử bi hùng của vương quốc Champa

5. Awal: Hệ phái Hồi giáo (Islam Champa)